Trƣng bày, triển lãm tài liệu lƣu trữ để giới thiệu về Việt Nam tới công chúng và bạn bè quốc tế

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 52)

công chúng và bạn bè quốc tế

Trƣng bày, triển lãm là một trong những hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu nhằm công bố, giới thiệu, tuyên truyền theo các chủ đề cụ thể mà ngƣời tổ chức hƣớng tới và qua đó, giới thiệu với xã hội về công tác lƣu trữ, tài liệu lƣu trữ. Các

52

triển lãm về hoạt động văn hoá thƣờng rất hấp dẫn công chúng vì có sử dụng các tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ nhƣ: tài liệu lƣu trữ giấy, tài liệu ảnh, các bản ghi âm thanh, ghi hình và các hiện vật...

Ngày nay, nhiều ngƣời đã tìm đến các triển lãm nhƣ là một điểm đến văn hoá để có thể tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề mà mình quan tâm. Có thể kể tên một số triển lãm đã đƣợc đông đảo công chúng trong và ngoài nƣớc quan tâm trong thời gian qua là:

Trƣng bày về “Huyện đảo Hoàng Sa” nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng thành

phố Đà Nẵng với khoảng 150 bức ảnh, hiện vật và tƣ liệu lịch sử. Ông Max Lang

(ngƣời Australia), sau khi xem tấm ảnh chụp bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do ngƣời Pháp dựng năm 1938 ghi: “Cộng hoà Pháp - Vƣơng quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816 - 1938” và ảnh bản đồ do Công ty Đông Ấn (Hà Lan) vẽ năm 1660; bản đồ Nam Việt trong sách “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do Quốc sử quán triều Nguyễn ấn hành thế kỷ 19 hay bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1910… đã nói: “20 năm sống và làm việc ở Đà Nẵng, tôi đã nghe nói nhiều đến Hoàng Sa và vấn đề Hoàng Sa, nhƣng đây là lần đầu tiên tôi đƣợc trực tiếp tiếp xúc với các tƣ liệu, hiện vật liên quan đến Hoàng Sa. Tôi rất quan tâm đến những tƣ liệu lịch sử khách quan của các bên liên quan vì tôi muốn mình có cái nhìn khách quan. Và quả thực là tôi thấy mình bị thuyết phục trƣớc thực tế hiển nhiên Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông cho rằng, nên có thêm nhiều các cuộc triển lãm nhƣ vậy, để mọi ngƣời, nhất là ngƣời nƣớc ngoài, đƣợc tiếp cận thƣờng xuyên, đầy đủ hơn với các tƣ liệu “Tự nó sẽ đem lại sức thuyết phục rất lớn đối với họ” [64].

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm ảnh “Tình hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc” (tại Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, tháng 10 năm 2009) với 130 bức ảnh thể hiện cuộc sống tƣơi đẹp, con ngƣời thân thiện, phong cảnh kỳ thú và các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và Hàn Quốc.

Nhân sự kiện Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức tại Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế -Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trƣng bày “Di sản Văn hoá ASEAN”

53

(từ ngày 5 - 9/4/2010, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình) nhằm giới thiệu hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, di sản, lễ hội và trang phục dân tộc trong nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của cộng đồng ASEAN với những nét tiêu biểu nhất, thể hiện sự thân thiện, đầm ấm của các thành viên trong đại gia đình ASEAN đƣợc in trên 20 tấm pa nô khổ lớn, với màu sắc rực rỡ, gồm tên quốc gia, quốc kỳ và các thông tin cơ bản về nƣớc đó. Ngoài ra, các tấm panô in hình ảnh của các kiến trúc Bờ Hồ, Chợ Đồng Xuân,… từ thời Pháp thuộc, hình ảnh Việt Nam năng động trong thời hiện đại cũng đƣợc trƣng bày trên đƣờng phố để các vị khách quốc tế có thể cảm nhận ngay khi đến Hà Nội.

Nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tại Trung tâm Thƣơng mại Hàng Da đã tổ chức triển lãm “Ký ức Hà Nội xƣa (1831-1954)” do kiến trúc sƣ Đoàn Bắc và Nhà giáo Đoàn Thịnh sƣu tầm với 1820 bức ảnh của Hà Nội xƣa, đƣợc bố cục làm chia làm năm phần: toàn cảnh Hà Nội xƣa, đất Thăng Long-Kẻ Chợ, Hà Nội thời Pháp thuộc, con ngƣời và cuộc sống ở Hà Nội xƣa, những giai đoạn lịch sử. Ký ức Hà Nội từ 1831 đến 1945 đƣợc thể hiện qua các bức ảnh chân thực, với hình ảnh về các di tích văn hoá, công trình kiến trúc thời Pháp, thú ăn chơi ở Hà Nội, phong tục và lễ hội dân gian, các loại hình nghệ thuật… [75] (phụ lục 04).

Trong những năm qua, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc phối hợp với các cơ quan trong nƣớc và lƣu trữ quốc gia các nƣớc tổ chức triển lãm về hợp tác giữa Việt Nam và các nƣớc qua tài liệu lƣu trữ, có thể kể tên một số triển lãm nhƣ:

Triển lãm “Lịch sử hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô (1950-1990)” với gần 400 tài liệu giấy, phim, ảnh, ghi âm, ấn phẩm, bài báo và các hiện vật đƣợc tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga và triển lãm “Hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực đào tạo” năm 2008.

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cu ba, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc đã phối hợp với Đại sứ quán Cộng hoà Cuba và các cơ quan lƣu trữ Cuba tổ chức triển lãm “Quan hệ Việt Nam - Cuba qua tài liệu lƣu trữ (1960-2005)” tại Hà Nội năm tháng 5/2006 và tại Lahabana tháng 6/2007.

54

Với hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật, triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc” đƣợc tổ chức tại Hà Nội tháng 5/2006 và tại Bắc Kinh tháng 10/2007 đã phản ánh sinh động hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, mối quan hệ hữu nghị giữa Đảng và nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Trung Quốc.

Năm 2009, Cục đã phối hợp với Trung tâm Văn hoá Pháp và Lƣu trữ Hải ngoại Pháp tổ chức triển lãm “Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội 1875- 1945”.

Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, TTLTQG I tổ chức triển lãm với chủ đề “Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873- 1954” giới thiệu 68 tấm bản đồ Hà Nội xƣa, trong đó có một số bản đồ gốc trên chất liệu vải và các văn bản quan trọng giúp ngƣời xem tìm hiểu về Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử. Tƣ liệu triển lãm gồm 4 phần: tài liệu từ 1873 đến 1895 - giai đoạn đánh dấu sự hiện diện của ngƣời Pháp trong việc xác định ranh giới và kế hoạch mở rộng, xây dựng Hà Nội thành một thành phố kiểu châu Âu; tài liệu từ 1895 đến 1927 - thời kỳ nhiều công trình có tính ứng dụng, tính thẩm mỹ và kiến trúc đƣợc Pháp thực hiện tại Hà Nội; tài liệu thời kỳ 1928 đến 1945 và tài liệu thời kỳ 1945 đến 1954 (Phụ lục 02).

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và giao lƣu rộng rãi, ngoài triển lãm tại thiết chế văn hoá nhƣ: các cơ quan lƣu trữ, bảo tàng, thƣ viện ở một địa điểm nhất định, ngƣời ta còn sử dụng các hình thức khác nhƣ tổ chức triển lãm lƣu động, triển lãm ngoài trời triển lãm trực tuyến tài liệu lƣu trữ sau khi triển lãm cố định.

Triển lãm tài liệu lƣu trữ lƣu động đƣợc tổ chức trong một thời điểm nhất định, tại nhiều địa phƣơng khác nhau, có thể giúp công chúng ở địa phƣơng đó thăm quan triển lãm mà không phải đi xa nhƣng lại có một số khó khăn trong việc tổ chức nhƣ bố trí thời gian, kinh phí vận chuyển tài liệu, độ an toàn tài liệu, địa điểm để triển lãm. Qua khảo sát thực địa tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Văn hoá đã tổ chức triển lãm giới thiệu về lịch sử quần đảo Trƣờng Sa, Hoàng Sa cho đông đảo công chúng trong

55

tỉnh, khách tham quan tại Nhà Khánh tiết của tỉnh và sau đó tổ chức triển lãm lƣu động đến các trƣờng đại học và các trƣờng phổ thông trung học trên địa bàn thành phố để có thể giới thiệu và giáo dục về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, triển lãm tài liệu lƣu trữ trực tuyến có thể giải quyết đƣợc những khó khăn trên vì ở bất cứ đâu, độc giả cũng có thể truy cập xem triển lãm vào bất cứ lúc nào. Điều này có thể đƣợc chứng minh khi độc giả muốn tham quan triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc” và “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo” trên trang thông tin điện tử của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 52)