Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
- Các cơ sở ương nuôi phải nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng công nghệ ương nuôi tiên tiến để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhất là trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu, thì việc nhập khẩu thực phẩm ở các quốc gia phát triển như EU ngày càng đòi hỏi quy trình sản xuất có kiểm soát hóa chất, kháng sinh, xử lý nước thải, chất thải nghiêm ngặt và tương lai là tiến tới chỉ nhập khẩu những thực phẩm được các tổ chức quốc tế chứng nhận là thực phẩm sinh thái. Vì vậy, để phát triển bền vững nông dân cần có nhận thức để sản phẩm của họ bán được cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đó là ngay từ bây giờ phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải tin tưởng
vào cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, phải ứng dụng công nghệ nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như SQF 1000, Global Gap nhằm tạo ra vùng nguyên liệu có chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Chỉ mua giống ở những cơ sở có uy tín, chất lượng và thả nuôi với mật độ hợp lý, theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn.
- Ðối với bản thân người nông dân, các cơ sở, doanh nghiệp ương nuôi thủy sản là đối tượng trung tâm, là người thụ hưởng của các dự án, mô hình, công nghệ chuyển giao, bản thân người dân phải có mong muốn vươn lên làm giàu và ý thức về bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng. Từ đó sẽ có ý thức tìm tòi thông tin, học hỏi, tiếp nhận công nghệ mới, áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của gia đình, góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.
- Xây dựng các tổ liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã thu nhỏ bao gồm những nông dân muốn tìm tòi học hỏi, áp dụng công nghệ mới trong NTTS. Sự liên kết này sẽ tạo ra các lợi ích như sẽ định hướng sản xuất theo những nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ và tiếp cận với công nghệ sạch, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh và ổn định trên thị trường; hợp tác xã kiểu này sẽ đại diện cho các nông hộ, cá nhân trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho người nông dân.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản
- Cần nghiên cứu chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, ăn liền đông lạnh phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu để tăng giá trị xuất khẩu. Vì hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh trong tỉnh đều có sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng nhưng chủ yếu tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống các siêu thị trong nước và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp (thường chiếm từ 5 – 7%), còn chủ lực vẫn là xuất khảu cá fillet đông lạnh.
+ Đặc điểm của hoạt động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là sử dụng rất nhiều nước và điện trong quá trình sản xuất. Vì vậy,
áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ là một trong những phương án hữu hiệu mang lại lợi ích kinh tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thực tế cho thấy, nằm trong chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần chế biến rau quả đông lạnh Antesco và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản đông lạnh AFIEX chỉ cần đầu tư một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống kiểm soát sản xuất thì không những giúp công tác quản lý năng lượng được hiệu quả hơn, giảm một lượng lớn nước thải mà còn giúp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn từ việc tiết kiệm năng lượng, khoảng 334,6 triệu đồng/năm ở Công ty AFIEX.
+ Bên cạnh mục đích là lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Không vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, cần xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải, chất thải phù hợp với công suất hoạt động của doanh nghiệp ngày từ khi bắt đầu vào hoạt động sản xuất.