Tạo lập và phát triển hạ tầng thông tin ở qui mô quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 68)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1. Tạo lập và phát triển hạ tầng thông tin ở qui mô quốc gia

68

Các nƣớc đều muốn tạo lập một hạ tầng kỹ thuật thông tin quốc gia giá rẻ và hiệu quả để mọi cá nhân và các tổ chức dễ dàng liên lạc với nhau. Nhờ hạ tầng thông tin này, ngƣời ta dễ dàng thiết lập và mở rộng phạm vi ứng dụng của các dịch vụ căn bản nhƣ: trao đổi thƣ điện tử, truyền tệp, tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin,…. Hạ tầng thông tin quốc gia hiện tại bao gồm:

- Hạ tầng mạng thông tin KH&CN của trung ƣơng, bộ ngành là phần xƣơng sống cho mọi hoạt động thông tin KH&CN trong phạm vi toàn quốc;

- Đảm bảo kiến trúc hạ tầng: tuân thủ tiêu chuẩn chung về tổ chức tài nguyên thông tin; có những phần mềm tích hợp các tiêu chuẩn chung, và có phần nguồn tài nguyên thông tin chung, chia sẻ đƣợc;

- Đảm bảo các chuẩn liên kết, trao đổi thông tin tiên tiến: từ các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động thông tin-thƣ viện nhƣ các chuẩn mô tả, trình bày, trao đổi dữ liệu MARC 21, AACR2, XML, Dublin Core,…;

- Sự hỗ trợ và chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc, của các mạng viễn thông quốc gia đối với hoạt động thông tin KH&CN (chế độ thuê bao, hỗ trợ kỹ thuật,….).

Tóm lại, Nhà nƣớc đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển mạng thông tin KH&CN ở phạm vi bộ/ngành với mức độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế.

Việc xây dựng chƣơng trình đầu tƣ đƣợc thể hiện cụ thể ở phạm vi quốc gia, bộ ngành (trong đó có các dự toán chi tiết các hạng mục, lộ trình đối với từng phạm vi, từng cấp, từng nhóm tổ chức thông tin). Ở mỗi phạm vi đó giao cho một cơ quan chủ trì xây dựng trình duyệt. Cụ thể là: ở phạm vi Quốc gia là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; ở phạm vi Bộ, ngành là Trung tâm thông tin Bộ, ngành (hoặc một đơn vị kế hoạch của Bộ);

3.2.1.2. Tạo lập tiềm lực thông tin KH&CN bộ/ngành

Do hạn chế về nguồn lực, để thoả mãn nhu cầu thông tin của xã hội, các quốc gia, nhất là những nƣớc đang phát triển, đều phải giải quyết cùng một số vấn đề, nhƣ: phần tự làm (đối với nguồn tin trong nƣớc) và phần nhập mua (nguồn tin, CSDL nƣớc ngoài). Đặc biệt là phải xác lập đƣợc những lĩnh vực, những nguồn tin ƣu tiên (nhất thiết phải có) cũng nhƣ cơ chế hỗ trợ tài chính cho các tổ chức để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách phù hợp, hiệu quả.

Đối với nhiều nƣớc trong khu vực, phát triển thông tin trong những năm đầu của giai đoạn chuyển sang xã hội thông tin đều dựa vào việc nhập khẩu có chọn lọc

69

các sản phẩm thông tin mà đầu tiên là các CSDL từ các cƣờng quốc thông tin nhƣ Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga,… để phổ biến và khai thác trong các cơ quan. Ví dụ nhƣ khai thác Mạng STN (Liên kết giữa Hoa Kỳ, CHLB Đức và Nhật Bản), mua các CSDL toàn văn online: EBSCO, Host, Blackwell, và gần đây là Science@Direct, Proquest Central, Ebrary, Springer Online, Asme,….

Tuy nhiên, vế thứ hai, quan trọng hơn, và là chủ đạo trong việc phát triển tiềm lực thông tin cũng nhƣ hệ thống SP&DVTT, hình thành thị trƣờng thông tin KH&CN, đó là tạo lập và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, các CSDL nội sinh về các nguồn tin KH&CN trong nƣớc. Ở đây, xây dựng tiềm lực thông tin quốc gia, bao gồm việc đảm bảo đầy đủ những nguồn tin có giá trị (tạp chí, sách báo, ấn phẩm thông tin, CSDL,....) và phù hợp ở phạm vi quốc gia, ngành nhất là nguồn tin số hóa. Có cơ chế trao đổi, liên kết trong khai thác, sử dụng, đặc biệt là đối với các tài nguyên thông tin đƣợc tạo ra bằng ngân sách nhà nƣớc.

Ở mỗi phạm vi quốc gia, bộ/ngành, Nhà nƣớc cần:

- Đảm bảo những nguồn tin hạt nhân (đối với cả nguồn tin trong nƣớc và nƣớc ngoài), cụ thể là cấp kinh phí để mua hoặc thuê bao online đối với các tạp chí, tài liệu chuyên dạng, CSDL có giá trị, phù hợp nhất. Các tổ chức thông tin KH&CN ở mỗi cấp cần xây dựng và thuyết minh cụ thể các Danh mục và các Danh mục đó phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai;

- Tạo lập và phát triển những CSDL nòng cốt, đặc thù. Các tổ chức thông tin KH&CN xây dựng Danh mục cụ thể các CSDL. Danh mục đó phải đƣợc các cơ quan thẩm quyền phê duyệt sau đó triển khai.

Danh mục nguồn tin hạt nhân cũng nhƣ Danh mục CSDL cần đƣợc bổ sung, hiệu chỉnh định kỳ, tùy theo yêu cầu của thực tế và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý.

- Quy định cơ chế chia sẻ, khai thác, sử dụng các nguồn tin đƣợc tạo lập, phát triển bằng kinh phí Nhà nƣớc một cách cụ thể, đảm bảo cho ngƣời dùng tin tiếp cận, khai thác, sử dụng các nguồn tin đó dễ dàng.

Trên quy mô quốc gia, việc thiết lập hệ thống các sản phẩm thông tin là việc làm cần thiết song cũng tốn kém. Để tránh sự lãng phí do trùng lặp, tổ chức thiếu khoa học cần xây dựng dự án hình thành các tổ hợp chia sẻ và trao đổi các sản phẩm thông tin. Để đảm bảo chia sẻ thành công, phải chuẩn bị các điều kiện và các yếu tố cần thiết. Nhà nƣớc cần có sự quản lý, điều phối và có thể xây dựng Chƣơng

70

trình hợp tác, tổ chức các Liên hiệp với sự thống nhất về những nguyên tắc cơ bản nhƣ: mục tiêu, quyền lợi, nghĩa vụ, phƣơng thức hợp tác; phạm vi và khả năng mở rộng hợp tác, có Ban/Hội đồng điều hành am hiểu về tổ chức hoạt động thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, đủ năng lực điều chỉnh kịp thời trƣớc những biến động,….

Việc tổ chức triển khai ở phạm vi Bộ, ngành là do tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện.

3.2.1.3. Về tiềm lực thông tin

Nhà nƣớc đảm bảo cho việc tạo lập, phát triển tiềm lực thông tin đạt "ngƣỡng" tƣơng ứng với mức độ, phạm vi của mỗi tổ chức. Cụ thể là:

- Những nội dung cần đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo:

+ Đảm bảo cho việc mua các nguồn tin cơ bản, ổn định (nguồn tin hạt nhân) nhƣ các tạp chí, tài liệu chuyên dạng, ấn phẩm thông tin, sách chuyên ngành,…. trong nƣớc và nƣớc ngoài (nhằm thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển thƣ viện); Xây dựng các CSDL phản ánh đầy đủ các nguồn tin của thƣ viện; Tạo lập Thƣ viện điện tử;

+ Đảm bảo các điều kiện cho việc bảo quản, lƣu giữ các nguồn tin đƣợc đƣa về bằng kinh phí Nhà nƣớc, nhất là nguồn tin quí hiếm;

+ Đảm bảo cho việc xây dựng và cập nhật những CSDL chủ chốt, đặc thù của tổ chức đó (ngoài các CSDL phản ánh Thƣ viện nêu trên). Đây cũng chính là các CSDL nội sinh của tổ chức thông tin KH&CN.

+ Đảm bảo hỗ trợ mua hoặc truy cập (thuê bao online) một số CSDL thiết thực nhất của nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc phục vụ trực tiếp cho các B/ngành.

- Chia sẻ nguồn tin: Tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành phải có trách nhiệm tham gia, chia sẻ những nguồn tin đƣợc tạo ra bằng ngân sách Nhà nƣớc theo những quy định thống nhất đối với từng phạm vi, đối tƣợng cụ thể (thông qua các quy chế khai thác, sử dụng,...).

3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách cho thông tin

Đảm bảo môi trƣờng pháp lý cho phát triển, tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin KH&CN đƣợc tạo ra bằng cả 2 nguồn: ngân sách Nhà nƣớc và ngoài ngân sách Nhà nƣớc đều cần đƣợc xem xét.

71

Hiện trạng các tổ chức thông tin KH&CN cấp bộ/ngành cho thấy, để tiếp tục phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin nói riêng và các tổ chức thông tin ở nƣớc ta nói chung cần có những điều chỉnh về mặt chính sách. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần đổi mới cơ chế và hoạt động thông tin KH&CN trong Luật KH&CN, trong Nghị định 159 và nhất là trong Nghị định 115. Những nguyên tắc cần điều chỉnh ở phạm vi tổng thể đó là:

Thứ nhất, cần có định hƣớng ƣu tiên cụ thể và có cơ chế hỗ trợ phù hợp, kịp thời đối với từng nhóm tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành (về hình thức, lộ trình và mức độ đầu tƣ từ phía Nhà nƣớc). Tức là chính sách đầu tƣ, hỗ trợ để nâng cao năng lực của các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành một cách đồng bộ xét từ khía cạnh toàn hệ thống/mạng lƣới.

Thứ hai, việc phát triển các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành phải gắn kết hữu cơ với chính sách KH&CN của quốc gia nói chung và chính sách thông tin KH&CN nói riêng. Tinh thần chung là: các sản phẩm, dịch vụ thông tin phải định hƣớng vào góp phần làm tăng "năng suất, chất lƣợng, hiệu quả" của công việc của các bộ/ngành và phải dần đƣa chúng thành hàng hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội nói chung, của phát triển KH&CN nói riêng.

Thứ ba, chính sách và nguồn lực tài chính phải đƣợc sử dụng thật sự hiệu quả để tạo ra tính đa dạng, chất lƣợng và có sự cạnh tranh trong các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN.

Do vậy, chính sách phát triển các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành cần đƣợc thể hiện thật cụ thể về các mặt. Phải xác định rõ cơ chế hỗ trợ phù hợp với mục tiêu, tính chất của các sản phẩm và dịch vụ thông tin, của từng loại tổ chức thông tin bộ/ngành. Trên bình diện toàn mạng lƣới các cơ quan thông tin quốc gia, cần phải nhìn nhận theo 3 mức hỗ trợ nhƣ sau:

- Hỗ trợ toàn phần; - Hỗ trợ một phần ; - Tự trang trải.

3.2.2.2. Nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước

Kinh nghiệm nhiều nƣớc cho thấy, tuỳ theo lĩnh vực và trƣờng hợp cụ thể, Nhà nƣớc áp dụng cơ chế hỗ trợ cho phù hợp. Nguyên tắc chung của việc đầu tƣ và hỗ trợ của nhà nƣớc cho thông tin là:

72

- Thứ nhất: Nhà nƣớc có trách nhiệm đầu tƣ tạo lập và phát triển hạ tầng thông tin cũng nhƣ tài nguyên thông tin quốc gia; Đảm bảo cơ chế chia sẻ, tiếp cận, khai thác sử dụng tài nguyên thông tin (ở phạm vi quốc gia, ngành, địa phƣơng), nhất là đối với những phần thông tin đƣợc tạo ra bằng ngân sách nhà nƣớc.

- Thứ hai: Đối với các sản phẩm, dịch vụ thông tin: Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ cho những lĩnh vực về chính trị, chiến lƣợc, chính sách, quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu cơ bản và số ít các ngành công nghệ mũi nhọn, mang tính đột phá.

- Thứ ba: Các sản phẩm, dịch vụ thông tin phục vụ nhu cầu trực tiếp cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tin cá nhân,…. đều phải chuyển sang cơ chế tự trang trải theo cơ chế thị trƣờng với đúng nghĩa thông tin là một loại sản phẩm hàng hóa.

Ở nƣớc ta, từ những năm 80, chúng ta đã có những đề tài, đề án nghiên cứu để chuyển một phần hoạt động thông tin sang cơ chế thị trƣờng, song đến nay vấn đè vẫn còn chƣa đƣợc giải quyết. Từ đây, sắp tới, đối chiếu với nguyên tắc trên, cần mạnh dạn chuyển tiếp một phần tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành theo tinh thần của Nghị định 115.

3.2.2.3. Đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước

a) Nguyên tắc chung:

- Cấp và sử dụng đúng nguồn kinh phí. Cũng nhƣ các tổ chức KH&CN, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đƣợc Nhà nƣớc cấp qua hai nguồn:

+ Nguồn kinh phí đầu tƣ cơ bản;

+ Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.

Việc đảm bảo cấp và sử dụng kinh phí từ trƣớc đến nay (kể cả theo cơ chế mới) luôn phải đúng nguồn. Các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng đúng nguồn, đúng mục đích.

- Theo Nghị định 115, kinh phí của Nhà nƣớc đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên (không thấp hơn năm 2005). Ngoài ra, đề nghị Nhà nƣớc đảm bảo cấp kinh phí cho việc thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất do yêu cầu của thực tiễn;

73

- Phƣơng thức: Nhà nƣớc giao khoán nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ cụ thể với kinh phí tƣơng ứng thông qua hình thức ký hợp đồng hàng năm (đối với nhiệm vụ thƣờng xuyên) hoặc đặt hàng đột xuất (đối với nhiệm vụ đột xuất).

b) Đảm bảo kinh phí đầu tƣ cơ bản (nguồn 1)

Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo những đề án đầu tƣ cơ bản đã đƣợc các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định. Vấn đề là, để đƣợc đầu tƣ, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành phải biết tiếp cận và xây dựng đề án đúng mục đích, đúng mẫu và lộ trình. Trong những năm qua, nhìn chung, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành ít đƣợc đầu tƣ từ nguồn này, một phần cũng do các tổ chức thông tin ít xây dựng đề án. Ngoài ra, tình trạng sử dụng kinh phí không đúng mục địch cũng vẫn thƣờng xảy ra. Mặt khác, cần nhanh chóng xây dựng "Chƣơng trình đầu tƣ cho Mạng lƣới các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành", trong đó có sự phân cấp, phân loại, mức độ ƣu tiên, mức độ đầu tƣ và lộ trình cụ thể đối với mỗi loại tổ chức.

c) Đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (Nguồn 2)

Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên, theo Nghị định 115, về cơ bản không thấp hơn năm 2005. Phƣơng thức cấp kinh phí theo cơ chế mới là giao khoán theo nhiệm vụ, sản phẩm mà không theo biên chế nhƣ trƣớc. Những nội dung hoạt động đƣợc đảm bảo kinh phí thƣờng xuyên phải bao gồm:

- Đảm bảo nguồn tƣ liệu (ở ngƣỡng quốc gia, ngành), tức là kinh phí để mua những tài liệu hạt nhân/tài liệu cơ bản của một tổ chức thông tin bộ/ngành. Ở đây, ta tạm coi khái niệm "Ngƣỡng tài liệu" là những nguồn tài liệu cần thiết nhất, cần đƣợc mua một cách ổn định. Nhờ vào "ngƣỡng" đó, tổ chức thông tin có khả năng đáp ứng nhu cầu tin (ít nhất ở mức độ trung bình) trong phạm vi, lĩnh vực đƣợc giao. Các nguồn đó đƣợc thể hiện bằng các danh mục và dự trù kinh phí tƣơng ứng, đƣợc Nhà nƣớc (Bộ, ngành) phê duyệt. Trong đó gồm: tài liệu nội sinh và tài liệu nƣớc ngoài.

Phƣơng thức mua và tổ chức khai thác: có sự liên kết, chia sẻ ở phạm vi quốc gia, ngành và theo lĩnh vực dƣới sự điều phối của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Duy trì và phát triển kho thƣ viện cũng nhƣ các CSDL về tƣ liệu của thƣ viện để làm công cụ tra tìm, khai thác. Những nội dung chủ yếu là:

74

+ Xử lý biên mục, xây dựng và duy trì, cập nhật các CSDL về tƣ liệu của thƣ viện, tạo lập các danh mục, công cụ tra cứu, OPAC;

+ Tổ chức các kho tài liệu (tạo lập, duy trì, phát triển, kể cả kho mở hiện đại).

- Đảm bảo điều kiện cho thƣ viện hoạt động tốt, thƣờng xuyên (các phòng đọc, kể cả phòng đa phƣơng tiện), trong đó có:

+ Phục vụ thƣ viện tại chỗ, trong đó có sự ƣu tiên phục vụ cho những độc giả đặc biệt - cán bộ lãnh đạo (Trung ƣơng, Bộ, ngành, địa phƣơng), các nhà khoa học, cán bộ quản lý chủ chốt,….

+ Phục vụ từ xa và liên thƣ viện (hỗ trợ kinh phí truy cập mạng, ƣu tiên sử

dụng các mạng dùng chung, các mạng đƣợc tạo lập bằng kinh phí Nhà nƣớc,….). - Phục vụ thông tin cho lãnh đạo, quản lý bằng các hình thức khác nhau nhƣ

ấn phẩm định kỳ (tổng quan, bản tin chọn lọc, bản tin điện tử, cập nhật báo cáo số liệu) hoặc theo chế độ phân phối tin chọn lọc.

- Hỗ trợ cập nhật, nâng cấp các CSDL nòng cốt (các CSDL đã có, đƣợc xây dựng theo các đề án từ trƣớc, hoặc xây dựng theo nhiệm vụ đột xuất-không thuộc kinh phí hoạt động thƣờng xuyên). Đó là các CSDL tầm quốc gia hay đặc thù của

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)