1. 2.1 Trên thế giới
2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế chung
Các HGĐ có các nguồn vốn sinh kế riêng nhất định, bên cạnh đó họ cũng có những nguồn vốn sinh kế thuộc sở hữu chung của cộng đồng họ, đó là: (1) Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chung; (2) Các điều kiện kinh tế - xã hội chung. Để đánh giá nguồn vốn sinh kế thuộc sở hữu chung này, đề tài tiến hành phân tích các lợi thế và hạn chế của các nguồn vốn này, từ đó xếp hạng các nguồn vốn của các xã theo tiêu chí đưa ra trong bảng 2.11
Bảng 2.11: Tiêu chí đánh giá xếp hạng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội các xã ở KBT
Mức nguồn vốn Số điểm Tiêu chí đánh giá
Mức 1 3 Nguồn vốn tốt, đáp ứng các điều kiện cho sự phát triển sinh kế bền vững
Mức 2 2 Nguồn vốn có, nhưng có nhiều khó khăn mà địa phương phải đầu tư để đạt được nguồn vốn tốt Mức 3 1 Nguồn vốn có, tự địa phương rất khó có được
nguồn vốn tốt, cần hỗ trợ từ xã hội và các cơ quan
55
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển sinh kế của người dân thể hiện qua vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và cảnh quan.
1/ Vị trí địa lý
5 xã ở KBTTN Xuân Liên nằm ở vùng núi thượng nguồn sông Chu thuộc huyện Thường Xuân - phía tây của tỉnh Thanh Hóa, và cách thành phố Thanh Hóa 60 km. Có đường tỉnh lộ 507 giao cắt với đường Hồ Chí Minh đi qua thị Trấn Mục Sơn (huyện Thọ Xuân), thị trấn Thường Xuân và đi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân, Bát Mọt rồi thông sang nước CHDCND Lào. Từ thị trấn Thường Xuân đi về phía tây nam là 2 xã Xuân Cẩm, Vạn Xuân. Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu tiếp giáp với các trung tâm có hệ thống giao thông quốc gia và địa phương phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để các xã trong vùng thông thương phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch và nông, lâm nghiệp. So sánh về mức độ thuận lợi của vị trí địa lý thì Lương Sơn và Xuân Cẩm là 2 xã thuận lợi hơn cả vì nằm gần với thị trấn Thường Xuân (cách thị trấn khoảng 10 km), sau đó đến Vạn Xuân (cách thị trấn khoảng 20 km), Yên Nhân (cách thị trấn khoảng 40 km) và cuối cùng là Bát Mọt (cách thị trấn khoảng trên 60 km).
2/ Địa hình
KBT Xuân Liên có địa hình khá phức tạp, địa bàn rộng, mức độ chia cắt mạnh, đặc biệt ở các xã tiểu vùng cao, địa hình chia cắt rất mạnh, gây khó khăn việc tổ chức sản xuất, thiết kế hệ thống đồng ruộng, thuỷ lợi và giao thông; hạn chế sự giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. So sánh về mức độ khó khăn của địa hình cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và thông thương hàng hóa thì Xuân Cẩm và Lương Sơn là ít khó khăn nhất, sau đó đến Vạn Xuân, hai xã Bát Mọt và Yên Nhân khó khăn nhất.
3/ Khí hậu
Nhìn chung, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở KBT Xuân Liên thích hợp cho thực vật sinh trưởng và phát triển, các loại cây trồng thích hợp là lúa, ngô, sắn, cà phê, mía và một số cây ăn quả[26]. Tuy nhiên, cũng làm xuất hiện các thiên tai
56
(như lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, sương muối) gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
4/ Thủy văn
Tổng lượng dòng chảy các sông ở KBT Xuân Liên là 1.276.448x106 m3 là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống[26]. Hệ thống thuỷ văn phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét, xói mòn đất và trượt lở đất. Nhìn chung, các xã tiểu vùng địa hình thấp của khu vực nghiên cứu thường chịu ảnh hưởng của lũ lụt lớn hơn các xã vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu vì phải chịu lượng nước lớn dồn từ các xã ở tiểu vùng cao của khu vực nghiên cứu. Ngược lại, các xã tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu khả năng trượt lở xói mòn đất lớn hơn do độ dốc địa hình cao hơn.
5/ Tài nguyên đất
Nhìn chung, đất đai các xã ở KBT Xuân Liên có tầng đất dày, độ phì lớn, phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè,... và cây công nghiệp như mía phát triển tốt, cho năng suất cao[26].
Về diện tích, các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu có diện tích lớn hơn nhiều so với các xã tiểu vùng địa hình thấp. Diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là Xuân Cẩm. Lớn nhất là Bát Mọt, sau đó đến Yên Nhân, Vạn Xuân và Lương Sơn. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất đai của các xã tiểu vùng địa hình cao. Đất rừng đặc dụng của các xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân chiếm 30-45% tổng diện tích đất tự nhiên, các xã Lương Sơn, Xuân Cẩm chỉ từ 15-20%. Nhìn chung, các xã Bát Mọt, Yên Nhân và Vạn Xuân là các xã có diện tích các loại đất bình quân đầu người cao hơn so với Xuân Cẩm và Lương Sơn (bảng 2.12).
Bảng 2.12: Diện tích các loại đất bình quân đầu ngƣời của các xã ở KBT Xuân Liên
Diện tích đất bình quân
đầu ngƣời Bát Mọt Yên
Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Diện tích đất tự nhiên (ha/ngƣời) 5,92 4,79 1,01 1,24 2,61
1. Đất sx nông nghiệp (ha/người) 0,21 0,09 0,08 0,16 0,15
57
2.1 Rừng đặc dụng (ha/người) 1,90 2,09 0,16 0,27 1,16 2.2 Đất lâm nghiệp còn lại(ha/người) 3,60 2,33 0,57 0,47 0,88
3. Đất nuôi trồng thủy sản 0,003 - 0,002 0,002 0,004
4. Đất phi nông nghiệp 0,13 0,16 0,06 0,44 0,13
5. Đất chưa sử dụng 0,36 0,07 0,09 0,02 0,15
(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của tác giả)
6/ Tài nguyên Sinh vật
Hệ động, thực vật ở khu vực nghiên cứu phong phú và đa dạng. Trong đó có nhiều loại quý hiếm.
Thực vật phong phú về số họ và loài, các loài có giá trị sử dụng và bảo tồn như: Trầm hương, Pơ mu, Lát hoa, Re, Giổi, Vàng tâm; một số cây đặc sản như quế, sa nhân, thảo quả; lâm sản ngoài gỗ gồm: Nứa, Vầu, Giang, Bương, Song, Mây, Lá cọ, Dây mấu,.... Rừng trồng có luồng, bạch đàn, keo lá to, lát hoa, hiện đang phát huy tốt khả năng phòng hộ, rừng luồng và keo đã cho sản phẩm khai thác. Thảm thực vật che phủ chiếm tỷ lệ cao. Thảm tươi phát triển, một số loài cây tái sinh sau nương rẫy đã phát huy tốt khả năng che phủ phòng hộ, giữ độ ẩm, chống xói mòn và làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
Động vật có nhiều loài có giá trị bảo tồn, tạo cân bằng sinh thái gồm: Bò tót, Nai, Hoẵng, Gấu, Khỉ, Vượn, Lợn rừng, Chồn, Sóc và nhiều loài bò sát, chim, lưỡng cư, côn trùng...
Tài nguyên sinh vật phong phú nguồn vốn tự nhiên thuận lợi cho sinh kế của cộng đồng đồng dân cư địa phương. Nhìn chung, các xã tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu có diện tích đất rừng trung bình hộ cao hơn nhiều so với các xã tiểu vùng địa hình thấp, đặc biệt là diện tích đất rừng đặc dụng và phòng hộ Do đó khả năng tiếp cận khai thác tài nguyên sinh vật của các xã này lớn hơn các xã còn lại. Các tài nguyên trong diện tích rừng đặc dụng đã bị kiểm soát bởi KBT Xuân Liên, người dân muốn khai thác phải được sự cho phép của KBT.
7/ Cảnh quan
KBT Xuân Liên là vùng đầu nguồn của 03 con sông lớn, cung cấp nước sạch, tưới nước cho vùng hạ lưu của Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa. Trong vùng quy hoạch có diện tích mặt hồ 3.300 ha gắn với công trình đập thủy lợi-thủy
58
điện Cửa Đạt lớn nhất vùng Đông nam á. Tài nguyên du lịch mặt nước này là tiềm năng lớn đối với các hoạt động vui chơi giải trí, thư giản và có sức hấp dẫn du lịch rất lớn[47].
Ở các xã trong vùng có rất nhiều điểm thác nước đẹp, là những thắng cảnh tự nhiên có giá trị chưa được khai thác như: thác Tiên bản Vịn (xã Bát Mọt), thác Tạt mú-Tạt mù (xã Vạn Xuân),... Trong số các thác này, có những thác có chiều cao tới 200m, chia thành nhiều bậc tạo thành những hình ảnh thiên nhiên rất thú vị[47].
Hệ Thống hang động khu vực KBT Xuân Liên phân bố ở những khu núi đá thuộc các xã vùng đệm, chất lượng cảnh quan đẹp, tự nhiên, nhũ đá nhiều và chưa được khai thác. Một số hang động đã được nhân dân địa phương đặt tên gắn liền với đặc điểm văn hóa địa phương như hang Dơi, hang Săm pha Xiêm, hang Pha Cau (xã Vạn Xuân), động Tình yêu bản Vịn, bản Đục (xã Bát Mọt)[47].
* Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các xã ở KBT Xuân Liên
Trên cơ sở kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (nguồn vốn tự nhiên) của các xã ở KBT Xuân Liên, dựa vào các tiêu chí đánh giá nguồn vốn đưa ra ở bảng 2.11, nguồn vốn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các xã được đánh giá, cho điểm ở bảng sau:
Bảng 2.13: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của 5 xã ở KBT Xuân Liên
Chỉ tiêu đánh giá Bát Mọt Yên Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Tổng điểm Điểm tối đa Vị trí địa lý 1 1 2 2 1 7 15 Địa hình 1 1 2 2 1 7 15 Khí hậu 2 2 2 2 2 10 15 Thủy văn 2 2 2 2 2 10 15 Tài nguyên đất 3 3 2 2 3 13 15
Tài nguyên sinh vật 3 3 2 2 3 13 15
Cảnh quan 3 3 2 2 3 12 15
59
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
1/ Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Hệ thống đường trục xã và liên xã hiện nay ở các xã Xuân Cẩm, Lương Sơn, Vạn Xuân đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, tương đối thuận lợi cho giao thông. Các xã Yên Nhân và Bát Mọt, trục đường liên xã đang được thi công xây dựng. Hệ thống đường trục thôn, xóm ở hầu hết các xã hiện vẫn là đường cấp phối và đường đất, dốc rất khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt vào mùa mưa. Các xã Xuân Cẩm và Lương Sơn hệ thống đường tốt hơn các xã còn lại. Hệ thống đường trục nội đồng các xã đều là đường đất, khó khăn cho đi lại.
- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương trên địa bàn các xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm và Lương Sơn chủ yếu là các tuyến kênh mương nội đồng. Xã Vạn Xuân xây dựng được 5 km kênh cấp 2 và 1,7 km kênh cấp 3 bằng bê tông, 1,5 km kênh cấp 3 là kênh đất. Hai xã Bát Mọt và Yên Nhân hiện nay chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất mà chủ yếu điều tiết nhờ “tự nhiên”. Hệ thống trạm bơm tưới tiêu thủy lợi của các xã thì hầu như không có, chỉ xã Vạn Xuân có 1 trạm bơm. Các xã có các hồ đập tích nước cho tưới tiêu nhưng hiện chủ yếu là đập đất. Qua đó cho thấy hệ thống thủy lợi hiện nay chưa phát triển, việc điều tiết nước trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên, ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp trong vùng.
- Hệ thống điện: Hiện nay 5 xã trong vùng đều có hệ thống điện. Các xã đã có điện từ nhiều năm nay, chỉ riêng Bát Mọt mới được kéo hệ thống điện năm 2011. Hầu hết hệ thống điện đã đi đến các thôn/bản, còn một vài thôn/bản chưa có điện: thôn Thác Làng (Vạn Xuân), thôn Vịn (Bát Mọt). Hệ thống điện ở hầu hết các xã hiện tại đã xuống cấp, cần cải tạo, nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu về điện cho phát triển kinh tế.
- Trường học: Các xã đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, không có trường trung học phổ thông (Trừ xã Vạn Xuân mới thành lập Trường trung học phổ thông Cầm Bá Thước năm 2011). Do được hỗ trợ từ chương trình 135, cơ sở vật chất của các trường học được bổ sung nâng cấp hơn nhưng vẫn cần được đầu tư thêm. Các phòng học chủ yếu đã được kiên cố hóa và bán kiên cố, tuy
60
nhiên vẫn còn thiếu. Các trường học thường tập trung ở trung tâm xã nên khó khăn đối với các HGĐ ở xa trung tâm xã, đặc biệt là học sinh mầm non.
- Y tế: Mỗi xã có 01 trạm y tế. Nhưng hiện nay cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc y tế.
- Chợ: Trong 5 xã thì chỉ Lương Sơn là có chợ với diện tích 2000m2. Các gian hàng làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Chợ Lương Sơn hoạt động theo phiên vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 hàng tháng (theo âm lịch)[30]. Xã Vạn Xuân cũng đã được đầu tư xây chợ (2.629m2) tại thôn Công Thương, tuy nhiên chợ chưa đi vào hoạt động. Vạn Xuân và các xã khác, chỉ có các điểm buôn bán nhỏ ở các thôn. Đây là vấn đề khó khăn cho giao thương buôn bán của người dân trong vùng. Chợ huyện Thường Xuân là nơi trao đổi hàng hóa lớn nhất cho các xã trong vùng.
Hình 2.3: Chợ xã Lƣơng Sơn
(Nguồn: Ảnh chụp của tác giả)
Hình 2.4: Chợ thị trấn Thƣờng Xuân
(Nguồn: Ảnh chụp của tác giả)
- Các cơ sở hạ tầng khác: hiện nay các xã chưa có nhà văn hóa cấp xã. Các thôn có nhà văn hóa chủ yếu là ở xã Lương Sơn (6/7 thôn có nhà văn hóa thôn). Nhiều thôn/bản chưa có nhà văn hóa, các cuộc họp thôn thường diễn ra tại nhà trưởng thôn. Các xã đều có điểm bưu điện xã nhưng nhìn chung cơ sở vật chất và hoạt động khá nghèo nàn, chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ văn hóa. Điểm dịch vụ truy cập internet thì mới Lương Sơn và Xuân Cẩm có 1-2 điểm/xã. Các cơ sở hạ tầng gồm nhà văn hóa thôn, bưu điện, các điểm truy cập internet là những cơ sở giúp cho việc nắm bắt thông tin mới, đặc biệt là những vấn đề về kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn, thông tin thị trường mới của người dân. Hiện trạng các cơ sở hạ tầng này ở các xã yếu nên sẽ là khó khăn lớn trong việc tiếp cận các thông tin mới.
61
2/ Cán bộ lãnh đạo chính quyền
Phần này đánh giá trình độ và năng lực cán bộ lãnh đạo xã. Cán bộ lãnh đạo trong chính quyền cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng phát triển sinh kế của các HGĐ. Số lượng cán bộ đầy đủ, có trình độ cao sẽ có khả năng hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tốt hơn. Nhờ đó, khả năng phát triển sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương cũng tốt hơn.
Theo số liệu cung cấp của chính quyền 2 xã Vạn Xuân và Lương Sơn về nguồn nhân lực làm việc trong bộ máy chính quyền hiện tại của các xã này thì:
- Xã Vạn Xuân: hiện có tổng số 24 cán bộ làm việc tại UBND xã, 2 người có trình độ đại học, 4 người hiện đang học đại học (hệ tại chức), 1 cao đẳng và còn lại 18 trung cấp. Có 4 cán bộ có chuyên môn về về nông, lâm nghiệp, 1 cán bộ có chuyên môn thú y. Ngoài ra xã có 11 thôn, mỗi thôn đều có 1 trưởng, 1 phó thôn và các cán bộ các tổ chức hội chính trị như: Hội nông dân, phụ nữ, Đoàn thanh nhiên, hội cựu chiến binh. Đa số các cán bộ cấp thôn có trình độ THPT và THCS, số ít có trình độ trung cấp.
- Xã Lương Sơn: hiện có tổng số 35 cán bộ làm việc tại UBND xã, 4 người có trình độ đại học (1 chính quy, 3 tại chức), 2 người đang học đại học (hệ tại chức), 1 cao đẳng, còn lại 28 trung cấp. Có 6 cán bộ chuyên môn về nông, lâm nghiệp, 1 cán bộ thú y. Ngoài ra xã có 7 thôn, mỗi thôn đều có hệ thống cán bộ