1. 2.1 Trên thế giới
3.1.1 Hoạt động khai thác, sử dụng các sản phẩm rừng trong KBT và suy giảm đa
KBTTN XUÂN LIÊN
Trước đây, vẫn có một bộ phận nhỏ người dân sống trong vùng lõi KBT, năm 2010 đã được di dời ra ngoài. Hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư gồm trồng trọt nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và khai thác các sản phẩm rừng là các hoạt động có tác động, làm suy giảm đa dạng sinh học của KBT. Trong đó, hoạt động khai thác các sản phẩm rừng có tác động mạnh nhất.
3.1.1 Hoạt động khai thác, sử dụng các sản phẩm rừng trong KBT và suy giảm đa dạng sinh học đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra, đánh giá nhanh về khai thác, sử dụng tài nguyên ở các thôn, bản nằm giáp ranh với KBT của BQL KBTTN Xuân Liên cho thấy:
Các loài cây gỗ mà người dân thường khai thác, sử dụng gồm có: chẩu, gội, vàng tâm, dẻ pao, giổi, dẻ, chò chỉ, re, xoan nhừ, sến, táu, ràng ràng, đinh hương, mài lá, pơ mu, sa mu, sấu, vàng rè, chữ, trâm bì,… [3]. Loại cây được người dân ở đây khai thác nhiều nhất là vàng tâm, bởi tập tục của người dân tộc Thái ở đây họ thường sử dụng loài cây gỗ này để làm nhà và đóng hòm. Các loài cây gỗ thường được người dân khai thác quanh năm nhưng thường nhiều vào mùa khô và những tháng thiếu ăn.
Tình trạng khai thác gỗ diễn ra khá mạnh khi KBT mới được thành lập, chưa kiểm soát chặt chẽ, khiến cho các loài cây gỗ này bị suy giảm nhanh về số lượng. Những năm gần đây tình trạng khai thác gỗ trái phép đã giảm đi nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp khai thác trộm. Loài cây thường bị chặt trộm nhiều là Sa mu, Pơ mu và một vài loài cây khác. Các sản phẩm khai thác trộm được bán cho các đầu nậu để vận chuyển đi khu vực khác. Ngoài người dân địa phương, một số đối tượng bên ngoài cũng lén lút khai thác một số loài cây gỗ quý.
83
Bảng 3.1: Các loài cây gỗ đƣợc ngƣời dân Thôn Minh Ngọc (Lƣơng Sơn) khai thác ở KBT Xuân Liên[3]
TT Tên loài Dạng sống Nơi sống Công dụng
1 Dổi Thân gỗ
Vùng lõi (Đỉnh Bugio) hiện tại các cá thể còn ít Làm đồ và đóng đồ gia dụng 2 Ràng ràng Thân gỗ Phân bố nhiều ở vùng đệm Dùng trong gia đình
3 Vàng rè Thân gỗ Phân bố nhiều ở vùng đệm
Dùng trong gia đình
4 Vàng tâm Thân gỗ
Vùng lõi, trước đây có nhiều, nay ít
Sử dụng trong gia đình và người dân vùng dân tộc thường chặt hạ cây này làm hòm theo phong tục của người Thái
5 Sấu Thân gỗ Vùng lõi, đệm còn nhiều Sử dụng trong gia đình và đem bán 6 Sến Thân gỗ Vùng lõi, vùng đệm, hiện nay còn ít hơn Sử dụng trong gia đình và đem bán 7 Dẻ Thân gỗ Chủ yếu ở vùng lõi (Khe Lung, Khe Lui) Sử dụng trong gia đình và đem bán 8 De Thân gỗ Chủ yếu ở vùng lõi Sử dụng trong gia đình và đem bán 9 Chữ Thân gỗ Vùng lõi và vùng đệm Sử dụng trong gia đình và đem bán
(Nguồn: Dữ liệu điều tra của BQL KBTTN Xuân Liên, cập nhật 2010)
Hiện nay các loài cây gỗ đã bị suy giảm nhiều. Nhiều loài cây số lượng hiện nay đã ít đi nhiều, chẳng hạn như: Dổi, Ràng ràng, Vàng tâm, Vàng rè,… Nhiều loài cây đã trở nên rất hiếm, chẳng hạn như: chò chỉ, sến, táu, sa mu, pơ mu, đinh hương,…. Một số loài cây gỗ hiếm hiện nay thường chỉ có trong vùng lõi của KBT.
84
Bảng 3.2: Mức phong phú của một số cây gỗ mà ngƣời dân thôn Minh Ngọc khai thác, sử dụng[3]
TT Tên loài Tầm quan trọng Mức độ phong phú hiện nay Còn nhiều ít Hiếm 1 Dổi Rất quan trọng X 2 Ràng ràng Quan trọng X 3 Vàng rè Quan trọng X 4 Vàng tâm Quan trọng X 5 Sấu Quan trọng X 6 Sến Quan trọng X 7 Dẻ Quan trọng X 8 De Quan trọng X 9 Chữ Quan trọng X
(Nguồn: Dữ liệu điều tra của BQL KBTTN Xuân Liên, cập nhật năm 2010)
Các lâm sản phụ là những đối tượng mà người dân trong vùng thường xuyên khai thác, gồm các nhóm: làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, nguyên liệu đan lát, vật liệu xây dựng, chất đốt.
- Nhóm làm thực phẩm gồm: lá đắng, bắp chuối, măng nứa, luồng, mật ong, rau rừng, chuột, dúi, chồn, gà rừng, lợn rừng, tôm tép, cá, ốc, ếch,… Nhóm làm thực phẩm người dân khai thác để sử dụng là chính, số lượng bán ít. Đa số các loài cây, con thực phẩm và nguyên liệu người dân khai thác quanh năm.
- Nhóm làm dược liệu gồm: nhân trần, hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì, sa nhân, tam thất, thiên niên kiện, củ ráy,… Nhóm này người dân thường khai thác để bán. Các cây dược liệu người dân khai thác theo mùa, thông thường vào tháng 1-2 và tháng 9-10.
- Nhóm làm nguyên liệu đan lát gồm: tê guột, mây, nứa, luồng,… Nhóm này người dân cũng thường khai thác để bán.
- Nhóm làm chất đốt: các loại cây bụi, cây gỗ nhỏ,… Nhóm này được khai thác thường xuyên quanh năm.
85
Bảng 3.3: Các loại lâm sản ngoài gỗ chính đƣợc khai thác, sử dụng ở thôn Đục (Bát Mọt)[3] TT Tên loài Dạng sống Nơi sống Công dụng 1 Nhân trẩn Thân thảo Dưới độ cao 200 m, ở trạng thái IC, IB nhưng thường sống gần thôn bản VD đỉnh Hón Thắm.
Là cây dược liệu làm thuốc và người dân sử dụng làm đổ uống hằng ngày.
2 Tam thất Thân củ Sống ở vùng có độ ẩm cao Làm thuốc 4 Lá đắng Thân gỗ Sống ở vùng đệm và vùng
lõi. Phân bố rộng số lượng nhiều
Làm thuốc (Chữa bệnh tiêu chảy) làm thực phẩm thay rau xanh 5 Sa nhân Thân củ Chủ yếu ở vùng lõi, độ cao
từ 100- 800m, độ tan che 0,5-0,6 Làm thuốc chữa bệnh(Đường ruột, phong tê thấp, sốt rét…) 6 Măng Thân ngầm
Phân bố rải rác hoặc tập trung ở cả vùng lõi và vùng đệm
Làm thực phẩm, bán
7 Mật ong Côn trùng
Rải rác nhưng chủ yếu trong vùng lõi Làm thuốc, bán 8 Động vật rừng (chuột) Động vật bậc cao
Di cư nhưng chủ yếu trong vùng lõi Làm thực phẩm, bán 9 Củi Thực vật Rộng, sử dụng chủ yếu ở khu vực gần thôn Làm chất đốt 10 Ếch nhái Động vật lưỡng cư
Ven sông suốt ao hồ Làm thực phẩm, bán 11 Cá, tôm
tép
Động vật thuỷ sinh
Sông suối, ao hồ Làm thực phẩm, bán
(Nguồn: Dữ liệu điều tra của BQL KBTTN Xuân Liên, cập nhật năm 2010)
Hiện nay đa cố các loài lâm sản ngoài gỗ không phong phú như trước khi thành lập KBT, nhiều loài ít và khó kiếm. Nhiều loài trước đây phân bố ở mọi nơi trong khu vực, hiện nay chỉ còn ở vũng lõi trung tâm KBT. Một số loài cây dược liệu như: thiên niên kiện, hà thủ ô đỏ,… phải đi rất xa sang tận khu vực giáp ranh
86
với huyện Quế Phong (Nghệ An) mới có thể khai thác. Các loài động vật rừng số lượng không còn nhiều, tần suất đi rừng bắt gặp dấu vết của các loài động vật ngày càng ít.
Bảng 3.4: Mức phong phú của một số lâm sản ngoài gỗ mà ngƣời dân thôn Đục (Bát Mọt) khai thác, sử dụng[3]
TT Tên loài Tầm quan trọng
Mức độ phong phú hiện nay Còn nhiều ít Hiếm 1 Nhân trần Ít quan trọng X 2 Tam thất Ít quan trọng X 4 Lá đắng Ít quan trọng X 5 Sa nhân Ít quan trọng X 6 Măng Ít quan trọng X 7 Mật ong Ít quan trọng X 8 Động vật rừng Ít quan trọng X 9 Củi Quan trọng 10 Ếch nhái Ít quan trọng X 11 Cá, tôm tép Ít quan trọng X
(Nguồn: Dữ liệu điều tra của BQL KBTTN Xuân Liên, cập nhật năm 2010)
Thống kê về công dụng của các loại lâm sản khai thác ở các thôn giáp ranh KBT cho thấy: nhóm cây gỗ có 26 loại, 15 loại phục vụ nhu cầu tại chỗ, 11 loại vừa sử dụng, vừa đem bán; nhóm làm thực phẩm có 8 loại chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ; nhóm dược liệu có 8 loại, 2 loại thường xuyên phục vụ nhu cầu tại chỗ, 4 loại vừa sử dụng vừa đem bán, 2 loại chuyên đem bán; nhóm nguyên liệu có 5 loại, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, 2 loại vừa sử dụng vừa đem bán; nhóm làm chất đốt rất đa dạng, người dân vừa khai thác để sử dụng vừa đem bán.
Thống kê phân bố các loại lâm sản mà người dân các thôn giáp ranh KBT khai thác, sử dụng theo điều tra của BQL KBTTN Xuân Liên cho thấy: các loại lâm sản mà họ khai thác gồm cả những loại phân bố trong vùng lõi và vùng đệm KBT; nhóm cây gỗ có 12 loại nằm trong vùng lõi, 14 loại nằm cả ở vùng lõi và
87
vùng đệm; nhóm lâm sản ngoài gỗ làm nguyên liệu có 1 loại nằm trong vùng lõi, 4 loại nằm ở cả vùng lõi và vùng đệm; nhóm dược liệu có 3 loại phân bố trong vùng lõi, 5 loại nằm ở cả vùng lõi và vùng đệm; nhóm làm lương thực, thực phẩm có 2 loại phân bố trong vùng lõi, 6 loại nằm ở cả vùng lõi và vùng đệm (biểu đồ 3.1)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhóm cây gỗ Nhóm l.thực, t.phẩm Nhóm dược liệu Nhóm nguyên liệu Nhóm lâm sản Số lo ạ i Vùng lõi Vùng lõi và vùng đệm
Biểu đồ 3.1: Phân bố các nhóm cây lâm sản ngƣời dân khai thác ở KBT
Kết quả điều tra thực địa về sử dụng tài nguyên rừng tại 2 xã Vạn Xuân và Lương Sơn cho thấy 73,1% hộ dân trả lời có vào rừng khai thác các loài lâm sản. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là các HGĐ nghèo, vào rừng quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6-7-8. Vạn Xuân có tỷ lệ số HGĐ có vào KBT khai thác tài nguyên là 82,5% lớn hơn Lương Sơn (63,7%). Cộng đồng dân cư các thôn giáp ranh KBT có tỷ lệ số hộ và mức độ vào KBT khai thác lớn hơn các thôn không giáp ranh. Điều tra tại 4 thôn của xã Vạn Xuân cho thấy: 2 thôn giáp ranh KBT là Hang Cáu và Quặn có tỷ lệ hộ có vào KBT khai thác tài nguyên là 85%, mức độ bình quân vào KBT khai thác là 4-6 lần/tháng; 2 thôn không giáp ranh là Nhồng và Khằm có tỷ lệ hộ có vào KBT khai thác tài nguyên là 67,5%, mức độ bình quân vào KBT khai thác là 2-4 lần/tháng.
Bà Ngân Thị Tường (dân tộc Thái, thuộc diện hộ nghèo) sống ở thôn Quặn, xã Vạn Xuân cho biết: “ngoài việc đi lấy các loại rau rừng, măng, bắp chuối, ốc, cá,… về ăn trong gia đình, một tháng bà đi rừng 4 lần để lấy củ ráy đem bán cho thương lái đến xã thu mua với giá 3.000 đồng/kg và mỗi lần đi bà lấy được khoảng 20 kg. Tiền này bà dành để mua thêm gạo ăn cho gia đình”. Bà cũng cho biết thêm: “ngoài bà còn có một số hộ nghèo khác trong thôn và một số thôn khác cũng đi lấy
88
củ ráy như bà để bán. Thông thường, thương lái sẽ đến xã thu mua khoảng 3 lần/tháng. Họ chở đi bằng xe tải lớn”.
Các kết quả phân tích trên đã chỉ ra rằng:
- Người dân khai thác lâm sản ở KBT Xuân Liên theo 2 nhóm chính: Nhóm cây gỗ và nhóm lâm sản ngoài gỗ. Các loại lâm sản khai thác phân bố ở cả vùng lõi và vùng đệm của KBT. Vì thế làm cho các loài cây, con lâm sản suy giảm số lượng, nhiều loài trở nên hiếm;
- Các loại lâm sản khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ nhưng cũng có nhiều loại khai thác để vừa sử dụng vừa đem bán;
- Việc khai thác, sử dụng một số loại lâm sản gắn với tập tục văn hóa truyền thống của cư dân địa phương (ví dụ: gỗ vàng tâm để làm nhà và đóng hòm);
- Các thôn giáp ranh KBT có tỷ lệ và tần suất HGĐ vào KBT khai thác tài nguyên lớn hơn các thôn không giáp ranh KBT;
- Các xã có nhiều thôn giáp ranh với KBT có tỷ lệ và tần suất HGĐ vào KBT khai thác tài nguyên lớn hơn các xã có ít thôn giáp ranh với KBT;
- Đối tượng vào KBT khai thác nhiều nhất là các HGĐ nghèo.