Giải giáp về nguồn vốn sinh kế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)

1. 2.1 Trên thế giới

3.2.1 Giải giáp về nguồn vốn sinh kế

Các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên ở mức trung bình thấp cả về nguồn vốn sinh kế của HGĐ và nguồn vốn sinh kế chung của cộng đồng. Trong nguồn vốn sinh kế, có nguồn vốn người dân/địa phương có thể tự mình cải thiện, song cũng có những nguồn vốn mà tự họ khó có thể cải thiện và cần tới sự hỗ trợ từ bên ngoài để đạt được nguồn vốn tốt cho phát triển SKBV.

1/Nguồn vốn sinh kế HGĐ:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngũ giác tài sản sinh kế của HGĐ vốn con người và vốn tài chính là 2 nguồn vốn quan trọng, là tiền đề để cải thiện các nguồn vốn khác nhưng ở KBT Xuân Liên các nguồn vốn này lại là những điểm hạn chế nhất của các HGĐ. Do đó, 2 nguồn vốn này là những nguồn vốn cần được ưu tiên để cải thiện. Các xã ở tiểu vùng địa hình cao là những xã cần được ưu tiên cải thiện trước. Tuy nhiên, cả 2 nguồn vốn này tự các HGĐ khó có thể cải thiện, do đó cần có sự can thiệp, hỗ trợ từ bên ngoài. Giải pháp cụ thể để cải thiện các nguồn vốn này như sau:

* Vốn con ngƣời: Điểm yếu nhất của nguồn vốn con người là trình độ lao động của HGĐ thấp, lao động dư thừa, sự hiểu biết về lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH thấp. Do đó, các giải pháp giải quyết vấn đề này sẽ là:

(1) Tăng cường năng lực người dân cả về kiến thức, trình độ về khoa học kỹ thuật, thị trường trong các hoạt động sinh kế và hiểu biết về lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH thông qua các lớp tập huấn về thị trường, kinh doanh, các kỹ thuật sản

91

xuất nông, lâm, ngư nghiệp giúp họ sản xuất và kinh doanh có lãi trong cơ chế thị trường; các buổi tuyên truyền về vai trò của ĐDSH với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho người dân cần lưu ý hai điểm: 1) tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo được tiếp cận tốt hơn với các chương trình đào tạo, tập huấn; 2) Mỗi chương trình đào tạo, tập huấn nên có thời gian tổ chức dài hơn thay vì những khoá ngắn hạn như hiện nay khiến cho những người tham gia (trình độ học vấn còn thấp) chưa đủ tiếp thu kiến thức được cặn kẽ và do đó khả năng áp dụng các kiến thức đã học chưa cao.

(2) Giải quyết lao động dư thừa thông qua mở rộng phát triển các hoạt động sinh kế, đặc biệt là hoạt động phi nông nghiệp như: nghề phụ thủ công, làm thuê, xuất khẩu lao động,... để tận dụng nguồn lao động dồi dào hiện nay.

* Vốn tài chính: Điểm yếu nhất trong vốn tài chính là HGĐ không có tiền tích lũy do chi tiêu cao hơn thu nhập dẫn đến không có vốn đầu tư phát triển sản xuất và sự hạn chế trong hạn mức vốn vay; kỹ năng sử dụng vốn của HGĐ. Do đó, các giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề này là:

(1)Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế để nâng cao thu nhập: Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế và đa dạng hóa nguồn thu là chiến lược sinh kế nhằm có thể cải thiện cuộc sống của người dân trong khu vực. Đẩy mạnh chuyển dịch những hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp bán truyền thống sang thâm canh tăng năng suất, đồng thời phát triển các mô hình nông, lâm nghiệp mới phù hợp với điều kiện địa phương. Bên cạnh đó, mở rộng phát triển các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp như: nghề phụ thủ công, xuất khẩu lao động,... để tận dụng nguồn lao động dồi dào hiện nay. Tuy nhiên, trong vấn đề này cần chú ý đến những nhu cầu thực chất của thị trường để có những phát triển phù hợp. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược đa dạng hóa sinh kế này cần huy động tổng hợp các nguồn lực ở cả trong và ngoài địa phương cho sự phát triển.

(2) Hỗ trợ vốn cho sản xuất: Giúp người dân tiếp cận với các nguồn vốn bằng nhiều hình thức và từ các kênh khác nhau để hạn chế khó khăn về vốn cho sản xuất. Tuy nhiên, khả năng quản lý và sử dụng vốn của đa số các hộ gia đình trong vùng còn kém, đặc biệt là nhóm hộ nghèo, cho nên cần có những chương trình hướng dẫn giúp họ tăng khả năng quản lý và sử dụng nguồn vốn.

92

93

* Vốn xã hội: Điểm yếu của vốn xã hội là HGĐ có tham gia các tổ chức đoàn thể nhưng thường mang tính hình thức, chưa thu nhận được nhiều thông tin thiết thực cho phát triển kinh tế HGĐ, đặc biệt là các thông tin về thị trường do khả năng tiếp thu hạn chế và năng lực của cán bộ các tổ chức, đoàn thể thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, các giải pháp giải quyết cụ thể là:

(1) Nâng cao năng lực cán bộ các tổ chức, đoàn thể cấp thôn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn của các xã cho họ về kiến thức khoa học, kỹ thuật, kỹ năng tiếp cận cộng đồng.

(2) Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường: Tiếp cận thị trường là một trong những hạn chế lớn của người dân trong vùng, đặc biệt là các xã ở vùng địa hình cao, do không có chợ và thiếu thông tin về thị trường. Vì thế nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho hộ gia đình là một trong những định hướng cần được ưu tiên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần tạo ra mối liên kết giữa người dân với chính quyền địa phương, giữa người dân với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ở địa phương cũng như bên ngoài nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người dân.

(3) Tăng cường công tác khuyến nông: bằng các hình thức chuyển giao kỹ thuật và nâng cao kiến thức cho người dân. Tổ chức mạng lưới khuyến nông viên cơ sở để hỗ trợ cho sản xuất. Đồng thời phải có chế độ đãi ngộ thích hợp để khuyến khích họ làm tốt công việc được giao. Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân thông qua các hoạt động tập huấn, tư vấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn, tham quan học tập,... đồng thời giúp người dân ứng dụng có hiệu quả các kiến thức đã học để phát triển sản xuất.

* Vốn tự nhiên: điểm yếu của vốn tự nhiên là đất đai cho trồng trọt hạn chế, đất canh tác bị giảm độ phì và nghèo dinh dưỡng do người dân chưa quan tâm cải tạo đất. Do đó, giải pháp giải quyết là: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn canh tác nông nghiệp bền vững cho HGĐ để cải thiện đất canh tác, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

* Vốn vật chất: vốn vật chất của HGĐ có thể được cải thiện khi thu nhập của HGĐ được nâng cao. Việc cải thiện nguồn vốn này có thể thông qua việc cải thiện nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính.

94

2/ Nguồn vốn sinh kế chung

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Điểm yếu trong điều kiện tự nhiên và TNTN của vùng là vị trí địa lý và địa hình, tuy nhiên đây là 2 vấn đề khó có thể tác động được. Điểm thuận lợi của điều kiện tự nhiên và TNTN là tài nguyên đất, sinh vật và cảnh quan. Do đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng để phát huy các lợi thế này, cải thiện kinh tế của cộng đồng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Điểm yếu trong điều kiện kinh tế - xã hội là: cơ sở hạ tầng và trình độ năng lực của cán bộ quản lý chính quyền của các xã đều thấp, chưa tạo được tiền đề thúc đẩy được khả năng phát triển kinh tế của HGĐ. Điểm thuận lợi trong điều kiện kinh tế - xã hội của các xã là có sự hỗ trợ sinh kế từ các chương trình, dự án của Nhà nước và KBT Xuân Liên. Do đó, các giải pháp là giải quyết các khó khăn, điểm yếu và phát huy các điểm thuận lợi trong điều kiện này, cụ thể:

(1) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng: Qua những phân tích ở trên có thể thấy tình trạng cơ sở hạ tầng hiện nay ở các xã vẫn còn khá thiếu thốn cả về số lượng và chất lượng. Vì thế hỗ trợ phát triển hạ tầng là một trong những ưu tiên quan trọng trong thời gian tới. Trong đó, hỗ trợ cải thiện hệ thống giao thông (các trục đường thôn, xóm), các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và xây dựng chợ là các ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến hệ thống trường học, trạm y tế, các trung tâm văn hóa xã, thôn. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các xã trong vùng sẽ có thuận lợi rất lớn từ những hỗ trợ của Chương trình 30a và 135 của Chính Phủ.

(2) Tăng cường năng lực cho cán bộ: Tăng cường năng lực cho cán bộ các xã, các thôn trong xã thông qua chương trình đào tạo và đào tạo lại, đặc biệt là những kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp; kiến thức về thị trường và kế hoạch hóa theo kinh tế thị trường là một trong những định hướng mang tính lâu dài.

(3) Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để hỗ trợ tốt cộng đồng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

(4) Tăng cường hơn nữa vai trò của KBT trong việc cải thiện sinh kế cho người dân thông qua việc tổ chức, triển khai tốt các dự án, giúp người dân cải thiện

95

kinh tế hộ, nâng cao thu nhập. Đồng thời, mở rộng cơ chế chia sẻ lợi ích cho cộng đồng thông qua việc mở rộng cơ hội tiếp cận với tài nguyên KBT theo cách bền vững; mở rộng cơ hội tham gia của cộng đồng vào dự án phát triển du lịch, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho HGĐ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)