2 Tác động đến môi trường 6

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 68)

1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản

3.1.2 Tác động đến môi trường 6

Tác động tích cực:

Việc nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao thành công công nghệ sinh sản nhân tạo, ương, nuôi cá tra/basa và các loài thủy sản khác như cá lăng nha, cá chạch lấu, cá rô phi, tôm càng xanh, ếch Thái Lan … đã hạn chế tối đa việc khai thác triệt để nguồn cá bột, cá giống và các loài thủy sản khác ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học thông qua việc tiếp tục hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và đa dạng hóa giống loài thủy sản nuôi, nhất là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng nha.

Đặc biệt, việc ứng dụng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa còn là giải pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý, bền vững khi trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng suy thoái đất do khai thác triệt để 3 vụ lúa/năm. Mô hình này góp phần giảm sử dụng nông dược trên đồng ruộng trong vụ sản xuất lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nông dược gây ra và tăng tính bền vững, ổn định trong sản xuất.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực như đã phân tích ở trên, thì Chương trình xã hội hóa sản xuất giống những đối tượng nuôi chủ lực của Tỉnh như cá tra, tôm càng xanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa mà chưa có đủ các giải pháp hỗ trợ thực hiện đồng bộ trong quản lý chất lượng, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin thị trường … đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực, mà quan trọng nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Môi trƣờng nuôi trồng thủy sản

Trong NTTS, các chất thải bao gồm nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy; các chất tồn dư trong quá trình sử dụng như hóa chất, kháng sinh và

chất thải của cá nuôi. Theo ước tính của các hộ nuôi cứ 1kg cá thương phẩm cần phải cung cấp 1,6 - 1,8kg thức ăn công nghiệp hoặc 2,2 - 2,5kg thức ăn tự chế và lượng thức ăn thất thoát ra môi trường chiếm khoảng 15% tổng lượng thức ăn. Như vậy, trung bình 1 ha nuôi cá tra thâm canh, năng suất khoảng 300 tấn/vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 540 kg chất thải rắn và 46.758 m3

nước thải/vụ nuôi [7, tr. 473].

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, toàn tỉnh chỉ có 4% diện tích nuôi có hệ thống xử lý nước thải, còn lại đa số các hộ thải nước thải trực tiếp ra sông, rạch, một số ít cho nước thải vào các ruộng lúa, hoặc tưới cho rau màu.

Bảng 3.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước khu vực nuôi cá đăng quầng xã Kiến An – huyện Chợ Mới trong năm 2007, 2008

Vị trí thu mẫu Chỉ tiêu phân tích 2007 2008 QCVN 08:2008 Đầu đăng quầng SS (mg/l) 93,2 29,7 30 DO (mg/l) 6,9 4,8 ≥ 5 BOD5 (mg/l) 6,2 8,7 6 COD (mg/l) 21 10,3 15 N-NH3 (mg/l) 0,33 0,15 0,05 Tổng Coliform (MPN/100ml) 74.329 19.850 5.000 Cuối đăng quầng SS (mg/l) 76 55,3 DO (mg/l) 5,9 4,2 BOD5 (mg/l) 17,3 16 COD (mg/l) 34,2 19,4 N-NH3 (mg/l) 0,4 0,25 Tổng Coliform (MPN/100ml) 38.000 3.065 Nguồn: [18, tr. 10]

Qua bảng 3.2, ta thấy, hàm lượng BOD5, COD ở cuối đăng quầng luôn cao hơn ở vị trí đầu đăng quầng, đặc biệt là BOD5 năm 2007 cuối đăng quầng cao hơn đầu đăng quầng 2,8 lần và gần gấp 3 lần so với QCVN 08:2008. Như vậy, hoạt động nuôi cá đăng quầng đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước mặt. Nồng độ N-NH3 cả đầu đăng quầng và cuối đăng quầng năm 2007 và 2008 đều cao hơn QCVN 08:2008 từ 3 – 8 lần, ở vị trí cuối đăng quầng nồng độ N-NH3 luôn cao hơn ở vị trí đầu đăng quầng từ 1,2 – 1,7 lần và cao hơn so với QCVN 08:2008 từ 5 – 8 lần. Chứng tỏa nguồn nước sông Hậu đã bị ô nhiễm N-NH3, hoạt động nuôi cá đăng quầng góp phần làm ô nhiễm thêm cho nước sông Hậu.

Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại khu vực nuôi bè xã Đa Phước – huyện An Phú

Vị trí thu

mẫu Chỉ tiêu phân tích 2003 2007 2008

QCVN 08:2008 Đầu bè Đa Phước SS (mg/l) 94 74 28,7 30 DO (mg/l) 6,5 6,5 4,18 ≥ 5 BOD5 (mg/l) 4 8,6 9,15 6 COD (mg/l) 8 18,7 11,33 15 N-NH3 (mg/l) 0,25 0,24 0,12 0,05 Tổng Coliform (MPN/100ml) 40.000 329.600 13.608 5.000 Cuối bè Đa Phước SS (mg/l) 55 50,3 37 DO (mg/l) 3,9 6,4 4,4 BOD (mg/l) 6,5 9,7 9,1 COD (mg/l) 12 23,7 14,2 N-NH3 (mg/l) 0,5 0,23 0,13 Tổng Coliform (MPN/100ml) 640.000 207.233 2.621 Nguồn: [18, tr. 16-17]

Qua bảng 3.3 ta thấy, các chỉ tiêu DO, BOD5, COD, N-NH3, tổng Coliform ở vị trí đầu bè và cuối bè vào năm 2003 có sự dao động lớn, nhất là nồng độ DO ở cuối khu vực bè thấp hơn khu vực đầu bè 1,7 lần và thấp hơn nồng độ tối thiểu theo QCVN 08:2008 là 1,3 lần; tổng Coliform ở cuối khu vực bè cao hơn khu vực đầu bè 16 lần và cao hơn QCVN 08:2008 là 128 lần, từ kết quả này cho thấy vị trí này đang trong tình trạng ô nhiễm vi sinh; N- NH3 cuối khu vực bè cao hơn đầu khu vực bè gấp 2 lần và gấp 10 lần so QCVN.

Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước khu vực ao nuôi cá tập trung ở xã Vĩnh Thạnh Trung – Huyện Châu Phú

Vị trí thu

mẫu Chỉ tiêu phân tích 2007 2008 QCVN 08:2008

Kênh cấp SS (mg/l) 82,5 35,3 30 DO (mg/l) 5,3 4,37 ≥ 5 BOD5 (mg/l) 10,4 9,6 6 COD (mg/l) 22,6 12 15 N-NH3 (mg/l) 0,5 0,53 0,05 Tổng Coliform (MPN/100ml) 77.033 16.133 5.000 Kênh thoát SS (mg/l) 89,8 46,8 DO (mg/l) 3,68 4,00 BOD5 (mg/l) 16,22 26,5 COD (mg/l) 44,2 33,2 N-NH3 (mg/l) 4,1 8,77 Tổng Coliform 1.070.166 559.550 Nguồn: [18, tr. 24,34]

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2007 2008 QCVN N-NH3 (kênh cấp) N-NH3 (kênh thoát) QCVN 08:2008

Hình 3.1: Biểu đồ biến động N-NH3 ở kênh cấp và kênh thoát khu vực nuôi cá ao hầm tập trung ở xã Vĩnh Thạnh Trung 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2007 2008 QCVN Tổng Coliform (kênh cấp) Tổng Coliform (kênh thoát) QCVN 08:2008 MPN/100ml

Hình 3.2: Biểu đồ biến động tổng Coliform ở kênh cấp và kênh thoát khu vực nuôi cá ao hầm tập trung ở xã Vĩnh Thạnh Trung

Qua bảng 3.4, hình 3.1 và 3.2, ta thấy sự biến động của các chỉ tiêu ở kênh cấp và kênh thoát là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với sự chênh lệch giữa vị trí đầu khu vực bè, đăng quầng với vị trí cuối khu vực bè, đăng quầng là do các chất thải trong quá trình nuôi ở đăng quầng và bè đã được lưu lượng nước sông lớn pha loãng, đặc biệt là các chỉ tiêu N-NH3, tổng Coliform.

Năm 2007, Nồng độ N-NH3 ở kênh thoát cao hơn kênh cấp 8,2 lần và vượt QCVN 82 lần; tổng Coliform ở kênh thoát cao hơn gấp 14 lần kênh cấp và vượt QCVN gấp 215 lần.

Năm 2008, Nồng độ N-NH3 ở kênh thoát cao hơn kênh cấp 16,5 lần và vượt QCVN 175,4 lần; tổng Coliform ở kênh thoát cao hơn gấp 34,7 lần kênh cấp và vượt QCVN gấp 112 lần.

- Nƣớc thải của các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản trong Tỉnh khi xây dựng và đi vào hoạt động trước năm 2004 đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có chỉ là đối phó để khi có các cơ quan chức năng kiểm tra. Công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải thường thấp hơn nhiều lần so với lưu lượng nước thải thực tế của doanh nghiệp đã làm ô nhiễm cục bộ nước sông khu vực lân cận, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng. Sau khi bị những hộ dân sống xung quanh làm đơn gởi các cơ quan chức năng và bị Sở Tài Nguyên và Môi trường nhắc nhở, phạt hoặc đình chỉ hoạt động (trong trường hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng) thì các doanh nghiệp mới đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến trong quá trình sản xuất đều đầu tư mở rộng phân xưởng, nâng công suất chế biến của nhà máy nên hiện tượng quá tải của hệ thống xử lý nước thải xảy ra phổ biến và thường xuyên ở các doanh nghiệp trong thời gian dài.

“Với trên chục nhà máy đông lạnh thủy sản và ba nhà máy chế biến nông sản có qui mô lớn, ngành sản xuất công nghiệp An Giang đã góp phần giải quyết việc làm và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh. Tuy nhiên, để đổi lấy lợi ích kinh tế, An Giang đã phải nhận lấy những bài học về ô nhiễm môi trường - Ngành chế biến thủy sản "bức tử" các dòng sông [10]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô nhiễm dòng sông do các nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đã ở mức báo động đỏ. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cho thấy, khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quý (TP. Long Xuyên) có 6 nhà máy đang hoạt động thì 2 nhà máy không có hệ thống nước thải, 4 nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng chủ yếu để đối phó với sự kiểm soát của ngành chức năng. Bởi công suất tối đa của các hệ thống nước thải này vào khoảng 1.700m3/ngày, nhưng trên thực tế lượng nước thải ra lên đến 5.000m3/ngày. Nhà máy của công ty Nam Việt (NAVICO) đã xả ra lượng nước thải cao hơn 8 lần công suất hệ thống xử lý, 400m3

Thành Tâm - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường An Giang, mỗi năm 6 nhà máy này xả thẳng xuống sông Hậu hơn 1 tỉ khối nước bẩn”. [10]

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, từ năm 2006 – 2008, vấn đề xả nước thải trực tiếp ra sông do công suất của hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy nhỏ hơn nhiều lần so với lưu lượng nước thải thực tế của nhà máy đã được các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt và đã đình chỉ hoạt động của một số nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đến khi doanh nghiệp xây dựng xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải có công suất xử lý phù hợp với lưu lượng nước thải thực tế của doanh nghiệp thì mới cho doanh nghiệp hoạt động trở lại. Vì vậy, đến đầu năm 2009 tất cả 16 doanh nghiệp với 20 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn Tỉnh đều đã có hệ thống xử lý nước thải phù hợp với công suất sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, chất lượng nước thải sau xử lý của hầu hết các nhà máy đều không đạt so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 11:2008.

Theo kết quả thanh tra đột xuất ngày 14/10/2009 của Tổng cục Môi trường phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang tại 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bản thành phố Long Xuyên là: Công ty cổ phần An Xuyên, Công ty cổ phần NTACO, Công ty cổ phần Việt An, Công ty cổ phần Nam Việt (NAVICO), Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish). Mặc dù lưu lượng nước thải tại thời điểm thanh tra của các doanh nghiệp đều thấp hơn rất nhiều so với công suất xử lý của hệ thống nước thải, nhưng hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vượt giới hạn cho phép so với QCVN 11:2008 từ 3 – 18 lần, trong đó có 2 doanh nghiệp có chỉ tiêu Coliform cao hơn QCVN 11:2008 từ 80 - 250 lần. Đặc biệt trong đợt thanh tra này, đoàn đã phát hiện một Công ty mặc dù đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng Công ty này đã làm 2 đường ống khác dẫn nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống sông Hậu, đoàn đã lấy mẫu tại cống xả này và kết quả cho thấy hàm lượng COD, BOD5 vượt QCVN từ 154 – 156 lần, tổng cặn lơ lửng vượt QCVN 109 lần, đặc biệt là Coliform vượt 3.600 lần. (Nguồn: kết luận

thanh tra của Tổng Cục Môi trường gởi Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang).

Hiện nay, các Công ty này đã khắc phục và gởi báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang. Tuy nhiên, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt QCVN nhưng ở mức độ thấp từ 1,5 – 3 lần.

3.1.3. Tác động đến phát triển bền vững ngành Thủy sản

Tác động tích cực: Có thể nói các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành thủy sản của Trung ương và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh thực hiện các kế hoạch, Chương trình/dự án phát triển thủy sản trong từng giai đoạn, đặc biệt là dự án “Đạo tạo nguồn nhân lực và xây dựng vùng nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF, Global Gap… ” đã có tác động tích cực đến phát triển của ngành thủy sản tỉnh nhà, đưa ngành thủy sản của tỉnh không chỉ phát triển về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Chuyển giao công nghệ và thực hiện Chương trình xã hội hóa sản xuất giống cá tra/basa đã đáp ứng nhu cầu con giống cho ngư dân trong và ngoài tỉnh, hạn chế việc khai thác quá mức nguồn giống ngoài tự nhiên.

- Khôi phục và phát triển một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên như cá lăng nha.

- Phát huy lợi thế về diện tích mặt nước để đa dạng hóa giống loài nuôi và loại hình nuôi, giảm áp lực lên con cá tra khi thị trường xuất khẩu luôn biến động. Đồng thời tạo ra nhiều mô hình nuôi mới (như nuôi cá lóc trong vèo, nuôi lươn trong bể lót bạt …) mang lại lợi ích kinh tế và phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nuôi, nhất là những hộ nghèo, ít đất, ít vốn, không có việc làm ổn định có cơ hội tiếp cận với những quy trình kỹ thuật nuôi mới để làm ăn và vươn lên thoát nghèo.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực như đã phân tích ở trên, thì thực hiện chính sách cũng làm phát sinh những tác động tiêu cực như: thực hiện xã hội hóa sản xuất giống cá tra chưa đi đôi với các giải pháp quản lý hiệu quả, vì vậy đã dẫn đến hệ quả phong trào ương nuôi cá tra phát triển tự phát quá nhanh (nhất là từ năm 2006 – 2008), chất lượng con giống không đảm bảo dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình ương nuôi, môi trường bị ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại cho chính người nuôi và cho xã hội. Mặt khác, khi cá bị bệnh, một số hộ nuôi đã không thực hiện theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn mà tự động sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và hóa chất để trị bệnh cho cá và xử lý môi trường một cách tùy tiện, đã làm cho chất lượng cá xuất khẩu không ổn định, tồn dư kháng sinh trong thịt cá quá giới hạn cho phép, nhiễm hóa chất, kháng sinh bị cấm … mà thực tế trong các năm qua đã có nhiều lô hàng cá tra fillet bị nhà nhập khẩu cảnh báo và trả về gây tổn thất cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến thương hiệu con cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoài ra, việc phát triển ồ ạt một cách tự phát còn gây ra những đợt khủng khoảng nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu đan xen nhau làm cho một số hộ chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành tỷ phú và cũng không ít hộ rơi vào cảnh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh An Giang (Trang 68)