1. 2.1 Trên thế giới
3.1.2 Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc và tác động tới tài nguyên KBT
Trong hoạt động trồng trọt của dân cư trong vùng, canh tác lúa nước và trồng màu ở những khu vực trũng, thấp; sắn, ngô trên nương rẫy ở khu vực đất cao, dốc và thường nằm giáp ranh với KBT.
Theo Báo cáo tham vấn xã hội của KBT Xuân Liên thì tại đây có “hiện tượng xâm lấn đất rừng để sản xuất nương rẫy, thực trạng này đã gây nhiều sức ép khác nhau lên khu bảo tồn”[5]. Hiện nay sản xuất nương rẫy tập trung nhiều ở các xã tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu, gồm có Yên Nhân, Bát Mọt và Vạn Xuân. Đốt nương làm rẫy là nguy cơ dẫn tới cháy rừng, đặc biệt là vào mùa khô.
Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) của các hộ dân thường theo hình thức chăn thả tự do. Các xã chưa có quy hoạch khu vực dành cho chăn thả gia súc. Tình trạng chăn thả rông, chăn thả trên đất dốc góp phần làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng đất và khiến cho các loài cây, con khó sinh trưởng và phát triển trên khu vực này. Ngoài ra, chăn thả tự do cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các loài gia súc sang các loài động vật rừng, đặc biệt là những năm gần đây khi dịch
89
bệnh lở mồm long móng ở gia súc diễn ra khá mạnh trong vùng. Các xã tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu tập trung số lượng gia súc chăn thả nhiều hơn các xã tiểu vùng địa hình thấp.
Hình 3.1: Đốt, dọn nƣơng tại khu vực Làng Thắm (xã Vạn Xuân)
Hình 3.2: Chăn thả gia súc tự do tại khu vực Làng Thắm (xã Vạn Xuân)
Như vậy, những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trong sinh kế của người dân ở KBT Xuân Liên có tác động tới ĐDSH của KBT qua những tác động sau:
+ Thu hẹp diện tích rừng + Mất nguồn gen do mất rừng + Nguy cơ cháy rừng cao
+ Phá vỡ cân bằng sinh thái vùng do chăn thả + Lan truyền dịch bệnh
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi có tác động đến ĐDSH của KBT tập trung chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng địa hình cao của khu vực ngiên cứu.