Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 29)

1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản

1.8. Phát triển bền vững

1.8. 1. Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra lần đầu vào năm 1987 trong một báo cáo của bà DDrr..GGrrooHHaarrlleemmBBrruunnddttllaannddttạạiiHHộộiinngghhịịccủủaaUUỷỷbbaann T

Thhếế ggiiớớii vvềề MMôôii ttrrưườờnngg vvàà PPhháátt ttrriiểểnn ((WWoorrlldd CCoommmmiissiioonn oonn EEnnvviirroonnmmeenntt a

annddDDeevveellooppmmeenntt((WWCCEEDD))))..

Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.

- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong tương lai và làm giảm sự đói nghèo.

- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế –xã hội.

Đối với nông nghiệp nông thôn, tổ chức FAO xác định: Phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới và thoả mãn được những nhu cầu của con người cả ở hiện tại và trong tương lai. Phát triển bền vững không làm thoái hoá môi trường, mà còn bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền động, thực vật; nó phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và được chấp nhận về xã hội.

1.8. 2. Phát triển bền vững ngành thủy sản

Thuỷ sản là một ngành kinh tế ngày càng phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp: nông – lâm – ngư nghiệp và chế biến nông, thủy sản. Đối tượng lao động chính của ngành thủy sản là các sinh vật sống được khai thác trong tự nhiên và nuôi trồng gắn liền với môi trường nước chịu tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là tác động của môi trường sinh thái.... Sự phát triển của ngành thuỷ sản không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mà còn có tác động đến xã hội và môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển thuỷ sản không nằm ngoài định hướng, chiến lược phát triển chung của nền kinh tế nước ta cũng như toàn cầu hiện nay – đó là phát triển bền vững, tức phát triển nhưng phải đảm bảo hài hòa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

- Bền vững về kinh tế

Thể hiện ở sự tăng trưởng, phát triển ổn định của ngành thuỷ sản từ việc khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, phát huy được tiềm năng và lợi thế, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý của

vùng, địa phương, tạo ra sự đa dạng của sản phẩm với tính cạnh tranh cao, nâng cao đời sống của người lao động.

Trong khai thác phải đặt trong mối quan hệ với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn đa dạng sinh học, không làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản tự nhiên, tác động xấu đến môi trường sinh thái.

NTTS ngày càng phát triển mạnh với nhiều loài thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao. Việc phát triển NTTS thể hiện không chỉ ở việc tăng diện tích, sản lượng, mà ở năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo khai thác hợp lý tiềm năng về diện tích mặt nước trong mối quan hệ hợp lý với sự phát triển của nông nghiệp. Trong nuôi trồng phải đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề về điều kiện nuôi trồng (diện tích mặt nước, giống, công nghệ nuôi, thức ăn, phòng trị bệnh và thu hoạch).

Chế biến thuỷ sản là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Công nghiệp chế biến thủy sản là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác và nuôi trồng, nó không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

- Bền vững về xã hội

Bền vững về xã hội thể hiện ở tiến bộ và công bằng xã hội trong ngành và cộng đồng ngư dân. Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của sản xuất và đời sống, tạo điều kiện cho mọi người cùng có cơ hội bình đẳng để phát triển, như: giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa, chất lượng nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công....Mọi ngư dân, nhà chế biến, tiêu thụ phải tham gia triệt để vào quá trình quản lý từ khai thác, nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để cùng tạo ra sản phẩm sạch với chất lượng, giá trị cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay.

- Bền vững về môi trƣờng sinh thái

Bền vững về môi trường sinh thái trong ngành thuỷ sản bao gồm cả bảo tồn hệ sinh thái, nguồn nước, đất trong đánh bắt, nuôi trồng và môi trường không khí trong chế biến, bảo quản. Khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cho từng vùng. Hoàn thiện công nghệ nuôi trồng, chế biến, bảo đảm tuân thủ quy trình lấy và thoát cũng như xử lý nước thải, không sử dụng bừa bãi các chất hoá học, chất kháng sinh, các chất độc hại...trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản.

Kết luận: Cơ sở lý luận về chính sách, công nghệ và chuyển giao công nghệ là những căn cứ lý thuyết quan trọng luận giải cho việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, tăng cường chuyển giao công nghệ sạch vào sản xuất.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH THỦY SẢN

TỈNH AN GIANG

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang

2.1. 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100km, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ. Có diện tích tự nhiên trên 3.536,76 Km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 277.000 ha và hơn 2.839 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với 2 nhánh sông Tiền và Sông Hậu thuộc hệ thống sông Mê-Kông chảy qua với chiều dài 180 km và hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh (nhất là nuôi cá bè, đăng quầng trên sông…).

+ Khí hậu, thủy văn: Đặc điểm khí hậu của An Giang có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê-Kông, ngoài chế độ dòng chảy, sông còn chịu ảnh hưởng nguồn nước từ thượng nguồn đổ về, vào mùa mưa vận tốc dòng chảy tăng lên rõ rệt, nước sông mang theo lượng phù sa rất lớn, mùa mưa trùng với mùa lũ, tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm. Hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 2 - 4 tháng đã đem lại lợi ích to lớn như - dòng chảy lũ đem nước từ Biển Hồ (Campuchia) đưa bầy cá non về hạ lưu thuộc lãnh thổ nước ta, qua hai dòng sông Tiền, sông Hậu đổ trực tiếp vào An Giang, tạo điều kiện cho ngư dân khai thác các nguồn lợi thủy sản đồng thời còn đưa lượng phù sa rất lớn làm cho đất đai

hại nghiêm trọng, làm cho nghề NTTS ở An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung bị thiệt hại nhiều mặt gồm ao, bè bị hư hỏng, trạm trại sản xuất giống cá bị ngập, cá nuôi, cá giống bị thất thoát, rồi dịch bệnh cá do môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất thải, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi và từ các nhà máy cuốn trôi theo dòng nước... Ngoài ra, các hoạt động canh tác nông nghiệp như bón phân, phun thuốc... cũng góp phần làm tăng chất hữu cơ, các hóa chất độc hại trong môi trường nước gây tác hại xấu đến cá nuôi và dịch bệnh.

+ Đất đai: An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn ở vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 277.000 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Trong đó, nhóm đất phèn là 30.136 ha; nhóm đất phù sa 157.907 ha chiếm 44,27% tổng diện tích toàn tỉnh; nhóm đất cồn bãi và nhóm đất đồi núi, nhóm đất đồi núi khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất toàn Tỉnh. Đất cồn bãi phân bố chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và một phần nhỏ trên sông Vàm Nao, đất do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp. Hiện trên địa bàn tỉnh An Giang có 22 cồn sông, những bãi bồi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, vì vậy rất thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản đăng quầng phát triển.

2.1. 2. Cơ cấu kinh tế - xã hội

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 08 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn và Tịnh Biên với 154 đơn vị xã, phường, thị trấn. Dân số trên 2,25 triệu người, thành thị chiếm 28,41%, nông thôn chiếm 71,59% (Niên giám Thống kê An Giang, 2008). Dân cư trong tỉnh An Giang gồm 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm; dân tộc Kinh đông nhất chiếm khoảng 91%, còn lại dân tộc Hoa, Khmer và Chăm chiếm khoảng 9%.

Ngành Thương mại - Dịch vụ và Nông – Lâm - Thủy sản luôn đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế của tỉnh. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2009 là 16,600 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo là 5,81%.

Theo cơ cấu ngành trong năm 2004 thì Thương mại - Dịch vụ đóng góp nhiều nhất trong nền kinh tế của tỉnh, chiếm 49,2% GDP. Khu vực Nông – Lâm - Thủy sản đứng thứ hai, chiếm 38,7% GDP. Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất, chỉ đạt 12,1% GDP. Sau 5 năm (2009) phát triển cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch nhưng không đáng kể, Thương mại - Dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ lệ 56,86%, kế đến là Nông – Lâm - Thủy sản 31,63% và Công nghiệp – Xây dựng 11,51% .

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (theo giá thực tế)

Đơn vị tính: % Cơ cấu 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nông – Lâm - Thủy

sản 38,70 38,4 34,5 35,3 37,10 31,63

Công nghiệp – Xây

dựng 12,10 12,3 12,8 12,4 11,50 11,51

Dịch vụ. 49,20 49,3 52,7 52,3 51,40 56,86

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2008 và 2009

2. 2. Lịch sử phát triển ngành Thủy sản tỉnh An Giang

2.2. 1. Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS)

Nghề nuôi cá tra, basa được coi là nghề truyền thống ở An Giang. Trong những năm đầu của thập niên 70, ngành thủy sản ở An Giang chỉ có hai dạng: đánh bắt và nuôi trồng. Nghề đánh bắt thủy sản trên sông là chài lưới, vó, câu, chất chà, đặt đáy khai thác cá tra bột, câu cá basa giống... Nghề nuôi

thủy sản có hai dạng ương cá tra bột, nuôi cá tra trong ao và nuôi cá trong lồng bè. Trong thập niên 70 và 80, đa số ngư dân nuôi cá chỉ sử dụng thức ăn tự chế, không đảm bảo thành phần và chất lượng dinh dưỡng cho cá phát triển, giống cung ứng cho người nuôi hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, ngư dân không đủ cá giống đảm bảo kích cỡ đồng đều để nuôi, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và bán thâm canh và cá chỉ để tiêu thụ thị trường nội địa, chưa có xuất khẩu. Sang những năm đầu của thập niên 90, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước tăng cao và đặc biệt là thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu rất lớn, đầy tiềm năng. Tỉnh mạnh dạn đầu tư xây dựng 02 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu và đây có thể được coi là dấu mốc lịch sử của nghề nuôi cá tra, basa ở An Giang. Vào thời gian đầu hoạt động, nguồn nguyên liệu trong tỉnh chưa đáp ứng đủ nên nhà máy phải mua nguyên liệu thêm từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Để tiến theo kịp với nhu cầu chế biến, nghề nuôi thủy sản của tỉnh đã chuyển sang hình thức nuôi thâm canh như đóng thêm bè lớn, nuôi cá tra trong ao với mật độ cao và cho cá ăn bằng thức ăn tự chế. Ngoài cá tra, basa là 2 đối tượng nuôi chính, thì một số loài thủy sản khác như cá lóc, cá trê, cá hường, … cũng được bà con nuôi nhưng với diện tích và sản lượng nuôi không đáng kể, chủ yếu tiêu thụ tại chợ ở địa phương.

Vào cuối những năm 90 trước nhu cầu ngày càng cao về con giống, nguồn giống cung cấp từ tự nhiên không thể đáp ứng về số lượng, thì việc cho cá tra, basa sinh sản nhân tạo thành công thay cho nguồn giống vớt từ tự thiên được coi là bước ngoặc của nghề nuôi cá tra, basa ở An Giang. Để tạo sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra, basa, tỉnh đã đầu từ xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Song song đó, tỉnh cũng chủ trương đa dạng hóa giống loài nuôi như hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh, cá rô phi dòng gift, cá lóc, cá lăng nha, cá sặc rằn, ếch Thái Lan …và việc nghiên cứu thành công nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất vào cuối năm 2002 để xuất khẩu và hạ giá thành so với cá tra nuôi bè đã mở ra bước ngoặc thứ 2 trong nghề

nuôi cá tra ở An Giang, đưa diện tích nuôi và sản lượng thủy sản xuất khẩu của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và trở thành nguồn thu kim ngạch xuất khẩu chính của tỉnh. Năm 2000, diện tích nuôi tôm là 5,5 ha, sản lượng đạt 5,4 tấn (năng suất bình quân 0,98 tấn/ha/vụ); diện tích nuôi cá là 1.209,44 ha, sản lượng đạt 80.032 tấn (năng suất bình quân 66,17 tấn/ha). Năm 2004 diện tích nuôi tôm là 560 ha, sản lượng thu hoạch là 651 tấn (năng suất bình quân 1,16 tấn/ha); diện tích nuôi cá là 1.217,15 ha, sản lượng cá thu hoạch 152.507 tấn (năng suất bình quân 125,3 tấn/ha) và đến năm 2008, diện tích nuôi tôm là 597,7 ha, sản lượng thu hoạch là 1.297 tấn (năng suất bình quân là 2,17 tấn/ha); diện tích nuôi cá là 1.471,8 ha, sản lượng cá thu hoạch là 313.739 tấn (năng suất bình quân 213,17 tấn/ha).

Như vậy, sau 4 năm sản lượng tôm nuôi tăng gấp 240 lần (năng suất nuôi tôm/đơn vị diện tích tăng gấp 2,2 lần); sản lượng cá nuôi tăng gần 4 lần

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)