9. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Tiềm lực thông tin
- Tất cả các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều có thƣ viện với mức độ lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có 8 đơn vị (19%) có thƣ viện gọi là lớn với trên một trăm nghìn tên sách, trên một trăm tạp chí nƣớc ngoài trở lên; 11 đơn vị (khoảng 26%) có thƣ viện thuộc loại trung bình (10 - 30 nghìn sách, vài chục tạp chí nƣớc ngoài). Ví dụ nhƣ: Viện CN thông tin & Thƣ viện Y học TW: 10.000; Trung tâm Thông tin, Bộ Công An: 30.700; Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ: 11.000,…. Còn lại 27 đơn vị (55%) chỉ có thƣ viện nhỏ, thậm chí có nơi có chƣa đến 1000 đầu sách và không có tạp chí nƣớc ngoài.
- Tài liệu trong nƣớc, về cơ bản các đơn vị thông tin Bộ, ngành đều mua hết các sách, tài liệu tiếng Việt xuất bản trong nƣớc liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình. Nhƣng có thể nói là kho tài liệu tiếng Việt ở hầu hết các đơn vị đều vẫn nghèo nàn, do số lƣợng sách và tài liệu tiếng Việt về KH&CN hàng năm không nhiều, lại không đƣợc lƣu giữ tốt, thiếu tính hệ thống và hạn chế về độ đầy đủ. Nhiều tổ chức thông tin Bộ, ngành có Kho kết quả nghiên cứu, nhƣng phần lớn các kho này rất hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ về việc xử lý đƣa vào CSDL và đƣa ra phục vụ,….
2.3.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin
* Các CSDL nội sinh tiếng Việt: Khái niệm CSDL nội sinh ở đây hiểu là những CSDL tiếng Việt do tổ chức thông tin tự xây dựng hoặc đƣợc hỗ trợ xây dựng và tự quản trị, phát triển. Với khái niệm nhƣ vậy, qua khảo sát các tổ chức thông tin KH&CN Trung ƣơng, Bộ, ngành cho thấy:
- Số tổ chức thông tin KH&CN Trung ƣơng, Bộ, ngành có trên 10 CSDL: 20 tổ chức (chiếm 43 %);
- Số có từ 5 - 10 CSDL: 22 tổ chức (chiếm 50 %); - Còn lại 2 tổ chức chỉ có dƣới 5 CSDL (chiếm 5%).
53
- Số tổ chức thông tin mua CSDL online của nƣớc ngoài không nhiều; 11 cơ quan (chiếm 25 %).
* Các dạng CSDL:
- CSDL phổ biến (nhiều nơi có) là: CSDL "KQNC" - Kết quả nghiên cứu; CSDL "TULIEU" hoặc "SACH; CSDL "GIS".
- CSDL có ở một số cơ quan: CSDL Patent; CSDL về Tiêu chuẩn; CSDL "VB" -Văn bản quy phạm pháp luật; CSDL về cán bộ KH&CN; CSDL chuyên gia, tƣ vấn. CSDL kinh tế-xã hội; CSDL công nghệ, công nghiệp; CSDL thông tin thống kê;
- CSDL đặc thù của từng cơ quan bộ/ngành: Ví dụ: CSDL y tế, Nhận xét:
- Hầu hết các CSDL tự làm đều có quy mô nhỏ, phổ biến là mỗi CSDL có vài nghìn biểu ghi (thậm chí có CSDL chỉ có 1,2 trăm biểu ghi); Có tới 40% CSDL hoạt động chƣa ổn định; 50% CSDL chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên (do nhiều nguyên nhân);
- Nội dung các CSDL còn nghèo, thông tin thiếu tính hệ thống, không đầy đủ, chậm cập nhật, chƣa bao quát đƣợc các tài liệu của ngành, hạn chế về chất lƣợng xử lý, khả năng tra tìm;
- Chỉ 15% CSDL nội sinh của bộ/ngành có thể khai thác theo chế độ trực tuyến qua Internet, còn lại (85%) chỉ phục vụ cho việc tìm tin cục bộ tại chỗ.
- Theo tự đánh giá của các tổ chức thông tin bộ/ngành: hầu hết các CSDL mới chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình. Có một số chủ đề CSDL còn chƣa đáp ứng đƣợc ngƣời dùng tin.
* Các CSDL của nƣớc ngoài
- Số lƣợng các CSDL của nƣớc ngoài còn ít (chỉ khoảng 20 loại).
- Cũng giống nhƣ các CSDL nội sinh, hầu hết các CSDL này (trên 80%) chƣa đƣợc đƣa vào khai thác trực tuyến (on-line) qua Internet, phần lớn chỉ có thể khai thác theo chế độ off- line (trên CD-ROM tại chỗ).
* Website về KHCN
- Số lƣợng: Đến nay, hầu hết các tổ chức thông tin KH&CN bộ, ngành đều có Website/cổng thông tin.
54
- Chất lƣợng: Nhìn chung nội dung các Website còn nghèo, mang tính chất giới thiệu thông tin, đƣa tin là chính; Rất chậm cập nhật thông tin; nguồn thông tin số hóa (CSDL, bản tin điện tử) trên các Website địa phƣơng còn ít và khả năng truy cập, khai thác các CSDL còn hạn chế.
* Ấn phẩm thông tin: Mỗi tổ chức thông tin Bộ, ngành trung bình có 4 đến 5 ấn phẩm thông tin, một số tổ chức thông tin bộ/ngành còn đƣợc giao nhiệm vụ kiêm trị sự cả tạp chí của ngành; Số tổ chức bộ/ngành có trên 10 ấn phẩm không nhiều (khoảng 15 %). Phổ biến hơn cả, mỗi tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành xuất bản trung bình là 3 bản tin (ít nhất là 2 ấn phẩm).
Hầu hết các ấn phẩm đều có định kỳ thƣa, (thông tin chậm, ít tin); Số lƣợng in nhỏ (vài trăm bản, có ấn phẩm dƣới 100 bản); Chất lƣợng xử lý thông tin chƣa cao. Ít có những ấn phẩm có giá trị gia tăng cao (những tổng luận phân tích, tƣ vấn có hàm lƣợng chất xám cao...). Hầu hết các ấn phẩm đều phải bù lỗ.
* Những sản phẩm, dịch vụ khác: Ngoài hai loại sản phẩm chủ chốt nêu trên, các tổ chức thông tin còn có nhiều sản phẩm dịch vụ khác: Phục vụ thông tin (tra cứu và cung cấp thông tin ); In ấn, sao quét tài liệu; Làm video; Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc tế và trong nƣớc; Đào tạo (nghiệp vụ thông tin, thƣ viện, tin học); Tƣ vấn, thiết kế (về hoạt động thông tin, thƣ viện, Website...); Thông tin chuyển giao công nghệ; Quảng cáo (trên ấn phẩm).
* Những sản phẩm, dịch vụ có thu:
Tất cả những sản phẩm, dịch vụ nêu trên, về nguyên tắc ít nhiều đều có khả năng thu phí. Tuy nhiên, mức độ thu rất khác nhau. Ví dụ: Các ấn phẩm thông tin đều đƣợc bán, nhƣng hầu hết là lỗ (phải bù). Nhƣng cũng có tổ chức thông tin có những bản tin phát hành số lƣợng lớn và tạo đƣợc nguồn thu đáng kể nhƣ Viện CN Thông tin và Thƣ viện Y học Trung ƣơng,…. Thực tế cho thấy: hầu hết các tổ chức thông tin KH&CN có phần thu đáng kể là các dịch vụ chứ không phải ấn phẩm. Đó là các dịch vụ: Tra cứu và cung cấp thông tin; In ấn, sao quét tài liệu; Đào tạo và tin học (đặc biệt là đào tạo tin học tƣ liệu); Một vài tổ chức thông tin có nguồn thu từ tƣ vấn, thiết kế, chuyển giao CSDL,…
Qua thực tế, nhiều tổ chức thông tin KH&CN có đƣợc nguồn thu lớn lại nhờ các hoạt động khác nhƣ quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, dịch tài liệu.