GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỀ XUẤT CHO CỘNG ĐỒNG DÂN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)

1. 2.1 Trên thế giới

3.2GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỀ XUẤT CHO CỘNG ĐỒNG DÂN

CƢ Ở KBTTN XUÂN LIÊN

Qua các kết quả đánh giá về thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư ở chương 2 và tác động của hoạt động sinh kế đến ĐDSH của KBT Xuân Liên ở phần 3.1 cho thấy rằng: nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư ở mức trung bình thấp, đặc biệt là các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu, trong khi đó hoạt động sinh kế của dân cư các xã này lại gây tác động mạnh đến ĐDSH của KBT hơn các xã khác trong vùng. Người dân ở các xã tiểu vùng địa hình cao bị hạn chế về các nguồn vốn, đời sống thấp, do đó họ vẫn phải dựa vào vốn rừng để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Vì thế, để phát triển sinh kế mà vẫn bảo tồn được ĐDSH, các xã ở tiểu vùng địa hình cao

90

của khu vực nghiên cứu cần được quan tâm ưu tiên phát triển sinh kế hơn các xã khác trong vùng.

Để phát triển SKBV, các nguồn vốn và hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư đều cần được cải thiện để đạt được điều kiện tốt, nhưng phải đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, bên cạnh việc cải thiện các nguồn vốn và hoạt động sinh kế cần phải điều hòa mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH và lợi ích của cộng đồng dân cư thông qua việc mở rộng các cơ chế chia sẻ lợi ích của KBT đối với người dân địa phương.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở chương 2 và mục 3.1, các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên được đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 97)