Sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các bài viết chuyên khảo, chuyên ngành về đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá Việt Nam trên các tạp chí khoa học có

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 59)

ngành về đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá Việt Nam trên các tạp chí khoa học có uy tín của Việt Nam và của các nƣớc bằng tiếng nƣớc ngoài, các bƣu thiếp, bƣu ảnh, tem bƣu chính…

Thông qua các hình thức nhƣ: đƣa tin, bài viết về đất nƣớc, con ngƣời, các hoạt động văn hóa, đời sống sinh hoạt, món ăn truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ đặc trƣng của Việt Nam các tạp chí du lịch hàng đầu thế giới, các tạp chí của nƣớc ngoài về văn hoá Việt Nam, các tạp chí xuất bản bằng tiếng nƣớc ngoài của Việt Nam… trong đó có sử dụng các hình ảnh từ tài liệu lƣu trữ, hình ảnh di sản văn hoá Việt Nam cũng là kênh thông tin thú vị và hữu ích để quảng bá về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam

Hiện nay, các cơ quan lƣu trữ, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá có những bài viết chuyên khảo đặc sắc giới thiệu về văn hoá, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam nhƣ: “Hệ thống đƣờng sắt Việt Nam thời Pháp thuộc qua tài liệu lƣu trữ”, các bài báo về kiến trúc và xây dựng tại Đà Lạt, SaPa, Tam Đảo, Bà Nà (Đà Nẵng) về Cầu Long Biên, về Nhà hát lớn Hà Nội, Dinh Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), Dinh Thống sứ Bắc kỳ… nhằm giới thiệu các danh thắng lịch sử của Việt Nam mà ngƣời Châu Âu đã khám phá hoặc các công trình kiến trúc độc đáo hoặc các khu phố Tây ở Hà Nội hay kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc ở phố cổ Hội An từ nhiều thế kỷ trƣớc… trên các báo tạp chí nhƣ: Tạp chí Xƣa và Nay, Tạp chí Văn thƣ, Lƣu trữ Việt Nam,…

59

Tuy nhiên, nếu các bài viết nếu chỉ sử dụng tiếng Việt để giới thiệu thì chỉ phục vụ cho những ngƣời Việt và ngƣời nƣớc ngoài biết tiếng Việt. Muốn giới thiệu đến bạn bè thế giới biết đến đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam thì phải sử dụng ngôn ngữ của họ hoặc ít nhất là sử dụng ngôn ngữ quốc tế, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hoặc trên các báo, tạp chí có uy tín của quốc tế. Ví dụ nhƣ trên Tạp chí UNESCO hoặc Tạp chí Heritage của Hàng không Quốc gia Việt Nam số tháng 6/2010 giới thiệu về “Mộc bản Triều Nguyễn” và “Văn bia tiến sĩ” đƣợc UNESCO công nhận là Di sản tƣ liệu thế giới tới đông đảo khách quốc tế đến Việt Nam trên những chuyến hành trình của Hàng không Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tài liệu lƣu trữ trên các bƣu thiếp, bƣu ảnh tem bƣu chính nhằm mục đích truyền thông, giao lƣu, hợp tác và quảng bá Việt Nam với bạn bè quốc tế. Điều này đã đƣợc minh chứng qua quá trình hình thành và phát triển của ngành Tem Việt Nam, ngƣời Pháp cho rằng “mẩu giấy nhỏ với những hoạ tiết khiêm tốn có thể thực hiện vai trò cao quý và mang tính giáo dục tại nƣớc xuất xứ cũng nhƣ nƣớc ngoài”, do vậy, ngay từ năm 1908, đã phát hành các con tem mang các chủ đề địa phƣơng ở các nƣớc Đông Dƣơng nhƣ: phụ nữ Nam kỳ, phụ nữ Bắc kỳ, phụ nữ Cao Miên, phụ nữ Lào, ngƣời đi cày, Vịnh Hạ Long, Chùa Một Cột, Đền Angkor, các nhân vật nổi tiếng, văn hoá vùng miền… Năm 1927, ngƣời Pháp đã phát hành 02 bộ tem in hình một bản khắc gỗ với mệnh giá 0$25 và 0$30 để “giới thiệu đƣợc các đặc điểm của đất nƣớc, nét chính của các vĩ nhân, những ngày đáng ghi nhớ của lịch sử đất nƣớc” [58, 379-389].

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 59)