1. 2.1 Trên thế giới
1.3 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài, tôi sử dụng một số quan điểm tiếp cận sau:
- Tiếp cận thực tiễn: Đối tượng nghiên cứu ở đây là sinh kế cộng đồng, luôn tồn tại và gắn với một không gian địa lý cụ thể, nhưng về mặt thời gian lại có những thay đổi qua từng thời kỳ. Do đó, để thấy được bức tranh sinh kế hiện nay của cộng đồng dân cư vùng đệm KBTTN Xuân Liên và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững phù hợp thì tiếp cận thực tiễn được xem là cách tiếp cận rất quan trọng.
- Tiếp cận liên ngành: Sinh kế cộng đồng và đa dạng sinh học là hai phạm trù thuộc hai lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên, nhưng chúng lại có mối liên hệ lẫn nhau, nằm trong một hệ thống thống nhất. Tiếp cận liên ngành là cách tiếp cận cho phép nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, từ lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học về nhân văn đến các khoa học tự nhiên. Nhờ đó, có thể kết hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu (khảo sát kinh tế - xã hội, đánh giá vốn sinh kế hộ gia đình đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên)
- Tiếp cận hệ thống, để xem xét các vấn đề trong một hệ thống hoàn chỉnh, có các mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc nhau. Thực tế cho thấy giữa con người và đa dạng sinh học luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn kết hữu cơ với nhau kể cả khi các khu đa dạng sinh học được quy hoạch thành các Khu bảo tồn. Vì thế, cần phải đặt nhiệm vụ bảo tồn trong mối liên hệ với sinh kế của đồng bào sống ở đó sao cho hợp lý, có như vậy mới có thể đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững.
- Tiếp cận tổng hợp, cho phép phân tích đồng bộ nguồn dữ liệu, thông tin thực địa, các tài liệu thứ cấp liên quan để thấy được hiện trạng sinh kế và tác động của nó tới đa dạng sinh học của khu bảo tồn.
1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo cứu tài liệu: Khảo cứu các tài liệu về khung sinh kế bền vững, các tài liệu báo cáo của KBTTN Xuân Liên, các tài liệu báo cáo đề tài nghiên cứu tại
26
KBTTN Xuân liên, báo cáo KT-XH các xã ở KBT, các số liệu về dân sinh kinh tế ở các xã, Quy hoạch phát triển KT-XH huyện Thường Xuân, Bản đồ KBTTN Xuân Liên,…
- Điều tra bằng bảng hỏi xã hội học: Sử dụng bảng hỏi điều tra, khảo sát các hoạt động sinh kế, nguồn lực sinh kế (vốn thiên nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính), các tác động dễ gây tổn thương đến sinh kế của HGĐ, tác động của hoạt động sinh kế đến đa dạng sinh học KBT. Chọn mẫu điều tra có chủ đích với sự tham vấn của cán bộ lãnh đạo xã, thôn ở địa phương. Số lượng mẫu là 160 hộ thuộc 7 thôn của 2 xã Vạn Xuân và Lương Sơn. Trong đó, tại xã Vạn Xuân chọn 80 hộ thuộc 2 thôn giáp ranh KBT (Hang Cáu, Quặn) và 2 thôn không giáp ranh KBT (Khằm, Nhồng), mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 20 HGĐ; tại xã Lương Sơn chọn ngẫu nhiên 80 hộ thuộc 1 thôn giáp ranh KBT (Minh Ngọc) và 2 thôn không giáp ranh KBT là Ngọc Sơn và Ngọc Thượng (Bảng hỏi điều tra HGĐ, phụ lục 3).
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã, thôn, một số cán bộ lãnh đạo của Khu bảo tồn về: thực trạng sinh kế cộng đồng địa phương, mối quan tâm và các chính sách, dự án, chương trình hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Dựa trên khung câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế trước)
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng để phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện. Dựa trên các số liệu, tài liệu điều tra kết hợp với các tài liệu thứ cấp để đánh giá hiện trạng sinh kế; mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sinh kế và đa dạng sinh học; đánh giá các điểm tích cực, hạn chế trong sinh kế của cộng đồng dân cư để hướng tới SKBV; đánh giá các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế của chính quyền các xã, BQL KBT cho cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên, từ đó đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững.
- Phương pháp bản đồ: Dùng để xác định khái quát khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các điểm điều tra, khảo sát thực trạng sinh kế. Đồng thời thể hiện ranh giới các xã và KBT trong quá trình phân tích thực trạng sinh kế. Phương pháp này còn được dùng trong việc thành lập bản đồ mức độ ưu tiên của các xã trong nhóm giải pháp về nguồn vốn sinh kế.
27
28
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
Chương này đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư ở KBTTN Xuân Liên, gồm: các nguồn vốn và hoạt động sinh kế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững.
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU2.1.1 Khái quát chung về Khu vực nghiên cứu 2.1.1 Khái quát chung về Khu vực nghiên cứu
a) Lịch sử Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Năm 1997, Chi cu ̣c Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá đã có tờ trình lên Bô ̣
NN&PTNT xin xây dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên ở vùng rừng thượng nguồn sông Chu thuô ̣c huyê ̣n Thường Xuân.
Tháng 10 và 11 năm 1998, Viê ̣n Điều tra Quy hoa ̣ch Rừng và Chương trình BirdLife Quốc tế ta ̣i Viê ̣t Nam hợp tác với Chi cu ̣c Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá tiến hành xây dựng nghiên cứu khả thi thành lâ ̣p Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên. Năm 1999, Viê ̣n ĐTQHR đã tiến hành xây dựng dự án đầu tư cho Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và đã được Bô ̣ NN &PTNT phê chuẩn ngày 09/12/1999 theo Công văn Số 4500/BNN-KH, được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyê ̣t tại Quyết đi ̣nh Số 3029/QĐ-UB ban hành ngày 17/12/1999.
Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên được thành lâ ̣p theo Quyết đi ̣nh số 1476/QĐ-UB ngày 15/06/2000 của UBND tỉnh Thanh Hoá.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí và diện tích Khu bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thuộc vùng thượng nguồn sông Chu huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cách Thành Phố Thanh Hoá 65km về phía Tây Nam. KBT nằm trên địa giới hành chính của các xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân; Có tọa độ địa lý: Từ 190
51’00” đến 190 59’00” vĩ độ Bắc và Từ 1040 58’00” đến 1050 19’20” kinh độ Đông. Trong đó có 4 xã (Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Cẩm, Vạn Xuân) có một phần diện tích được quy hoạch cho vùng lõi khu bảo tồn và xã Lương Sơn có đường ranh giới giáp với đường ranh giới vùng lõi khu bảo tồn[5].
29
Phía Bắc KBT được giới hạn bởi suối Ken, sông Khao; Phía Đông giáp xã Luận Khê, Xuân Cao, Xuân Cẩm và Lương Sơn. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An và giới hạn bởi đường phân thủy nối các đỉnh Bù Ta Leo, Bù Róc và Bù Kha. Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và phần còn lại của xã Bát Mọt. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt của tỉnh Nghệ An với đường ranh giới chung dài 20 km. Với vị trí địa lý tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) và khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Xam (nước Lào) đã tạo ra một khu liên hoàn về hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
Diện tích KBTTN Xuân Liên là 26.304 ha trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 10.847ha, Phân khu phục hồi sinh thái là 12.363ha và Khu hành chính dịch vụ 3.095ha. Vùng đệm của KBT có diện tích 36.421ha thuộc địa bàn của 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân của huyện Thường Xuân[5].
* Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
KBT Xuân Liên có khu hệ động thực vật rừng rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ và bảo tồn phát triển nguồn gen, với các kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới đặc trưng cho miền Bắc Việt Nam[5]. Đã xác định được 752 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 440 chi, 130 họ (trong đó có 38 loài có trong sách đỏ Việt nam và thế giới) như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mu (Cunninghamia konishii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Dẻ tùng sọc trắng (Anmentotaxus argotaenia), Kim giao (Nageia fleigyi),… Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi sinh sống của 55 loài thú, 136 loài chim, 34 loài bò sát, 19 loài ếch nhái và 143 loài bướm, đặc biệt là các loài Hổ (Panthera
tigris), Báo (Neofelis nebulosa), Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), Gấu
ngựa (Ursus thibetanus), Voọc xám (Prelitis phayrci), Gà lôi trắng, Gà tiền,... đều có thông tin ghi nhận tại Xuân Liên. Bên cạnh đó Khu BTTN Xuân Liên còn đóng vai trò quan trọng về phòng hộ đầu nguồn cho đập thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, các công trình thủy lợi đập Bái Thượng cung cấp điều hòa nguồn nước tưới cho trên 80.000ha lúa nước, nước phục vụ cho sinh hoạt, các hoạt động công nghiệp vùng hạ lưu tỉnh Thanh Hóa[5].
30
31
32
* Địa chất, địa hình
Nền địa chất của vùng rất đa dạng, bao gồm cả đá trầm tích, đá phiến, spilite, aldezite, và nhiều loại đá biến chất khác như đá lửa và đá kính. Địa hình ở KBT Xuân Liên được đặc trưng bởi các dãy núi từ 800 -1.600m và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ Tây sang Đông. Địa hình phía đông đặc trưng là vùng chân núi có độ dốc vừa phải. Xuân Liên có một số đỉnh núi cao gồm: đỉnh Tà Leo (1.400m), đỉnh Bù gió (1.563m), đỉnh Bù Hòn Hàn (1.208m) và một ngọn núi không có tên cao 1.605m. Địa hình KBT Xuân Liên gồm 2 tiểu vùng: núi trung bình, núi thấp xen giữa thung lũng; đồi bát úp[26].
- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp xen giữa các thung lũng gồm các xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân. Độ cao trung bình 500 - 900m, độ dốc 250
-320 (tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên nghiên cứu).
- Tiểu vùng đồi bát úp gồm các xã: Lương Sơn và Xuân Cẩm. Độ cao trung bình 150 - 500m, độ dốc 150-250 (tiểu vùng địa hình thấp của khu vực nghiên nghiên cứu).
Năm 2006, sông Chu được chặn dòng tại Cửa Đạt (xã Vạn Xuân), tạo hồ tích nước thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, làm chìm ngập một phần diện tích thung lũng tạo nên hồ nước có diện tích trên 3.000ha.
* Khí hậu
Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, khí hậu vùng khu BTTN Xuân Liên mang đặc điểm chung của khí hậu khu vực Tây tỉnh Thanh Hoá[26].
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 28,20
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối dưới 410C; tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không dưới 50
C.
- Lượng mưa là 1.600 – 1.900mm/năm, phân bố không đều tập trung 60- 80% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), lũ lụt và xói mòn đất thường xảy ra trong thời gian này; tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là 360mm vào tháng 9, thấp nhất là 27mm vào tháng 1. Sự kết hợp giữa mưa lớn trong thời gian ngắn và gió mạnh có thể gây nên lũ đột ngột trên các sông, suối.
- Độ ẩm không khí tương đối trung bình 85-86%, mùa đông có sương muối từ 5-7 ngày.
33
- Hàng năm thường có gió mùa Tây nam (khô, nóng) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, kéo dài từ 19 đến 22 ngày/năm.
* Thủy văn
Trong vùng có sông chính là sông Chu, gồm các nhánh sông Khao, sông Đạt[26]: - Sông Chu có diện tích lưu vực khoảng 27.000ha (tính từ trước khi hợp lưu của các sông nhánh trong vùng). Cao trình mực nước ở Bái Thượng lớn nhất 21,41m, thấp nhất 15,8m. Sông Chu phân bố qua tất cả các xã ở KBT Xuân Liên.
- Sông Khao có diện tích lực vực khoảng 30.000 ha, phân bố ở các xã Yên Nhân, Lương Sơn.
- Sông Đạt diện tích lực vực khoảng 25.000 ha, phân bố ở các xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm. Cao trình mực nước tại Cửa Đạt lớn nhất 39,56m, thấp nnhất 24,07m, trung bình 25,06m.
Năm 2006, sông Chu bị chặn dòng tại Cửa Đạt (xã Vạn Xuân) để xây dựng hồ tích nước thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, tạo thành hồ nước có diện tích mặt trên 3.000ha.
* Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hoá, địa chất trong vùng có 2 nhóm đá mẹ chính với các loại đá mẹ khác nhau là[26]:
- Nhóm đá Macma axit và trung tính: đá mẹ Gra nít, Fooc phia rít, Riolit phân bố ở các xã Bát Mọt, Yên Nhân.
- Nhóm đá trầm tích gồm: đá vôi, sa thạch, sa phiến thạch, cát kết, sét kết, phân bố ở các xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Yên Nhân, Bát Mọt và Lương Sơn.
Các nhóm đất phát triển trên các loại đá trầm tích sa thạch, phiến thạch bao gồm:
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch: thành phần cơ giới thô nhẹ, tầng đất mỏng đến trung bình, có đá lẫn. Phân bố ở Bát Mọt, Vạn Xuân...
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch: thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, đất tốt, không có đá lẫn, phân bố ở Bát Mọt.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá macma acid kết tinh, chua: thành phần cơ giới thô, to, kết cấu rời rạc, tầng đất mỏng, nhiều đá nổi, đá lẫn trong tầng đất. Phân bố ở Yên Nhân, Vạn Xuân, Bát Mọt, Lương Sơn.
34
- Nhóm đất dốc tụ ven đồi, ven sông suối, đất phù xa: là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, phân bố ở các xã Lương Sơn, Xuân Cẩm.
- Đất Feralit xám đen biến đổi do trồng lúa.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
Không như một số Khu bảo tồn khác, KBTTN Xuân Liên không có hộ dân sống trong KBT. Trên địa bàn Khu bảo tồn có 5 xã (Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân) với 39 thôn bản. Theo số liệu thống kê của BQL KBTTN Xuân Liên, tổng diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính của các xã vùng đệm KBTTN là 664,84km2. Dân số có 24.652 người (năm 2011). Mật độ dân số trung bình là 74,16người/km2. Trong đó, Lương Sơn là xã tập trung đông dân cư nhất, Bát Mọt có mật độ dân cư thưa nhất.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã ở KBTTN Xuân Liên (2011)[20]
TT Tên xã Đất tự
nhiên (km2) Dân số Mật độ dân số (ngƣời/km2) 1 Yên Nhân 190,88 3.987 20,89 2 Bát Mọt 205,65 3.473 16,89 3 Lương Sơn 81,74 8.116 99,29 4 Xuân Cẩm 45,42 3.658 80,54 5 Vạn Xuân 141,16 5.418 38,38 Tổng số 664,84 24.652 74,16
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của BQL KBTTN Xuân Liên)
Các xã ở KBTTN Xuân Liên có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu: Thái chiếm 73%, Mường chiếm 4%, còn lại là người kinh chiếm 23%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 2,01%[5]. Tỷ lệ đói nghèo xấp xỉ 44%, cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Thanh Hoá và so với toàn quốc. Điều này gây sức ép lớn đối với tài nguyên trong khu bảo tồn.
Trình độ dân trí của cộng đồng địa phương thấp, sự hiểu biết về bảo tồn và tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với người dân còn hạn chế, đặc biệt đối