Sử dụng phim tài liệu, tƣ liệu để giới thiệu về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 56)

Việt Nam với bạn bè quốc tế

Phim tài liệu - loại hình điện ảnh trực tiếp với những đặc trƣng vốn có của nó là lột tả tất cả mọi vấn đề ở tận ngóc ngách của đời sống xã hội thông qua những con ngƣời thực trong cuộc sống, tự bộc lộ bản thân và hoàn cảnh, những âm thanh hay một câu bình, khai phá những bí ẩn, những tâm tƣ sâu kín trong lòng tạo nên sự cuốn hút đối với khán giả.

Sử dụng phim tài liệu, tƣ liệu đang đƣợc lƣu giữ trong các cơ quan lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại là biện pháp đơn giản và hiệu quả để bạn bè quốc tế hiểu thêm về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam qua những thƣớc phim lƣu trữ sống động, đồng thời còn có thể giúp cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài và công chúng các nƣớc sở tại hiểu thêm về cội nguồn dân tộc, về văn hoá, quê hƣơng đất nƣớc của mình. Do vậy, Việt Nam thƣờng phối hợp với trung tâm triển lãm, bảo tàng, rạp chiếu phim tại các nƣớc để giới thiệu các bộ phim của Việt Nam và về Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế. Rất nhiều ngƣời nƣớc ngoài thích xem phim tài liệu Việt Nam và nhiều bộ phim tài liệu về Việt Nam đƣợc sự quan tâm của công chúng nhƣ:

Bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” sản xuất năm 1982 của đạo diễn Trần Văn Thủy nhƣ kéo ngƣời xem trở lại quá khứ, quay về với những dấu mốc lịch sử huy hoàng, hiển hách của dân tộc Việt Nam, những di tích lịch sử nổi tiếng nhất Hà thành đƣợc khai thác ở mọi góc độ, khía cạnh.

56

Bộ phim tài liệu "Đi tìm trang phục Việt" của Hãng phim Đài Truyền hình

TPHCMvới 24 câu chuyện về các chi tiết lƣu giữ nền văn hóa Việt rực rỡ ẩn chứa

trong từng tấm áo, mảnh bào với những họa tiết, hoa văn trên trống Đồng, tƣợng thờ, văn miếu, một số hiện vật lƣu giữ dấu tích ăn mặc thời Bắc thuộc hay thời Hùng Vƣơng, Đông Sơn, Triều Lý, Trần, Lê... đến sự cách tân, sáng tạo một cách hoà hợp của áo tứ thân, áo yếm, áo bà ba, áo dài của ngày nay, giúp khán giả hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển văn hóa ăn mặc của dân tộc.

Bộ phim tài liệu “Tù binh ở Hà Nội - Hilton” của đạo diễn ngƣời Pháp Daniel Roussel đƣợc sản xuất năm 1991, có sử dụng tƣ liệu của Mỹ và cả những thƣớc phim tài liệu của Điện ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ 1967 – 1973, đan xen giữa hồi tƣởng và thực tại, kể về những “vị khách” của Hà Nội - những phi công Mỹ, đã ném bom tàn phá nhiều khu phố, làm chết rất nhiều thƣờng dân thủ đô vào mùa đông năm 1972 nhƣng khi bị bắt giam ở Hỏa Lò, nơi các tù binh thƣờng gọi là “khách sạn Hilton”, họ vẫn đƣợc phía Việt Nam đối xử tốt.

Các bộ phim tƣ liệu về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn nƣớc ngoài sử dụng các nguồn tƣ liệu của Pháp, Mỹ với mục đích ghi lại lịch sử một cách chân thực nhất, để những thế hệ sau xem và tự đƣa ra những đánh giá của riêng mình nhƣ: “Việt Nam cuộc chiến mƣời nghìn ngày” (13 tập) của ông Michael Maclear (ngƣời Canada), đƣợc hoàn thành vào cuối những năm 1980 (sử dụng tƣ liệu của điện ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam); “Chiến tranh Việt Nam: Những hình ảnh chƣa đƣợc biết đến” đƣợc đạo diễn ngƣời Pháp Daniel Costelle hoàn thành sau khi xem gần 20000 cuốn băng tƣ liệu của Quân đội Mỹ, bộ phim “Việt Nam trên đƣờng thắng lợi” của nhà điện ảnh Nga Roman Karmen giới thiệu về một Việt Nam kiên cƣờng

và dũng cảm trong chiến tranh hoặc phim tài liệu Huyền thoại về tƣớng tình báo

Phạm Xuân Ẩn” của Hãng phim Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh giúp khán giả nhìn nhận thêm một cách toàn diện về cuộc chiến tranh và con ngƣời Việt Nam.

Bộ phim “Từ Hollywood tới Hà Nội” của nữ đạo diễn Việt kiều Tiana Thanh Nga là một cuộc hành trình kéo dài 20 năm từ Mỹ trở về Hà Nội (thực hiện năm 1993 và giành nhiều giải thƣởng quốc tế) phản ánh một tình yêu với quê hƣơng, đất

57

nƣớc, niềm tự hào dân tộc. Báo chí phƣơng Tây đánh giá, bộ phim có sứ mệnh hàn gắn vết thƣơng chiến tranh và hòa bình giữa hai dân tộc Việt- Mỹ (khi đó lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực với Việt Nam). Bộ phim phản ánh trọn vẹn sức sống và sự chân thực lịch sử. Từ hàng chục ngàn mét phim tƣ liệu đƣợc chắt lọc lấy những gì có giá trị nhất tạo thành 78 phút phim, với khung cảnh Việt Nam ở ba miền Bắc - Trung - Nam rõ nét, đầy đủ, có sự hào nhoáng, nhộn nhịp, hiện đại của Sài Gòn dƣới chế độ Ngụy quyền, có những cảnh nghèo khó, xác xơ, đau thƣơng đến xé lòng nơi chiến tranh đi qua ở miền Trung ruột thịt, cũng có cái cổ kính, trầm mặc của Hà Nội hào hoa, của những vùng đất Bắc Bộ gần gũi, những cuộc gặp gỡ với những nhân vật lịch sử của Việt Nam nhƣ: đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, nhạc sĩ Xuân Hồng hay Văn Cao… tạo cho ngƣời xem những bất ngờ và sự thú vị.

Việc giới thiệu đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam qua phim ảnh chiếu trên các kênh truyền hình quốc tế hoặc kênh truyền hình của các quốc gia khác nhau là phƣơng thức hữu hiệu để giới thiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế nhƣ: Đài Truyền hình ITV (Anh) chiếu bộ phim tài liệu "Cuộc chiến cuối cùng" nói về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, do nhà báo, nhà làm phim ngƣời Úc, John Pilger thực hiện năm 1998; kênh truyền hình tiếng A-rập Al Jazeera (Qatar) phát một đoạn phim tƣ liệu dài 05 phút giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nƣớc của Việt Nam từ cuối những năm 1940 tới năm 1975 với lời bình: “Hồ Chí Minh một ngƣời Việt Nam đƣợc cả dân tộc và bạn bè quốc tế kính trọng”.

Tuy nhiên, để các bộ phim tài liệu về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam đến đƣợc với đông đảo công chúng thì công tác quảng bá, phối hợp với các cơ quan văn hoá, truyền thông phải đƣợc triển khai một cách hiệu quả. Hãng Phim Tài liệu và Khoa học trung ƣơng, trong những năm gần đây rất quan tâm đến công tác quảng bá phim đến đông đảo ngƣời xem thông qua việc thƣờng xuyên cung cấp danh sách những phim hãng mới sản xuất và những phim hãng hiện có cho các đài truyền hình trung ƣơng, đài truyền hình khu vực, đài truyền hình địa phƣơng chọn lựa để chiếu các phim phù hợp, cung cấp cho một số bảo tàng trong nƣớc để chiếu theo chuyên đề

58

trƣng bày của bảo tàng, ví dụ Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Phụ Nữ, Bảo tàng Cách mạng, cung cấp phim cho Phát hành phim Quân đội để chiếu cho cán bộ chiến sĩ trong toàn quân và đồng bào các địa phƣơng và đƣa phim của mình đi dự các Liên hoan phim quốc tế và giới thiệu các phim của Việt Nam trong các tuần lễ phim quốc tế, Tuần lễ phim Việt Nam ở nƣớc ngoài (riêng trong năm 2009, số lƣợng phim mà hãng đã cung cấp là gần 100 lƣợt bộ phim nhựa và video). Ngoài ra, nhằm hƣớng tới các độc giả, khán thính giả là ngƣời nƣớc ngoài, các hãng phim cũng cần chú ý đến việc biên tập phụ đề tiếng Anh, tiếng Pháp và phát hành đĩa phim để bán cho khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 56)