Đối với các SP&DVTT có thu

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 63)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Đối với các SP&DVTT có thu

Những SP&DVTT này chính là để tăng năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN của bộ/ngành.

Qua khảo sát đối với các tổ chức thông tin KH&CN chúng tôi đƣợc trả lời về các hƣớng nội dung, sản phẩm, dịch vụ cần tập trung đầu tƣ phát triển có khả năng tăng nguồn thu để hoạt động theo bao gồm:

- Dịch vụ quảng cáo, nhận quảng cáo (trên XB phẩm, Mạng/Website); - Dịch vụ tìm tin/ Phục vụ thông tin online;

63

- Dịch vụ tin học (thiết kế CSDL, Mạng, Website,...);

- Phân phối thông tin chọn lọc (phục vụ trọn gói; phục vụ theo chủ đề đặt trƣớc);

- Thông tin chuyển giao công nghệ/môi giới công nghệ; - Xuất bản và bán ấn phẩm thông tin (kể cả tạp chí, tập san); - Làm video, phim khoa học;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm (quốc tế, trong nƣớc); - In ấn, xuất bản, sao, quét tài liệu;

- Dịch tài liệu/sách.

Qua bảng sắp xếp kết quả nêu trên, tổ chức thông tin KH&CN có thể tham khảo để lựa chọn và triển khai ƣu tiên các dịch vụ, sản phẩm khi chuyển đổi cơ chế, từ dịch vụ có thể làm ngay đến những dịch vụ khó làm hơn,…. tùy điều kiện sao cho phù hợp, hiệu quả.

Kết quả lấy ý kiến đề xuất chọn 3 dạng sản phẩm, dịch vụ thông tin KH&CN bộ/ngành nên ƣu tiên tập trung phát triển thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Xuất bản và bán ấn phẩm thông tin; - Thông tin chuyển giao công nghệ;

- Dịch vụ đào tạo (nghiệp vụ thông tin, tin học tƣ liệu).

Thực tế là trong những năm qua, nhiều đơn vị thông tin ở các cấp có đƣợc nguồn thu khá do hoạt động này mang lại. Điều đáng suy nghĩ là trong số 3 dịch vụ, sản phẩm đƣợc chọn nhiều nhất để ƣu tiên phát triển lại không có "Dịch vụ tìm tin" - một dịch vụ mà đáng lẽ phải đƣợc các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành phải đặc biệt chú trọng.

Qua tìm hiểu, lý do của tình trạng trên có thể là: hầu hết các tổ chức thông tin bộ/ngành chƣa có tiềm lực thông tin đủ “ngƣỡng” cần thiết, nhất là thông tin số hóa; Việc tổ chức phục vụ tìm tin và đáp ứng yêu cầu tin còn hạn chế (kỹ năng tìm kiếm, tận dụng các nguồn, bao gói thông tin chƣa tốt); Giá cả ngƣời dùng trả cho dịch vụ này còn thấp, không thỏa đáng,…. Trên thực tế, nguồn thu từ dịch vụ “Tìm tin” này ở các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều thấp, không so đƣợc với nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ thông tin khác.

64

- Phát huy sản phẩm, tiềm năng sẵn có. Chú trọng triển khai mở rộng các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở đã có "cơ sở", chẳng hạn những sản phẩm đã đƣợc Nhà nƣớc giao khoán nhiệm vụ và đã có sản phẩm ở mức độ nhất định, chúng ta chỉ làm thêm giá trị gia tăng hoặc tăng số lƣợng, ví dụ:

+ Ấn phẩm (bản tin chọn lọc, tổng luận,...) - tổ chức thông tin chỉ cần tăng số lƣợng in, phát hành (có thể tăng giá trị gia tăng bằng cách bổ sung hay cô đọng thông tin). Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng kết hợp quảng cáo và bán rộng rãi;

+ Các CSDL đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ- tổ chức thông tin phải khai thác thật tốt bằng mọi hình thức (in ấn đầu ra làm ấn phẩm, tra tìm phục vụ tìm tin lần một hay tổ chức phân phối thông tin chọn lọc,….).

- Trong thời gian trƣớc mắt, chọn ƣu tiên những sản phẩm, dịch vụ dễ làm, có thể làm ngay không cần xây dựng tiềm lực nhiều (tuy nhiên phải có quan hệ với khách hàng tốt, bản thân đơn vị có khả năng cạnh tranh). Ví dụ: Quảng cáo, Dịch vụ đào tạo, Dịch vụ tin học, Tổ chức hội nghị, triển lãm.

- Phát triển những sản phẩm, dịch vụ thông tin tiềm năng và những sản phẩm có lợi thế.

Mỗi tổ chức thông tin KH&CN đều có những thế mạnh, đặc thù riêng. Những thế mạnh đó là: điều kiện, vị trí của cơ quan ngành và các mối quan hệ, hợp tác; các tiềm năng thông tin, CSDL đặc thù; tiềm năng cán bộ; tiềm năng thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, trụ sở,…. Những sản phẩm lợi thế là những sản phẩm thông tin KH&CN về chuyên ngành của đơn vị. Những sản phẩm mà các đơn vị ở các ngành khác, cơ sở khác không thể cạnh tranh (vì không có điều kiện nhƣ đơn vị thông tin của chính bộ/ngành đó).

Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành cần đặc biệt chú ý đầu tƣ phát triển dịch vụ, sản phẩm có lợi thế của mình, đó là:

- Dịch vụ tìm tin, nhất là tìm tin online.

Tất cả các tổ chức thông tin KH&CN bộ/ngành đều cần chú trọng đặc biệt vào dịch vụ này, trên cơ sở: phát triển tiềm lực thông tin của bản thân; tận dụng, khai thác triệt để tất cả các nguồn tin sẵn có trên Internet; thuê, trao đổi các nguồn tin có giá trị (các CSDL online) với các tổ chức nƣớc ngoài, trong nƣớc; Quảng bá và phục vụ tích cực "Dịch vụ đơn biệt" tới từng tập thể, cá nhân. Đặc biệt tập trung vào các nguồn tin có giá trị, khó với tới; Tổ chức phục vụ liên kết, liên thƣ viện.

65

Kinh nghiệm của một số tổ chức thông tin KH&CN, chẳng hạn nhƣ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (với dịch vụ Bạn đọc đặc biệt), Viện Công nghệ Thông tin và Thƣ viện Y học TW (tổ chức Hệ thống tra cứu thông tin Y dƣợc SIMSI),… cho thấy dịch vụ này cần phải giới thiệu, quảng bá rộng rãi và hƣớng dẫn rất cụ thể thì mới có đƣợc số lƣợng đông ngƣời dùng. Và khi đã khai thác quen thì ngƣời dùng tin không thể thiếu dịch vụ này. Hơn nữa, khi đông ngƣời dùng thì tổ chức thông tin KH&CN mới có lãi.

- Dịch vụ Phân phối tin chọn lọc phục vụ cho các đối tƣợng cá nhân, tập thể (nhƣng cần đặc biệt chú trọng ngƣời dùng tập thể). Trong dịch vụ này, ta có thể kết hợp phục vụ theo chuyên đề với phục vụ trọn gói. Dịch vụ này đòi hỏi phải tổ chức bài bản, có những nguồn tin ổn định, xử lý tin chính xác, kịp thời. Chú trọng tăng số lƣợng ngƣời dùng tin cùng một chuyên đề, tăng tần xuất (định kỳ phục vụ/cung cấp tin trong năm).

- Xuất bản ấn phẩm (các loại) kết hợp quảng cáo, nhất là đối với các tổ chức thông tin hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn. Mọi tổ chức thông tin KH&CN đều có thể thực hiện hình thức này, kết hợp với việc dịch sách/tài liệu. Đặc biệt chú trọng việc nâng số bản phát hành và hình thức quảng cáo trên ấn phẩm. Kết hợp cả hai hình thức ấn phẩm: in trên giấy và điện tử.

- Thông tin chuyển giao/môi giới công nghệ (riêng đối với các tổ chức thông tin hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ) bao gồm: Tra cứu và cung cấp tin: Phục vụ thông tin theo yêu cầu từng lần hoặc theo Phân phối thông tin chọn lọc (theo gói, theo lĩnh vực, sản phẩm mới...); Tƣ vấn: thông tin phân tích, đề xuất, kiến nghị; lựa chọn công nghệ, giải pháp công nghệ,…; Môi giới mua bán công nghệ thiết bị thông qua Website, Chợ ảo, Sàn giao dịch, Techmart.

- Dịch vụ phân tích, tổng hợp, cô đọng, bao gói, chuyển giao thông tin (kể cả toàn bộ CSDL hay từng phần, các sƣu tập số liệu). Đây là chính là hƣớng các tổ chức thông tin cần đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh bởi vì dịch vụ này chính là thêm "giá trị gia tăng" nhiều cho các sản phẩm thông tin, mang lại lợi nhuận cao đáp ứng nhu cầu cụ thể cho từng đối tƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dịch vụ đào tạo (nghiệp vụ thông tin, thƣ viện, tin học tƣ liệu, tin học văn phòng, thƣ ký, văn thƣ). Tất cả tổ chức thông tin KH&CN đều có thể tiến hành dịch vụ này với mức độ khác nhau.

66

Một phần của tài liệu Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ ngành trong bối cảnh hội nhập (Trang 63)