Lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 76)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.3.1.Lựa chọn mô hình

Hiện tại, trong mạng lƣới các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành có nhiều mô hình tổ chức, kết hợp các mảng công việc liên quan chức năng, nhiệm vụ tƣơng ứng đƣợc giao. Hình thức tổ chức và tên gọi chủ yếu là Trung tâm thông tin, chỉ có 4 đơn vị là viện thông tin thuộc bộ/ngành. Tên gọi các Trung tâm cũng có những khác nhau nhau (chẳng hạn nhƣ: Trung tâm Thông tin tƣ liệu, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN, Trung tâm Thông tin và ứng dụng KH&CN,….).

Trong Phiếu điều tra, để trả lời câu hỏi: "Theo Quý cơ quan, để hoạt động có hiệu quả nhất tổ chức thông tin bộ/ngành nên theo mô hình thức tổ chức nào?" chúng tôi đƣa ra 4 mô hình chính và một mục mở để lấy ý kiến, đó là:

- Thông tin + Thƣ viện;

- Thông tin + Thƣ viện + Sở hữu trí tuệ; - Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KHCN;

- Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KHCN + Ứng dụng tiến bộ KT; - Hình thức khác (đề xuất theo ý kiến chủ quan).

Kết quả lựa chọn mô hình được nêu trên bảng 17.

Bảng 17:Kết quả lựa chọn mô hình

TT Mô hình tổ chức cơ quan thông tin bộ/ngành Số cơ quan đƣợc hỏi

(%)

1 Thông tin + Thƣ viện 16%

2 Thông tin + Thƣ viện + Sở hữu trí tuệ 13% 3 Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KHCN 21%

76

4 Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KHCN + ứng dụng tiến bộ KT

42%

5 Hình thức khác (do các tổ chức thông tin tự đề xuất): - Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KH&CN + Sở hữu trí tuệ

- Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KH&CN + Dịch vụ KH&CN

- Thông tin + Thƣ viện + Sở hữu trí tuệ + Công nghệ TT

8%

Qua kết quả điều tra , mô hình thứ tƣ (4) đƣợc nhiều đơn vị lựa chọn nhất (42%). Ý tƣởng chung của mô hình này là kết hợp luôn hai Trung tâm sự nghiệp nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, gọn đầu mối hơn và hoạt động thông tin có thể dựa cả vào tiềm năng của ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển.

- Mô hình 3 (Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KH&CN) đƣợc lựa chọn đứng thứ hai - 21%. Cả mô hình 3 và mô hình 4 nhƣ nêu trên đều có chức năng thống kê KH&CN, phù hợp với đề xuất mà Bộ KH&CN có thể giao cho các tổ chức thông tin KH&CN. Theo mô hình này, hoạt động thống kê KH&CN có thể đƣợc triển khai nhanh và khả dĩ hơn (nhằm thực hiện Luật Thống kê KH&CN năm 2003 và Nghị định số 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN năm 2006) nhờ kết hợp luôn mạng lƣới thông tin KH&CN, mặt khác, theo tinh thần của Bộ Nội vụ, không làm tăng thêm đầu mối tổ chức KH&CN ở các bộ, ngành.

- Số ít (chủ yếu là những tổ chức thông tin KH&CN chƣa mạnh, tiềm lực nhỏ và có xu hƣớng tổ chức gọn nhẹ) lựa chọn mô hình đơn giản: Thông tin + Thƣ viện là mô hình truyền thống .

Ngoài ra, còn có vài mô hình do các tổ chức thông tin KH&CN đề xuất, đó là:

- Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KH&CN + Sở hữu trí tuệ; - Thông tin + Thƣ viện + Thống kê KH&CN + Dịch vụ KH&CN; - Thông tin + Thƣ viện + Sở hữu trí tuệ + Công nghệ TT.

Tiếp cận đề xuất này cũng liên quan tới bản thân đơn vị đó đang có mảng hoạt động này tƣơng đối tốt, ví dụ nhƣ đơn vị đó hiện đang có mảng Sở hữu trí tuệ hay mảng tin học (CNTT) là mặt mạnh của đơn vị.

77

Trong số này, mô hình Thông tin + Thƣ viện + Dịch vụ KH&CN cũng là mô hình đáng lƣu ý. Theo mô hình này, tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành có định hƣớng tập trung triển khai mạnh các dịch vụ KH&CN khác (không phải là thông tin).

Mỗi mô hình đều có những ƣu, nhƣợc điểm, những khó khăn và thuận lợi nhất định: Ví dụ mô hình tối thiểu, gọn nhẹ (M1 chỉ gồm 2 mảng công việc) sẽ dễ cho tổ chức hoạt động và quản lý, nhƣng phạm vi lại hẹp hơn, lại ít đƣợc hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc hơn, nhất là về kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (do chức năng, nhiệm vụ hạn chế). Ngƣợc lại, nếu mô hình gồm nhiều mảng chức năng (nhƣ mô hình 4), chắc chắn việc quản lý sẽ khó hơn, nhƣng bù lại đơn vị sẽ có nhiều tiềm lực, tiềm năng hơn, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo nhiều hơn kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên ,….

Cũng phải lƣu ý một vấn đề cốt lõi, làm thế nào để tổ chức thông tin KH&CN, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao bằng kinh phí của Nhà nƣớc còn có điều kiện đƣa dịch vụ, sản phẩm của mình ra thị trƣờng thông tin một tốt hơn. Trên cơ sở phân tích thực tế, có thể đƣa ra nguyên tắc để lựa chọn mô hình tổ chức cơ quan thông tin bộ/ngành nhƣ sau:

- Không trùng lắp chức năng, nhiệm vụ với đơn vị khác (trong phạm vi một cơ quan chủ quản Bộ, ngành) vì nếu không tổ chức công việc sẽ bị chồng chéo và đƣơng nhiên không hiệu quả;

- Phối hợp và phát huy đƣợc những tiềm lực đã và sẽ có của các mảng hoạt động (cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ, tƣ liệu, sản phẩm tiềm năng,….).

Tóm lại, việc lựa chọn mô hình tổ chức cơ quan thông tin bộ/ngành phải có cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả. Việc cân nhắc, lựa chọn mô hình nêu trên mới chỉ là đề xuất từ phía tổ chức thông tin KH&CN. Trên thực tế, việc này phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ đạo, quyết định của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản. Chẳng hạn nhƣ: có Bộ đã có Trung tâm thống kê của ngành, và nhƣ vậy, Bộ hoàn toàn có thể giao thêm cho Trung tâm này chức năng thống kê KH&CN theo Nghị định 40 về thống kê mà không giao cho Trung tâm Thông tin,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 76)