Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

1. 2.1 Trên thế giới

2.3.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân cư 5 xã ở KBT Xuân Liên gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp. Trong đó, trồng trọt nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp là những hoạt động chủ yếu.

Theo số liệu thống kê phân loại đất của Ban địa chính 5 xã vùng đệm KBTTN Xuân Liên, tổng diện tích tự nhiên của 5 xã hiện nay là 66.360,57ha, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 3.009,64 ha (chiếm 4,54% tổng diện tích tự

70

nhiên của vùng), đất lâm nghiệp là 56.310,11 ha (chiếm 89,48%) và đất nuôi trồng thủy sản chiếm không đáng kể, 60,94 ha. Như vậy, so với tổng diện tích tự nhiên thì đất sản xuất nông nghiệp hiện tại của 5 xã rất ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp.

Bảng 2.20: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại các xã vùng đệm KBT

TT Các loại đất đai Bát Mọt Yên Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Tổng số Tổng diện tích tự nhiên 20.564,64 19.088,24 8.173,69 4.541,62 14.115,97 66.360,57 A. Tổng diện tích đất nông nghiệp 18.681,82 18.490,86 6.986,09 2.596,10 12.625,82 59.380,69 I. Đất sản xuất nông nghiệp 381,73 570,42 1.091,71 309,77 656,01 3.009,64 1. Đất trồng cây hàng năm 381,73 570,42 771,11 225,59 444,43 2.393,28 1.1 Đất trồng lúa 217,17 203,12 337,00 - 244,24 1.001,53 a) Đất chuyên trồng lúa nước 217,17 203,12 292,50 - 235,96 948,75 b) Đất trồng lúa nước còn lại - - 44,50 - 8,28 52,78 1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - - - 75,69 113,53 189,22 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 164,56 367,30 434,11 149,90 86,66 1.202,53 2. Đất trồng cây lâu năm - - 320,60 84,18 211,58 616,36 II Đất lâm nghiệp 18.291,14 17.920,44 5.874,24 2.277,96 11.946,33 56.310,11 1. Đất rừng sản xuất 123,29 985,00 1.649,81 - 319,08 3.077,18 2. Đất rừng phòng hộ 13.632,20 6.985,75 2.577,58 1.421,13 5.314,16 29.930,82 2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 13.632,20 6.985,75 2.577,58 - 2.579,52 25.775,05

71 TT Các loại đất đai Bát Mọt Yên Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Tổng số Tổng diện tích tự nhiên 20.564,64 19.088,24 8.173,69 4.541,62 14.115,97 66.360,57 2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ - - - 1.421,13 630,72 2.051,85 2.3 Đất trồng rừng phòng hộ - - - - 2.103,92 2.103,92 3. Đất rừng đặc dụng 4.535,65 9.949,69 1.646,85 856,83 6.313,09 23.302,11 3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 4.535,65 9.949,69 1.646,85 763,51 6.200,33 23.096,03 3.2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng - - - 93,32 112,76 206,08 III. Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 8,95 - 20,14 8,37 23,48 60,94

(Nguồn: BQL KBT Xuân Liên tổng hợp từ số liệu Ban địa chính các xã)

a) Trồng trọt

Trồng trọt nông nghiệp là hoạt động sinh kế cơ bản nhất của hầu hết người dân các xã ở KBT Xuân Liên. Tổng diện tích đất trồng trọt của 5 xã hiện nay là 3.009,64 ha, gồm đất trồng cây hàng năm 2.393,28 ha (lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi và cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm 616,36 ha.

Diện tích trồng cây hàng năm gồm lúa 1.001,53 ha, các cây hàng năm khác 1.202,53 ha và 189,22 ha đất cỏ chăn nuôi.

Tổng diện tích đất trồng lúa của 5 xã vùng đệm KBT Xuân Liên là 1.001,53 ha, gồm cả lúa nước và lúa nương, diện tích trồng lúa nương ít, có ở 2 xã Bát Mọt và Yên Nhân. Lúa nước có 2 vụ sản xuất là vụ mùa và vụ chiêm. Vụ mùa thường từ tháng 1 đến tháng 5 và vụ chiêm từ tháng 8 cho đến tháng 12. Còn lúa rẫy chỉ có 1 vụ mùa. Tính trung bình mỗi hộ chỉ có 0,167ha đất trồng lúa. Tùy theo địa hình có thể trồng 2 hoặc 1 vụ lúa. Xã Bát Mọt có diện tích đất lúa bình quân nhiều nhất

72

0,3ha/hộ, sau đó đến Vạn Xuân 0,21ha/hộ, Lương Sơn 0,18 ha/hộ, Yên Nhân 0,14 ha/hộ và Xuân Cẩm…….

Giống mới (lúa lai) đã được áp dụng nhiều hơn ở các xã địa hình thấp Lương Sơn, Xuân Cẩm (90% hộ dân sử dụng giống lúa lai mới). Các giống lúa lai mới là: Nhị Ưu 838, Nhị ưu 63, D.Ưu 527, TH3-3, TH3-4, BC15, KD, tẻ thơm,... Bên cạnh đó các giống lúa cũ như: Q5, Xi23, X21, Kim cương 90,... vẫn được người dân ở đây sử dụng. Nhờ sử dụng các giống lúa lai, năng suất lúa ngày một tăng.Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các xã vùng đệm KBT năm 2011 cụ thể được thể hiện trong bảng 2.21

Bảng 2.21: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của các xã vùng đệm KBT[20] Bát Mọt Yên Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân

Lúa chiêm

Diện tích (ha) 67,70 134,40 199,70 71,00 176,00 Năng suất (tạ/ha) 33,00 33,50 48,80 36,50 40,00 Sản lượng (tấn) 223,41 450,24 974,54 259,15 704,00

Lúa mùa

Diện tích (ha) 153,00 138,00 220,00 87,30 190,00 Năng suất (tạ/ha) 28,00 32,00 46,30 51,70 44,00 Sản lượng (tấn) 428,40 441,60 1.018,60 451,34 836,00

Lúa rẫy

Diện tích (ha) 20,00 5,00 - - -

Năng suất (tạ/ha) 16,00 16,70 - - -

Sản lượng (tấn) 32,00 8,35 - - -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thường Xuân năm 2011)

Qua bảng 2.21 cho thấy sự khác biệt về năng suất lúa giữa các xã. Lương Sơn có năng suất lúa cao nhất, bình quân đạt 47,55 tạ/ha, sau đó là Xuân Cẩm 44,1 tạ/ha, Vạn Xuân 42 tạ/ha. Các xã Bát Mọt và Yên Nhân có năng suất lúa thấp, khoảng 33 tạ/ha. So với năng suất bình quân cả nước (53,4 tạ/ha) và năng suất bình quân của tỉnh Thanh Hóa (55,1 tạ/ha)[46]

thì năng suất lúa của các xã vùng đệm KBTTN Xuân Liên thấp hơn nhiều. Có sự khác biệt về năng suất lúa giữa các xã do nhiều yếu tố, trong đó đất của các xã vùng thấp Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân màu mỡ hơn các xã Bát Mọt và Yên Nhân. Đồng thời khả năng thâm canh, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới của các xã này cũng tốt hơn. Một yếu tố quan

73

trọng nữa là nước tưới ở các xã vùng địa hình thấp thuận lợi hơn các xã vùng cao. Lúa nương chỉ có ở 2 xã Bát Mọt và Yên Nhân với tổng diện tích là 25 ha, năng suất lúa rẫy bình quân là16-17 tạ/ha.

Tổng sản lượng lúa toàn vùng năm 2011 là 5.827,63 tấn. Bình quân mỗi hộ sẽ có sản lượng 0,97 tấn/năm, mỗi khẩu sẽ có khoảng 236 kg/năm. Bình quân lương thực đầu người mà vùng sản xuất ra chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu ăn của người dân trong vùng. Các thôn nằm giáp ranh với KBT Xuân Liên diện tích lúa nước trung bình mỗi hộ thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu lúa gạo tại chỗ. Nhiều hộ vẫn thiếu gạo ăn 2 - 3 tháng/năm, người dân phải đi làm thuê hoặc khai thác các sản phẩm rừng để bán lấy tiền mua lương thực.

Bên cạnh lúa, còn có các loại cây hàng năm khác như ngô, sắn, đỗ tương, khoai lang. Diện tích ngô lớn nhất là 2 xã Vạn Xuân (76,70 ha) và Lương Sơn (54 ha), ít nhất là Yên Nhân (chỉ có 3 ha). Năng suất ngô của các xã Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm cũng cao hơn các xã còn lại. Đậu tương trồng nhiều nhất ở Vạn Xuân với 30 ha, các xã khác diện tích đậu tương ít, ít nhất là Xuân Cẩm. Năng suất đậu tương ở các xã Lương Sơn và Vạn Xuân cao hơn các xã còn lại. Bát Mọt có 80ha và Lương Sơn có 87,98 ha trồng sắn, cũng là 2 xã có diện tích và năng suất lớn hơn các xã khác.

Bảng 2.22: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây hàng năm khác[20] Bát Mọt Yên Nhân Lƣơng Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Ngô

Diện tích (ha) 40,00 3,00 54,00 11,50 76,70

Năng suất (tạ/ha) 29,25 28,00 37,09 32,78 33,04 Sản lượng (tấn) 117,00 8,40 200,30 37,70 253,40

Đậu tƣơng

Diện tích (ha) 7,00 9,90 1,50 30,00

Năng suất (tạ/ha) 10,00 14,04 8,40 15,00

Sản lượng (tấn) 7,00 13,90 1,26 45,00

Sắn

Diện tích (ha) 80,00 40,00 97,98 47,00 31,30

Năng suất (tạ/ha) 100,63 88,30 112,00 98,50 93,00 Sản lượng (tấn) 492,40 353,20 1.097,38 462,95 291,09

74

Mía được đưa vào trồng từ năm 2005. Hiện nay có 3 xã tham gia trồng mía là Lương Sơn, Vạn Xuân và Xuân Cẩm. Lương Sơn có số hộ tham gia và diện tích trồng mía lớn nhất, 530 ha. Xã Xuân Cẩm và Vạn Xuân mới chỉ đưa cây mía vào trồng từ vài năm gần đây với diện tích và số hộ tham gia còn khá khiêm tốn. Xu hướng hiện nay là đang gia tăng số hộ và diện tích trồng mía. Tổng diện tích trồng mía của xã Vạn Xuân năm 2011 là 28,35ha, sang 2012 dự kiến diện tích là 83,34 ha, tăng gần 3 lần so với 2011). Mía được xác định là loại cây đem lại kinh tế cho nhiều hộ dân, đặc biệt đối với những hộ có diện tích đất để trồng mía nhiều. Do đó, nhiều hộ dân đã chuyển đất lâm nghiệp từ trồng rừng sang trồng mía, tuy nhiên chi phí cho 3 năm đầu trồng mía khá cao do phải san ủi, cải tạo đất. Yên Nhân và Bát hiện chưa tham gia trồng mía do đường đi khó khăn, chỉ mới thuận tiện hơn trong một năm nay, hơn nữa diện tích đất nông nghiệp hạn chế, lại đa phần là đất dốc.

Về năng xuất mía, bình quân năm sau thường cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2005 là 47 tấn/ha, năm 2009 lên 62 tấn/ha, hiện nay năng suất mía trung bình là 65 tấn/ha. Sự gia tăng về năng suất do được cung cấp các giống mía mới có năng suất cao. Công ty mía đường Lam Sơn đầu tư giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng, khi thu hoạch công ty thu lại sản phẩm một phần tiền trừ vào khoản công ty đã đầu tư. Vấn đề khó khăn hiện tại của những hộ trồng mía là họ thường không nhận được tiền thanh toán bán mía ngay, mà thường sau khoảng nửa năm đến 1 năm sau mới nhận được do công ty nợ.

Trồng mía trên diện tích đất trồng màu và đất lâm nghiệp đang có xu hướng mở rộng quy mô ở một số xã như Lương Sơn, Vạn Xuân do lợi nhuận đem lại cao hơn so với trồng màu và trồng rừng. Tuy nhiên, trồng mía trên đất dốc nếu không có biện pháp kỹ thuật phù hợp dễ gây ra rửa trôi, xói mòn đất. Không còn rừng che phủ đồng nghĩa với nguy cơ lũ quét, trượt lở đất. Năm 2012, tại xã Lương Sơn đã xảy ra trận lũ khá lớn và bất ngờ trong vòng 30 năm qua.

Các loại cây trồng trên tạo ra nguồn thu nhập chính cho phần lớn hộ dân trong vùng. Tuy đã góp phần ổn định cuộc sống, song hiệu quả kinh tế chưa cao, diện tích sản xuất rất manh mún chưa tạo ra lượng hàng hóa lớn, tập trung. Sản xuất trồng trọt hầu như chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tại chỗ, một số hộ không đủ

75

cung cấp cho nhu cầu gia đình, sản phẩm bán ra thị trường bên ngoài ít trừ cây mía, sắn.

* Khó khăn, hạn chế trong trồng trọt: trồng trọt hiện nay của vùng còn đang có số khó khăn, hạn chế sau (trừ trồng mía):

- Dịch vụ cung cấp giống cây trồng mới và phân bón còn yếu và chưa đáp ứng đủ, tỷ lệ ứng dụng giống mới và bón phân vào trồng trọt thấp. Dịch vụ cung cấp giống cây trồng và phân bón quy mô lớn cấp xã ít, người dân chủ yếu phải mua giống và phân bón từ các cửa hàng tư nhân nhỏ với giá cao trong khi chất lượng không thể kiểm soát.

- Quỹ đất nông nghiệp còn khá hạn chế, bờ, thửa manh mún. Nhiều hộ chỉ với diện tích 2 sào Trung Bộ nhưng có tới 7-8 mảnh ruộng khiến cho hoạt động sản xuất trở nên khó khăn, đồng thời năng suất lại thấp.

- Thiếu vốn đầu tư, đặc biệt là các hộ nghèo.

- Thiếu kiến thức về kỹ thuật mới trong sản xuất do chưa được tiếp cận hoặc trình độ tiếp thu thấp, là một phần nguyên nhân dẫn đến năng suất bình quân thấp.

- Hệ thống thủy lợi cho nông nghiệp nhìn chung còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp.

Riêng đối với các hộ trồng mía bị chậm thanh toán tiền bán mía cho công ty đường Lam Sơn.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi cũng là hoạt động sinh kế của đa số các HGĐ trong vùng. Nhìn chung hoạt động chăn nuôi ở các xã khu BTTN Xuân liên nói chung kém phát triển, mặc dù có sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án phát triển. Các loài động vật chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê và gà, vịt, ngan, ngỗng.

Bảng 2.23: Số lƣợng các đàn gia súc của 5 xã ở KBT Xuân Liên qua các năm[20]

Vật nuôi 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Trâu 7.049 7.063 6.974 6.675 6.944 6.435

Bò 1.899 2.235 1.909 1.913 1.873 1.775

Lợn 9.820 8.732 7.423 6.508 7.800 9.502

76

Bảng 2.23 cho thấy số lượng đàn gia súc trong vùng có xu hướng giảm. Theo kết quả điều tra chỉ ra số lượng đàn gia cầm cũng giảm, nguyên nhân là do dịch bệnh như lở mồm long móng, H5N1 và do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, chăn nuôi chưa đem lại hiệu quả cao nên các hộ không có xu hướng tăng cường đầu tư chăn nuôi. Từ năm 2010, nhiều hộ dân nghèo trong vùng đã được hỗ trợ mua trâu, bò theo Chương trình 30a của Chính phủ.

Về phương thức chăn nuôi, trước đây thường thả súc vật nuôi tại vườn rừng, nên số lượng con có thể bị hao hụt, do thất lạc hoặc chết vì dịch bệnh. Được sự hỗ trợ của hội khuyến nông địa phương, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo phương thức mới, nuôi nhốt, có chăm sóc, cho ăn thêm và phòng dịch bệnh, phương thức chăn nuôi đã có những sự thay đổi. Đa số ít HGĐ trong vùng thường chăn nuôi với quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi không nhiều. Gần đây đã xuất hiện những hộ chăn nuôi tập trung với quy mô tương đối lớn. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư lớn vào chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, với tổng đàn từ 50 - 70 con, mỗi năm xuất chuồng từ 2 - 3 lứa. Một số hộ có vốn lớn cũng đầu tư chăn nuôi bò với quy mô từ 10-20 con. Công tác tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm ở hầu hết các địa phương trong vùng đã được tiến hành, song chưa phủ được toàn bộ. Những năm gần đây các dịch bệnh trong chăn nuôi vẫn thường xuyên xảy ra làm chết nhiều vật nuôi, người dân có tâm lý ngại đầu tư phát triển chăn nuôi hoặc không có vốn để đầu tư chăn nuôi sau mỗi đợt dịch. Đàn vật nuôi hiện tại của các xã vùng đệm KBTTN Xuân Liên cụ thể ở bảng 2.24

Bảng 2.24: Tổng đàn gia súc của các xã ở KBTTN Xuân Liên năm 2011[20]

Bát Mọt Yên Nhân Lương Sơn Xuân Cẩm Vạn Xuân Tổng số

Lợn 1.598 1.581 2.900 1.553 1.870 9.502 - Lợn thịt - - 150 40 473 663 - Lợn nái 1.598 1.581 2.750 1.513 1.397 8.839 Bò 590 350 165 277 393 1.775 Trâu 1.685 1.349 986 1.192 1.223 6.435 Dê 500 200 113 - 12 825 Gà 8.867 12.726 24.390 6.100 14.440 66.523 Vịt, ngan, ngỗng 1.000 600 960 730 3.260 6.550

77

Các xã Lương Sơn và Vạn Xuân phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm nhiều hơn, hai xã Bát Mọt và Yên Nhân với địa hình cao, dốc lại tập trung phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) nhiều hơn.

Trong những năm gần đây, được hỗ trợ từ một số chương trình, dự án, trong vùng có nuôi thử nghiệm mô hình nhím, lợn cỏ, lợn rừng nhưng chưa nhiều, mới chỉ được nuôi.

* Các vấn đề khó khăn, hạn chế trong chăn nuôi:

- Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là trên gia súc, gia cầm khiến cho người nông dân có tâm lý không đầu tư chăn nuôi.

- Gia súc, gia cầm thường bị còi, chậm lớn và chết hàng loạt do rét dậm, rét hại trong những năm gần đây.

- Phương thức chăn thả tự nhiên phổ biến, chưa có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn và có kỹ thuật.

- Người dân thường thiếu vốn đầu tư và thiếu thông tin về thị trường

c)Lâm nghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng là 56.360 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng là 23.302 ha, đất rừng phòng hộ là 29.931 ha và đất rừng sản xuất là 3.077 ha. Đất sản xuất lâm nghiệp của các xã được giao khoán cho các hộ dân theo Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định 163/CP năm 1999 của thủ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)