Các nguồn vốn sinh kế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)

1. 2.1 Trên thế giới

2.2.1Các nguồn vốn sinh kế hộ gia đình

Theo lý thuyết sinh kế của DFIT, vốn sinh kế gồm: Vốn con người, Vốn xã hội, Vốn tài chính, Vốn vật chất và Vốn tự nhiên. Phần này làm rõ sinh kế của người dân ở KBT Xuân Liên.

a) Vốn con người

Vốn con người của một HGĐ (HGĐ) là tất cả những gì thuộc về khả năng thể chất, khả năng trí tuệ của các cá nhân và các thành viên trong gia đình, bao gồm: sức khỏe, sự giáo dục, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thời gian và năng lực làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. Trong khung phát triển sinh kế bền vững của HGĐ, nguồn vốn con người có vai trò quan trọng và là tiền đề cho mọi sự phát triển.

Vốn con người trong HGĐ gồm tất cả các yếu tố, khả năng của các thành viên trong hộ. Các yếu tố cơ bản có thể đánh giá như: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất... Ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn, chủ hộ thường là người quyết định mọi sự phát triển sinh kế của HGĐ. Do đó, yếu tố chủ hộ là một yếu tố quan trọng trong nguồn vốn con người của HGĐ[19]

.

1/ Yếu tố chủ hộ

Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp của chủ hộ là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của hộ.

Giới tính chủ hộ ảnh hưởng tới khả năng phát triển kinh tế, thường chủ hộ là nam giới có khả năng quyết định phát triển kinh tế HGĐ tốt hơn chủ hộ nữ. Kết quả điều tra ở hai xã Vạn Xuân và Lương Sơn cho thấy có 88,13% chủ hộ là nam và 11,87% là nữ. Chủ hộ là nữ thường rơi vào các hộ góa chồng. Tỷ lệ giới tính của chủ hộ ở hai xã Vạn Xuân và Lương Sơn có sự chênh lệch không đáng kể.

Tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng nhiều tới định hướng phát triển kinh tế hộ. Những chủ hộ trẻ thường có nhiều sáng kiến và mạnh dạn trong đổi mới phương pháp sản xuất, do đó kinh tế gia đình cũng sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn. Theo kết quả mẫu điều tra, tuổi trung bình của chủ hộ là 45 tuổi, trong đó già nhất là 73 tuổi, người trẻ nhất là18 tuổi. Về độ tuổi trung bình của chủ

38

hộ ở 2 xã khảo sát cũng không thấy có sự khác biệt nhiều. Như vậy, ở khu vực nghiên cứu các chủ hộ đều là những người trẻ tuổi và đang ở trong độ tuổi lao động, thuận lợi cho việc phát triển thêm sinh kế và tăng thu nhập cho HGĐ. Thông thường ở độ tuổi 45, các chủ hộ không những mạnh dạn làm ăn mà họ còn thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và phát triển kinh tế.

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ tuy không tác động nhiều tới quá

trình quyết định phát triển kinh tế, nhưng cũng là yếu tố tác động tới động lực của hộ trong phát triển kinh tế. Thông thường các hộ có gia đình đầy đủ (vợ, chồng, con) thường có nguồn thu nhập tốt hơn các hộ khuyết thiếu, và gia đình góa phụ là đối tượng thường gặp nhiều khó khăn nhất. Theo kết quả điều tra có 94,51% các chủ hộ đã lập gia đình, 1,74% chủ hộ là goá phụ, 0,50% đã ly dị và 3,25% số người sống độc thân chưa lập gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của các HGĐ trong vùng.

Trình độ học vấn của chủ hộ là một yếu tố quan trọng, người có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp thu tốt hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất của HGĐ. Những người có trình độ học vấn cao cũng thường là người định hướng chiến lược sinh kế của HGĐ tốt hơn. Theo số liệu khảo sát cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là các chủ hộ học tiểu học (45,63%) và trung học cơ sở (32,5%), tỷ lệ chủ hộ học phổ thông trung học có 10,0%, tỷ lệ chủ hộ không đi học vẫn khá cao 10,0%, số chủ hộ học đại học, cao đẳng và trung cấp rất ít,1,88% (biểu đồ 2.1).

2% 10% 32% 46% 10% ĐH, CĐ và THCN THPT THCS Tiểu học Không đi học

Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của chủ hộ 2 xã khảo sát

Tuy nhiên, có sự khác biệt về trình độ học vấn của chủ hộ giữa 2 xã khảo sát, chủ hộ ở xã Lương Sơn có trình độ học vấn tốt hơn Vạn Xuân (biểu đồ 2.2).

39 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Lương Sơn Vạn Xuân

Không đi học Tiểu học THCS THPT

ĐH, CĐ và THCN

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh trình độ học vấn của chủ hộ ở 2 xã khảo sát

Như vậy, trình độ học vấn của các chủ hộ trong vùng hiện nay nhìn chung khá thấp, nên việc tiếp thu các kỹ thuật mới vào sản xuất và định hướng chiến lược sinh kế cho gia đình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu (Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân).

Các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (Bát Mọt 99,3%, Yên Nhân 97%; Vạn Xuân 60,7% dân tộc Thái), lại sống ở vùng địa hình khó khăn nên khả năng được học tập, đào tạo qua trường lớp ít. Xuân Cẩm cũng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (85% dân tộc Thái), nhưng nằm ở tiểu vùng địa hình thấp, giáp với trung tâm thị trấn Thường Xuân nên điều kiện khả năng được học tập, đào tạo qua trường lớp cao hơn 3 xã trên. Lương Sơn có thành phần người dân tộc thiểu số thấp nhất (42,71% người Thái, 12,9% người Mường), nằm ở vùng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo, nên trình độ học vấn chủ hộ cao hơn các xã khác trong vùng.

Nghề nghiệp của chủ hộ cũng là yếu tố tác động đến mức độ ổn định của kinh tế hộ. Ở các vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu của HGĐ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nghề của chủ hộ. Vì thế, nghề của chủ hộ có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế HGĐ.

Theo kết quả điều tra, có 89,38% số chủ hộ làm nghề nông, lâm nghiệp; 3,13% làm nghề thủ công và thợ xây; 3,13% tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước xã/thôn; 2,5% tham gia các hoạt động buôn bán, dịch vụ và 1,87% còn lại làm các nghề khác như: làm thuê, làm ăn xa, khai thác các sản phẩm rừng.

40

89%

3% 3% 3% 2%

Nông, lâm nghiệp Thợ thủ công và thợ xây Cán bộ Nhà nước Buôn bán, dịch vụ Khác

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của các HGĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa 2 xã điều tra thấy có sự khác biệt về cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ, nhưng không nhiều (biểu đồ 2.4). Tỷ lệ chủ hộ làm nghề buôn bán, dịch vụ ở Lương Sơn (3,75%) cao hơn Vạn Xuân (1,25%), điều này do Lương Sơn đã có chợ để trao đổi hàng hóa thường xuyên nên nghề dịch vụ phát triển hơn.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Lương Sơn Vạn Xuân

Khác

Buôn bán, dịch vụ Cán bộ Nhà nước Thợ thủ công và thợ xây Nông, lâm nghiệp

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ ở 2 xã khảo sát

Số liệu điều tra cho thấy phần lớn các hộ trong vùng làm nông, lâm nghiệp và thu nhập chính là từ nguồn này. Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp còn có nhiều khó khăn nên thu nhập đem lại thấp.

2/ Quy mô HGĐ

Quy mô gia đình có ảnh hưởng đến sinh kế của hộ. Theo quan niệm của người dân trước kia, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, một gia đình giàu là gia đình đông con. Quan niệm này đúng ở khía cạnh con người - nhân văn, nhưng không phù hợp với khía cạnh phát triển kinh tế hiện nay. Số nhân khẩu trong gia đình có thể ảnh hưởng rất nhiều tới kinh tế của hộ[22]

.

Kết quả khảo sát tại 2 xã Lương Sơn và Vạn Xuân cho thấy số nhân khẩu trung bình ở đây là 4,5 người/hộ, trong đó hộ lớn nhất có tới 15 khẩu và hộ ít nhất

41

chỉ có 1 khẩu. Lao động chính trung bình một hộ là 2,29 người, nhiều nhất là 9 lao động/hộ, và thấp nhất là không có lao động nào - đây là trường hợp của những hộ già cả neo đơn. Số người phụ thuộc trung bình là 2,21 người và hộ có nhiều người phụ thuộc nhất là 6 người. Lương Sơn có số khẩu trung bình/hộ (4,3 khẩu/hộ) thấp hơn xã Vạn Xuân (4,7 khẩu/hộ).

Như vậy, trong vùng vẫn còn nhiều hộ đông con, số người sống phụ thuộc cao, nên yếu tố đông con góp phần gây cản trở phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu.

3/ Các nguồn thu nhập và nghề phụ của HGĐ

Ở các vùng nông thôn, nghề phụ thường là nghề cho thu nhập thường xuyên và góp phần giải quyết việc làm cho các HGĐ trong lúc nông nhàn[22]. Kết quả khảo sát HGĐ cho thấy, các hộ đều có một vài nghề phụ để bổ trợ kinh tế cho nghề chính: 10% số hộ có người đi làm ăn xa trên các thành phố lớn hoặc xuất khẩu lao động nước ngoài; 15% số hộ làm thuê cho các hộ khác trong vùng; 35% số hộ thường xuyên tranh thủ lúc nông nhàn vào rừng khai thác các sản phẩm rừng, trong đó Vạn Xuân có tỷ lệ lớn hơn (42%).

Nếu xét về tổng số nguồn thu nhập của một hộ trong khu vực, trung bình một hộ có 2,39 nguồn thu nhập (nhiều nhất là 5 và ít nhất là 1). Lương Sơn (2,50 nguồn thu/hộ) là xã có số nguồn thu nhập trung bình cao hơn Vạn Xuân (2,28 nguồn thu/hộ). Tuy nhiên, trồng lúa vẫn được cho là nghề mang lại thu nhập tốt nhất cho các HGĐ thuần nông và hộ chọn nông nghiệp làm nghề chính (với hơn 80% ý kiến).

b) Vốn Vật Chất

Vốn vật chất của một HGĐ gồm: nhà ở, các vật dụng, tiện nghi sinh hoạt, các vật dụng sản xuất, máy móc, thiết bị. Vốn vật chất có thể là công cụ phát triển kinh tế hoặc là công cụ bổ trợ trong phát triển kinh tế.

- Điều kiện nhà ở: Với HGĐ đặc biệt là ở vùng nông thôn thì nhà ở rất quan trọng, là tài sản lớn nhất trong gia đình. Hiện trạng nhà ở thể hiện thực trạng kinh tế và phương thức phát triển sinh kế của HGĐ, và là yếu tố đầu tiên khi đánh giá vốn vật chất của HGĐ.

Kết quả nghiên cứu tại 2 xã Vạn Xuân và Lương Sơn cho thấy, nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 20,63%, nhà cấp 4 chiếm 71,25%, và nhà tạm 8,13%.

42 20,63% 71,25% 8,13% Kiên cố và bán kiên cố Nhà cấp 4 Nhà tạm

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhà ở hai xã điều tra

Tỷ lệ hộ có nhà ở ổn định tương đối cao 91,88%. Kết quả trên là nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước qua chương trình hỗ trợ hộ ghèo về nhà ở 167/2008/QĐ-TTg. Đây là điều kiện thuận lợi để các HGĐ có thể yên tâm phát triển sinh kế của gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HGĐ phải ở nhà tạm, dột nát (8,13%). Điều này khiến họ khó có thể yên tâm để phát triển sinh kế cho gia đình mình.

Số liệu điều tra cho thấy có sự khác biệt về cơ cấu nhà ở của 2 xã Lương Sơn và Vạn Xuân, Lương Sơn có điều kiện nhà ở tốt hơn (biểu đồ 2.6). Vạn Xuân có tỷ lệ nhà tạm cao hơn so với Lương Sơn. Lương Sơn có tỷ lệ nhà tạm không đáng kể (2,5%), Vạn Xuân vẫn còn 13,75% số hộ ở nhà tạm. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Lương Sơn Vạn Xuân

Nhà tạm Nhà cấp 4

Kiên cố và bán kiên cố

Biểu đồ 2.6: So sánh cơ cấu nhà ở của 2 xã khảo sát

Do tập quán sinh hoạt và điều kiện kinh tế, đa số các hộ dân ở các xã điều tra dùng nhà vệ sinh tạm bợ (trên 80%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiện nghi sinh hoạt: Ngoài cơ sở vật chất lớn như nhà thì các vật dụng trong gia đình cũng thể hiện hiện trạng vốn vật chất của hộ. Tiện nghi cho sinh hoạt hàng ngày gồm nhiều thiết bị như ti vi màu, tủ lạnh, đầu đĩa, đài catset, điện thoại, xe máy, bàn ghế xa-lông, tủ tường,… Kết quả điều tra cho thấy, ti vi màu và điện thoại là 2 loại tiện nghi phổ biến nhất (khoảng 80%), sau đó là xe máy và đầu đĩa (khoảng 50%), đồ gỗ có giá trị (bàn ghế sa lông, tủ tường,…) 31% số hộ có, các loại tiện nghi

43

cao cấp khác khác như: máy vi tính, tủ lạnh, máy giặt rất ít hộ có. Lương Sơn là xã có tỷ lệ hộ có các loại tiện nghi sinh hoạt đều lớn hơn Vạn Xuân (bảng 2.3)

Bảng 2.3: Tỷ lệ HGĐ có các loại tiện nghi sinh hoạt ở 2 xã khảo sát

Tiện nghi sinh hoạt Tỷ lệ hộ có tiện nghi sinh hoạt (%)

2 xã Lƣơng Sơn Vạn Xuân

Tivi màu 81,88 93,75 70,00 Điện thoại 80,00 82,5 77,50 Xe máy 51,87 53,8 50,00 Đầu đĩa/casset 50,00 53,70 46,25 Đồ gỗ (>1 triệu đồng) 31,88 38,8 25,00 Máy vi tính/tủ lạnh 2,50 3,75 1,25 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2 xã Lương Sơn Vạn Xuân

Tivi màu Điện thoại Xe máy Đầu đĩa/casset Đồ gỗ (>1 triệu đồng) Máy vi tính/tủ lạnh

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ hộ có các loại tiện nghi sinh hoạt ở 2 xã khảo sát - Công cụ sản xuất là các vật dụng, thiết bị phục vụ cho sản xuất của HGĐ. Kết quả điều tra cho thấy chiếm tỷ lệ chủ yếu (95%) là các vật dụng thủ công phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (cày bừa, cuốc,…), 22,5% số hộ có máy bơm nước, còn các loại máy móc khác như máy đập lúa, máy phát điện, thuyền máy, ô tô vận tải hàng hóa chỉ một ít hộ có (bảng 2.4 ).

Bảng 2.4: Tỷ lệ số hộ có các loại công cụ sản xuất ở 2 xã điều tra

Công cụ, máy móc sản xuất Tỷ lệ hộ có các công cụ, máy móc sản xuất (%)

2 xã Lƣơng Sơn Vạn Xuân

Máy bơm 22,50 27,50 17,50

Máy phát điện 3,75 5,00 2,50

Máy đập lúa - - -

Thuyền máy 2,50 3,75 1,25

Ô tô vận tải 3,13 3,75 2,50

44 0 20 40 60 80 100 120

2 xã Lương Sơn Vạn Xuân

Máy bơm Máy phát điện Máy đập lúa Thuyền máy Ô tô vận tải

Công cụ thô sơ (cày, cuốc,...)

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ số hộ có các loại công cụ sản xuất ở 2 xã điều tra

c) Vốn xã hội

Vốn xã hội là nguồn lực cơ hội, lợi ích mang lại từ mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức, phi chính thức.

Vốn xã hội của một cộng đồng thể hiện ở các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau của người dân. Trong quy mô HGĐ vốn xã hội thể hiện ở vai trò từng thành viên trong gia đình để tạo nên cơ hội sản xuất tốt hơn từ các mối quan hệ của họ trong xã hội. Với những HGĐ có các thành viên có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có trình độ hay có mối quan hệ xã hội tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất, nhất là khi vay vốn phát triển sinh kế hay cần sự giúp đỡ. Ngoài ra, vốn xã hội còn thể hiện ở mức độ tham gia vào các tổ chức xã hội, các nhóm, hội địa phương; những hộ tích cực tham gia vào các tổ chức địa phương là những hộ có nguồn vốn xã hội tốt.

- Sự tham gia các tổ chức đoàn thể địa phƣơng

Các tổ chức đoàn thể chính thức ở các xã vùng đệm KBT gồm: Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc. Kết quả khảo sát sự tham gia của các hộ vào các tổ chức đoàn thể cho thấy: 95% HGĐ tham gia ít nhất một tổ chức đoàn thể; 95% tham gia hội nông dân; 75,63% tham gia hội phụ nữ, 31,25% tham gia đoàn thanh niên; các tổ chức hội khác có tỷ lệ HGĐ tham gia ít. Không thấy có sự khác biệt nhiều trong tỷ lệ tham gia các tổ chức đoàn thể của các HGĐ ở 2 xã Lương Sơn và Vạn Xuân (biểu đồ 2.9)

45 0 20 40 60 80

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)