P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH
2.2.2 Tình hình lao động, tiền lương 1 Tình hình lao động.
2.2.2.1 Tình hình lao động.
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản trong hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nhân tố đóng vai trò sáng tạo và sử dụng các nhân tố khác. Việc quản lý lao động của Chi nhánh công ty được thể hiện thông qua cơ cấu lao động. Xác
định được một cơ cấu lao động tối ưu sẽ là cơ sở đểđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục nhịp nhàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh công ty. Ngoài ra cơ cấu lao động tối ưu còn là cơ sở cho việc phân công, bố trí lao động, đào tạo và quy hoạch cán bộ tạo ra môi trường động lực thúc đẩy hoàn thành công việc.
Nắm được điều này, ban lãnh đạo Chi nhánh công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn có sự quan tâm đặc biệt đến chính sách lao động của Chi nhánh đểđảm bảo về số lượng, đáp về chất lượng, phù hợp với độ tuổi giới tính của lao động.
v Về số lượng lao động :
Bảng 02 : Phân tích sự biến động về số lượng lao động qua các năm
(Đvt : người) Số LĐ Tỷ trọng Số LĐ Tỷ trọng Số LĐ Tỷ trọng Mức % Mức % Nam 36 57,14 38 58,46 33 54,10 2 5,56 -5 (13,16) Nữ 27 42,86 27 41,54 28 45,90 0 - 1 3,70 Tổng 63 100,00 65 100,00 61 100,00 2 3,17 -4 (6,15) So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (Nguồn : Phòng lao động quản lý) Nhận xét :
Qua bảng phân tích biến động số lượng lao động ta thấy : số lượng lao động của Chi nhánh công ty giảm qua các năm với một tỷ lệ nhỏ, cụ thể : năm 2004 tăng 3,17%
tương ứng tăng 2 ( người) so với năm 2003, năm 2005 giảm 6,15% tương ứng giảm 4 người so với năm 2004. Tỷ lệ giữa lao động nam và lao động nữ là tương đối đồng đều và cũng biến động ít cụ thể : tỷ lệ lao động nữ năm 2003 so với tổng số lao động là 42,86% và năm 2004, 2005 lần lượt là 41,54% và 45,90%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty ít chịu ảnh hưởng của giới tính.
v Về chất lượng lao động của Chi nhánh công ty :
Bảng 03 : Phân tích trình độ lao động qua các năm.
(Đvt : người) Số LĐ Tỷ trọng Số LĐ Tỷ trọng Số LĐ Tỷ trọng Mức % Mức % Đại học 9 14,29 10 15,38 10 16,39 1 11,11 0 - Cao đẳng 5 7,94 5 7,69 4 6,56 0 - -1 (20,00) Trung cấp 9 14,29 10 15,38 10 16,39 1 11,11 0 - Phổ thông 40 63,49 40 61,54 37 60,66 0 - -3 (7,50) Tổng 63 100,00 65 100,00 61 100,00 2 3,17 -4 (6,15) So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Trình độ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ( Nguồn : Phòng lao động quản lý) Nhận xét :
Nhìn chung trình độ lao động của lao động tại Chi nhánh công ty ổn định qua các năm và phù hợp với yêu cầu của công việc. Năm 2004 lao động có trình độđại học và trung cấp đều tăng 11,11% và năm 2005 lao động có trình độ cao đẳng giảm 20% tương ứng giảm 1 ( người) , lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông giảm 7,5 % tương ứng giảm 3 ( người).
Lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 60% là do phù hợp với yêu cầu của công việc là bán hàng và tiếp thị, lao động có trình độđại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ hơn 20% chủ yếu là cấp quản lý và làm việc văn phòng.
v Vềđộ tuổi người lao động :
Độ tuổi lao động cũng ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả công việc, thường độ
tuổi lao động tỷ lệ thuận với số năm kinh nghiệm làm việc của người lao động. Ở mỗi
độ tuổi khác nhau đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Do hoạt động chủ yếu của Chi nhánh công ty là tiêu thụ sản phẩm nên độ tuổi của người lao động tương đối trẻ, hầu hết là dưới 32 tuổi chiếm khoảng 80% tổng số lao động.