Nhƣng ƣu điểm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 61)

Việc triển khai các hoạt động văn hoá đối ngoại và khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, cụ thể là:

Thứ nhất là, công tác tuyên truyền về văn hoá đối ngoại và ngoại giao văn hoá

đƣợc đẩy mạnh, tạo sự quan tâm và có sức hút với dƣ luận. Sau Hội nghị ngành Ngoại giao lần thứ 26 đƣợc tổ chức năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định lấy năm 2009 là “Năm Ngoại giao văn hoá”, Bộ Ngoại giao ban hành Chỉ thị về việc tăng cƣờng ngoại giao văn hoá (phụ lục 06), đẩy mạnh vận động UNESCO công nhận nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Việt Nam nhƣ: Di sản tƣ liệu thuộc chƣơng trình Ký ức thế giới (Mộc bản Triều Nguyễn và Văn bia Quốc tử giám), Di sản Văn hoá phi vật thể của Nhân loại (dân ca quan họ Bắc Ninh), Di sản văn hoá cần đƣợc bảo vệ (Ca trù)…; công tác ngoại giao văn hoá đƣợc tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin, truyền thông, trên mạng internet cả trong và ngoài

61

nƣớc với sự vào cuộc của các tầng lớp công chúng, học sinh, sinh viên, các hãng truyền thông quốc tế nhƣ: CNN, BBC…; nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo, hội nghị, toạ đàm về ngoại giao văn hoá đã đƣợc tổ chức, thu hút sự tham gia của các nhà ngoại giao, nhà văn hoá, các chuyên gia, các bộ, nghành, địa phƣơng, ngoại giao đoàn và doanh nghiệp…

Thứ hai là, các hình thức triển khai văn hoá đối ngoại trong thời gian qua khá

đa dạng, nội dung phong phú trong mỗi ngành, mỗi cấp thông qua các hoạt động của các dự án quốc tế, các hội thảo chuyên môn, trao đổi thông tin nghiệp vụ... Một số cơ quan đã tích cực và chủ động sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại (Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc, Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, các cơ sở du lịch...).

Thứ ba là, nhiều triển lãm, nhiều ấn phẩm văn hoá đƣợc xuất bản đã lấy thông

tin từ các tài liệu lƣu trữ với nội dung thông tin tiêu biểu, đặc sắc và hình thức độc đáo nhƣ: phim, ảnh, áp phích, truyền đơn, bƣu thiếp, thƣ, tờ rơi...

Thứ tư là, các hình thức sử dụng tài liệu lƣu trữ nhằm phục vụ hoạt động văn

hoá đối ngoại ngày càng đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại hình tài liệu lƣu trữ nhƣ tài liệu hành chính, tài liệu ảnh, tài liệu phim điện ảnh, tài liệu ghi âm, ghi hình, tài liệu khoa học công nghệ... với nội dung thông tin phong phú và đa dạng theo từng chủ đề thông qua chữ viết, con số, các hình khối, màu sắc, ký hiệu và hình ảnh, màu sắc, âm thanh hoặc có thể sử dụng các tài liệu đƣợc sƣu tầm từ các nguồn khác nhƣ: panô, áp phích, tranh quảng cáo, sách, báo, tạp chí, mạng Internet, các hiện vật... theo kinh nghiệm của Bảo tàng lịch sử Pháp là 30% tài liệu giấy kết hợp với 70% các loại hình tài liệu khác [08, 45] nhằm cung cấp nội dung thông tin đa chiều để thu hút độc giả.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 61)