liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại thuộc Đề án chiến lƣợc Ngoại giao văn hoá
Giá trị đặc biệt của tài liệu lƣu trữ cần phải đƣợc phát huy trong hoạt động văn hoá đối ngoại. Do vậy, các cơ quan lƣu trữ và cơ quan văn hoá, ngoại giao, thông tin cần hợp tác xây dựng một chƣơng trình tổng thể nhằm xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và lộ trình triển khai thực hiện. Bởi vì, nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, tài liệu lƣu trữ có thể phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại hiện đƣợc bảo quản tại nhiều cơ quan khác nhau nhƣ: lƣu trữ, bảo tàng, thƣ viện, viện nghiên cứu... nên cần có sự hợp tác, cung cấp tài liệu của nhiều cơ quan mới có thể đạt đƣợc mục tiêu.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký kết văn bản phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá và tiến hành nhiều hoạt động để triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá và tại Hội nghị Bộ trƣởng Thông tin Đông Nam Á (AMRI) lần thứ 10, đƣợc sự thống nhất của các nƣớc thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ chủ trì đăng cai tổ chức Liên hoan Ảnh - Phóng sự - Phim Tài liệu về đất nƣớc, con ngƣời trong cộng đồng ASEAN năm 2010” với chủ đề “Đất nƣớc và con ngƣời các quốc gia ASEAN” với mục tiêu là quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời và quá trình xây dựng, phát triển của các quốc gia trong khối ASEAN; qua đó, tăng cƣờng sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN; thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện Hiến chƣơng ASEAN; chào mừng năm Việt
66
Nam là Chủ tịch ASEAN và kỷ niệm 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN. Tuy nhiên, vai trò của Bộ Nội vụ (Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc, cơ quan điều phối Chƣơng trình UNESCO Việt Nam) trong các hoạt động văn hoá đối ngoại lại chƣa đƣợc chú ý, trong khi nguồn lực thông tin từ tài liệu lƣu trữ có thể mang lại những hiệu quả đặc biệt. Do vậy, các cơ quan liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ) cần phối hợp xây dựng và triển khai “Tiểu đề án hoặc chƣơng trình về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại” nhằm hƣớng tới mục tiêu sau:
Thứ nhất là, tuyên truyền, giới thiệu giá trị của tài liệu lƣu trữ - di sản văn hoá
của dân tộc và qua đó nâng cao vai trò, vị trí của tài liệu trong việc giới thiệu, quảng bá văn hoá truyền thống của dân tộc đến bạn bè thế giới.
Thứ hai là, hợp tác giữa cơ quan lƣu trữ với cơ quan văn hoá, ngoại giao,
thông tin truyền thông để nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nhằm khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ đang đƣợc bảo quản tại các cơ quan, tổ chức phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại với hơn 170 nƣớc mà Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao.
Thứ ba là, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tăng cƣờng khai thác, sử dụng tài
liệu lƣu trữ phục vụ văn hoá đối ngoại (áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ, tăng cƣờng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ và năng lực phục vụ của các cơ quan lƣu trữ nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội).
Thứ tư là, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc
cùng tham gia tiểu đề án phục vụ lợi ích cộng đồng.
Để thực hiện chƣơng trình cần phải đƣa ra các biện pháp cụ thể nhƣ:
Thứ nhất là, các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng
tài liệu lƣu trữ phục vụ văn hoá đối ngoại nhƣ: đơn giản hoá thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu tại các cơ quan lƣu trữ; lập danh mục tài liệu hạn chế sử dụng tại các cơ quan lƣu trữ; tổ chức giải mật tài liệu lƣu trữ...
Thứ hai là, triển khai áp dụng các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu
lƣu trữ phục vụ văn hoá đối ngoại;
Thứ ba là, hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan lƣu trữ và cơ quan văn hoá, ngoại
67