1. 2.1 Trên thế giới
2.3.2 Hoạt động phi nông nghiệp
Hoạt động phi nông nghiệp của các xã vùng đệm gồm có: dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và làm thuê. Hoạt động phi nông nghiệp ở các xã trong vùng chưa phát triển, số lao động tham gia ít, đặc biệt là 2 xã vùng cao Yên Nhân và Bát Mọt. Lương Sơn là xã có hoạt động nghề phụ, nghề thủ công và dịch vụ phát triển hơn cả. Lao động nghề thủ công của xã chiếm 13%, lao động làm dịch vụ là 7%. Trong 5 năm qua xã Lương Sơn đã có 03 công ty, 01 hợp tác. Chế biến lâm sản và một số dịch vụ khác cũng được hình thành phát triển[30]. Tổng số hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký nộp thuế môn bài là 97 hộ. Tại xã Vạn Xuân, lao động làm nghề dịch vụ của xã chiếm 2,09%, làm nghề phụ và tiểu thủ công là 3,14%[27]. Các nghề phụ thủ công trong vùng chủ yếu là nghề mộc, thợ xây và nghề đan lát mây tre. Về dịch vụ kinh doanh chính là các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông, lâm nghiệp. Hầu hết các xã không có chợ, chỉ là các cửa hàng, chợ cóc tự phát ở các thôn, xóm để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
Hoạt động phi nông nghiệp trong vùng tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế: - Ngành dịch vụ: chưa phát triển, đặc biệt là các xã ở tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu do thị trường nội bộ nhỏ hẹp, chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho sản xuất và cho nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân trong vùng; điều kiện địa hình khó khăn, khó phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu bên ngoài; chưa có chợ để người dân giao thương hàng hóa rộng rãi trong vùng.
- Các nghề thủ công: thị trường nội bộ của vùng nhỏ hẹp, người dân thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ bên ngoài, thiếu vốn đầu tư.
- Hoạt động làm thuê: của người dân trong vùng gồm có: làm thuê ngay trong nội vùng, di cư ra các tỉnh/thành phố để tìm việc làm thuê và xuất khẩu lao động nước ngoài. Làm thuê ngay trong nội vùng thường man tính thời vụ vì nhu cầu lao động không cao. Lao động di cư ra các tỉnh/thành phố gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động thấp dẫn đến mức thu nhập thấp, chi phí đi lại và sinh hoạt lại cao. Xuất khẩu lao động là một xu hướng mới, hấp dẫn, tuy nhiên số lượng tham gia chưa nhiều và điểm hạn chế là trình độ lao động thấp.
81
3/ Khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ Khu bảo tồn
Bên cạnh các hoạt động sinh kế trên, người dân ở 5 xã KBTTN Xuân Liên còn khai thác các tài nguyên tự nhiên từ KBT này.
Theo kết quả điều tra, 73% số người được phỏng vấn trả lời hiện nay HGĐ mình có khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ KBTTN Xuân Liên. Số lần vào rừng trung bình là 2-4 lần/tháng. Thời gian tập trung vào rừng đông nhất là các tháng thiếu đói trước thu hoạch. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là các hộ nghèo đói, thiếu lương thực. Các sản phẩm khai thác gồm các loài cây, con lâm sản ngoài gỗ, gồm: các loài cây, con làm thực phẩm (lá đắng, bắp chuối, măng nứa, luồng, mật ong, rau rừng, chuột, dúi, chồn, gà rừng, lợn rừng, tôm tép, cá, ốc, ếch,…), các loài làm dược liệu (nhân trần, hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì, sa nhân, tam thất, thiên niên kiện, củ ráy,…), các loài làm nguyên liệu đan lát (tê guột, mây, nứa, luồng) và một số loài cây bụi, gỗ nhỏ khai thác làm chất đốt. Đối với các loài cây gỗ thì hiện nay đã bị cấm nhưng vẫn có người vào rừng khai thác trộm. Những loài cây gỗ bị khai thác trộm thường là những loài cây thương mại có giá trị cao như Pơ mu, Sa mu.
Khai thác các tài nguyên tự nhiên ở KBT khó định lượng vì đa số sản phẩm sử dụng cho gia đình, khai thác để bán không thường xuyên. Nhìn chung, hoạt động khai thác tài nguyên từ KBT vẫn có vai trò quan trọng đối với đời sống cộng đồng cân cư vì những nhu cầu cuộc sống và tập tục văn hóa của họ.
82
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO