Tác động đến phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 62)

1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản

3.1.1 Tác động đến phát triển kinh tế xã hội

Tác động tích cực

Có thể nói trong những năm qua, lĩnh vực NTTS luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ngành thủy sản tỉnh An Giang, nhờ nghiên cứu và chuyển giao thành công các quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế như cá tra/basa, cá lăng nha, cá rô phi toàn đực, cá lóc, cá chạch lấu, cá bống tượng, tôm càng xanh …. mà tạo ra những mô hình nuôi mới, đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa sản lượng thủy sản nuôi của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh và chế biến thức ăn thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Trãi qua quá trình phát triển, ngành Thủy sản đã ngày càng khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu ngành thủy sản (nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản) so GDP toàn tỉnh luôn chiếm từ 4,4 – 5,6% trong những năm từ 2004 – 2009. Giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên từ 128,7 triệu USD vào năm 2004 đã tăng lên 423,4 triệu USD vào năm 2008, vượt xa kim ngạch xuất khẩu gạo và đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009 và 2010 bị giảm nhiều, chỉ đạt khoảng 340 triệu USD trong năm 2009.

- Tạo ra nhiều việc làm và an sinh xã hội

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất giống và ương nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực như cá tra/basa của Tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống để phát triển sản xuất, thông qua kế hoạch hoạt động khuyến ngư hàng năm và tiếp nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ Viện, Trường. Kết quả là sau 4 năm thực hiện xã hội hóa sản xuất giống, các cơ sở ương nuôi và sản xuất giống cá tra trong Tỉnh đã tăng lên nhanh chóng, năm 2004 toàn tỉnh chỉ có 25 cơ sở ương nuôi cá giống với 75 lao động, đến năm 2008 đã lên đến 1.041 cơ sở, với trên 3.100 lao động [12,tr. 26], tăng gấp 42 lần về số lượng cơ sở và gấp 40 lần về số lượng lao động, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất trong Tỉnh mà còn cho cả các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Bảng 3.1: Số lƣợng lao động làm việc trong ngành Thủy sản của Tỉnh từ năm 2004 – 2009

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số lƣợng

lao động 38.717 42.600 53.511 65.119 71.020 68.050

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2009 Qua bảng 3.1 ta thấy, sau 4 năm thực hiện chính sách xã hội hóa sản xuất giống cá tra/basa của Tỉnh, từ năm 2004 – 2008, số lượng lao động trong nghề cá đã tăng lên nhanh chóng từ, 38.717 lao động vào năm 2004 đã tăng lên 71.020 lao động vào năm 2008, sau 4 năm đã tăng trên 1,8 lần so với năm 2004. Mức thu nhập bình quân của mỗi lao động trong lĩnh vực NTTS dao động từ 800.000 đ – 1.500.000 đ/tháng/người (thời điểm năm 2006 – 2007) [12, tr. 26]. Từ năm 2006 – 2007, do các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh mở rộng được thị trường xuất khẩu, nên cá có giá, bình quân các hộ nuôi cá tra ao hầm, đăng quầng thu lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha/vụ nuôi trong năm 2006, trên 270 triệu đồng/ha/vụ nuôi trong năm 2007; các hộ ương cá

33]. Vì vậy, mà chỉ trong thời gian ngắn, nhiều hộ nuôi đã trở thành tỷ phú - những đại gia ở nông thôn, sắm xe đời mới, nhà cửa trang bị nhiều tiện nghi, đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn tăng lên rõ rệt.

Thông qua các kênh chuyển giao công nghệ, đã tạo ra những mô hình nuôi mới, tuy những mô hình này không mang lại lợi nhuận hấp dẫn như nuôi tôm, cá tra nhưng lại mang tính bền vững phù hợp với các đối tượng là hộ nghèo ít đất vì các mô hình này đều dễ làm, vốn đầu tư thấp và không tốn diện tích đất, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, những lao động nhàn rỗi, không có việc làm ổn định có cơ hội kiếm thêm thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, như mô hình nuôi cá lóc trong vèo vào mùa nước nổi, nuôi cá lóc ao hầm, nuôi lươn trong bể lót bạt, nuôi ếch Thái Lan, ...

Đặc biệt, số lao động làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tăng lên nhanh chóng, do có nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng và những nhà máy đang hoạt động cũng không ngừng mở rộng sản xuất. Năm 2005, toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp với 10 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với 15.020 lao động, đến năm 2008 toàn Tỉnh đã 17 doanh nghiệp với 20 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tạo việc làm cho trên 25.000 lao động (nguồn: Sở Lao động & Thương binh xã hội tỉnh An Giang) với mức thu nhập bình quân từ 1.800.000 – 2.500.000 đ/người/tháng trong những năm 2006 – 2008 (Kết quả khảo sát 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh).

Ngoài ra, việc tiếp nhận và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất giống nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá lăng nha, cá rô phi dòng Gift, mới đây là cá rô phi cải thiện di truyền (Novit-4), …từ các Viện, Trường đã giúp khôi phục lại nghề nuôi cá bè tại An Giang, do hiện nay nghề nuôi cá tra bè ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, nhiều bè nuôi cá tra đã bị treo do bị thua lỗ liên tiếp không còn khả năng nuôi hoặc không mang lại hiệu quả bằng nuôi cá tra ao hầm, đăng quầng.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Trong sản xuất chế biến cá tra/basa đông lạnh, tỷ lệ phụ phẩm của các nhà máy thường rất lớn, chiếm từ 60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu chế biến, vì vậy để tận dụng nguồn thu từ khối lượng lớn phụ phẩm này, các công ty chế biến thủy sản đông lạnh cũng đã đầu tư xây dựng các xí nghiệp sản xuất ra các mặt hàng giá trị gia tăng như xí nghiệp sản xuất dầu cá, xí nghiệp sản xuất bột cá, xí nghiệp sản xuất dầu Biodiezel từ mỡ cá, chế biến thức ăn gia súc, …Ngoài ra, để phục vụ phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản đòi hỏi hệ thống thủy lợi, hoạt động dịch vụ thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản, công nghệ xử lý nước thải, xây dựng, cơ sở hạ tầng giao thông … cũng phải phát triển theo.

Năm 2004 Tỉnh An Giang chưa có nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, mà chỉ có 10 đại lý bán thức ăn, thuốc thú y thủy sản thì đến năm 2008 đã có 41 đại lý và 6 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, 8 xí nghiệp sản xuất bao bì phục vụ đóng gói thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực như đã phân tích ở trên, thì tác động của chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa công tác sản xuất giống cá tra nhưng chưa đi đôi với các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng đàn cá bố mẹ, cá giống, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS và việc thực thi các Quyết định về quy hoạch vùng nuôi thủy sản của Tỉnh cũng chưa đi vào cuộc sống.

Vì vậy, từ năm 2006 – 2008 phong trào nuôi cá tra ao hầm, đăng quầng thâm canh với mật độ cao phát triển mạnh mẽ đã làm ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh cho cá nuôi, đồng thời còn gây ra những đợt khủng hoảng nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu gây thiệt hại kinh tế cho chính người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản. Lúc thiếu nguyên liệu thấy giá bán cao lãi nhiều, nhiều hộ nuôi đổ xô mua thêm đất, đẩy giá đất ở các khu vực ven sông

cao hơn giá thực từ 3 – 4 lần, nhiều hộ không có tiền mua đất thì phá lúa đào ao nuôi cá. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích nuôi cá tra ao hầm từ 807 ha (năm 2006) đã tăng lên 1.394 ha (tăng thêm 587 ha, tức tăng 72,6% so với năm 2006). Sau đợt phát triển nuôi cá tra ao hầm ồ ạt vào năm 2007 thì đến giữa năm 2008 là đợt khủng hoảng thừa nguyên liệu, đa số các hộ nuôi bị thua lỗ nặng nề, nhất là những hội nuôi mới, chưa có nhiều kinh nghiệm càng bị lỗ nặng nề hơn, nhiều hộ nuôi rơi vào cảnh nợ nần không có khả năng trả cho ngân hàng đã phải bán ao và cả những mảnh đất còn lại để trả nợ và cuối cùng là bỏ xứ để đi làm thuê. Còn những hộ nuôi lâu năm, có kinh nghiệm và có nguồn vốn dự trữ hoặc còn khả năng để vay ngân hàng thì vẫn cố gắng nuôi cầm chừng để chờ cơ may.

Theo kết quả khảo sát của Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam, vào giữa năm 2008, trung bình các cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL bị thua lỗ trên 277 triệu đồng/ha [12, tr. 33], đã gây tổn thất lớn về kinh tế cho người nuôi và xã hội.

Theo khảo sát mới nhất vào giữa năm 2009 của Hiệp hội nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang (AFA), toàn tỉnh có 2.854 hộ vay nuôi cá tra với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng, trong số này có 152 hộ nợ quá hạn với số vốn 52 tỷ đồng. Hầu hết người nuôi không còn tài sản thế chấp để ngân hàng xét các khoản vay mới. AFA cho biết, khoảng 25% - 30% số hộ nuôi bị phá sản; 40% - 50% số hộ mất vốn và nợ ngân hàng.

Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản khi công nghệ chưa được hoàn thiện, chưa kiểm nghiệm tính ổn định của quy trình ở quy mô sản xuất nhỏ, không phù hợp với năng lực của người nhận chuyển giao nên khi chuyển giao đã có một số công nghệ không phát huy hiệu quả làm thua lỗ liên tiếp cho các cơ sở sản xuất, gây thiệt hại kinh tế cho chính cơ sở nhận chuyển giao công nghệ như:

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến, các cơ sở nhận chuyển giao chỉ thành công duy nhất lần

sản xuất đầu tiên, các lần sản xuất sau liên tiếp thất bại do dịch bệnh phát sinh trên tôm bột và tôm post mà các nhà chuyên môn không thể kiểm soát và khống chế được, nhiều cơ sở phải bỏ ra 1 – 2 năm để xử lý, vệ sinh khử trùng diệt trừ mầm bệnh trong toàn hệ thống sản xuất nhưng vẫn không xử lý được triệt để.

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực: Sau khi tiếp nhận công nghệ, các cơ sở sản xuất giống đều không thể đưa công nghệ vào sản xuất thành công, vì gặp phải những trở ngại trong quá trình áp dụng công nghệ như: sản lượng trứng của tôm cái giả rất ít (chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/5 sản lượng trứng của tôm cái bình thường), mặt khác, tỉ lệ thành công trong việc vi phẫu tạo những tôm cái giả cũng như tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở của trứng từ những con cái giả này là rất thấp so với tôm cái bình thường, nên đưa đến giá thành của tôm giống toàn đực rất cao và các trại sản xuất giống tôm theo hình thức này khó đáp ứng số lượng lớn nhu cầu con giống cho người nuôi và người nuôi cũng không có lời nếu mua giá tôm giống toàn đực ngay ở giá thành, và như vậy, cả người nuôi và người sản xuất giống đều không có lãi nếu không nói là bị thua lỗ [19]. Như vậy số tiền hỗ trợ kinh phí chuyển giao của Nhà nước và cơ sở bỏ ra để nhận chuyển giao công nghệ đã bị lảng phí, không mang lại hiệu quả.

Công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở (không sử dụng tảo mà thay nước), sau khi nhận chuyển giao, các cơ sở sản xuất cũng không thành công, chất lượng con giống kém, tỷ lệ nuôi hao hụt rất cao, người nuôi bị thua lỗ hoặc chủ sản xuất giống phải bù một phần lượng tôm bị hao hụt trong quá trình nuôi. Do đó, hiện nay hầu hết (19/19) các cơ sở sản xuất giống tôm trong Tỉnh đều không sản xuất giống mà chủ yếu làm dịch vụ, mua tôm post của Trung Quốc về ương dưỡng và bán tôm giống cho các hộ nuôi tôm thương phẩm trong và ngoài Tỉnh.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)