Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam * Tình hình chung

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 46)

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở

3.1.2.2 Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam * Tình hình chung

* Tình hình chung

Trước tiên, nhóm nghiên cứu thống kê sơ bộ số lượng các công ty cổ phần xây dựng niêm yết có nguy cơ phá sản trong ngắn hạn theo từng năm, kết quả như sau:

Bảng 3.3 Giá trị chỉ số Z bình quân của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết từ năm 2010 đến 2012 Thời gian Doanh nghiệp có Z >0,862 doanh nghiệp có Z < 0,862 giá trị Z bình Số lượng tỷ trọng số lượng tỷ trọng năm 2010 31 30,10% 72 69,90% 0,742 năm 2011 30 29,13% 73 70,87% 0,669 năm 2012 17 17,17% 81 82,83% 0,491

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Do đến hết ngày 31/3/2013 còn 6 công ty cổ phần xây dựng niêm yết nợ báo cáo tài chính năm 2012, bao gồm Sông Đà – Thăng Long, Xây lắp và đầu tư sông Đà, Sông Đà 3, Sông Đà 6.04, Cavico Việt Nam khai thác mỏ và Xây dựng công nghiệp… nên số lượng quan sát có đủ dữ liệu chỉ là 98 công ty.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không nhiều nhưng năm 2010 và 2011, khoảng 70% các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có nguy cơ phá sản trong ngắn hạn. Năm 2012, tình hình nghiêm trọng hơn khi tỷ lệ này tăng lên thành 82,83%. Điều này một lần nữa khẳng định, khả năng thanh toán các khoản nợ rất khác biệt với lợi nhuận đạt được sau 1 kỳ kinh doanh, đặc biệt, trong một lĩnh vực kinh doanh đặc thù như xây dựng.

Bên cạnh đó, giá trị Z bình quân của cả tổng thể nghiên cứu có xu hướng giảm đáng kể (năm 2012, chỉ số Z bình quân giảm 27% so với năm 2011 và 34% so với năm 2010) thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình hình.

phá sản năm 2012

Sử dụng bộ số liệu năm 2012 gồm 98 công ty, đồng thời loại bỏ số liệu của công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình vì cá biệt (Z = 42,063), với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, tác giả tính toán được chỉ số Z của từng doanh nghiệp. Căn cứ vào giá trị phân biệt (0,862), chia các doanh nghiệp thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm các công ty có nguy cơ phá sản/khó khăn về thanh khoản (Z<0,862) và nhóm 2 có nguy cơ phá sản rất thấp (Z > 0,862)

Bảng 3.4 Giá trị thống kê mô tả về chỉ số Z năm 2012của 2 nhóm công ty cổ phần xây dựng niêm yết

Báo cáo về chỉ số Z Chỉ số Z Giá trị Trung bình Số Quan sát Độ lệch chuẩn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất % trong tổng số quan sát Nhóm 1 0,3478 81 0,34778 -0,64 0,83 83,5% Nhóm 2 1,2177 16 0,40282 0,87 2,46 16,5% Total 0,7425 97 0,48110 -0,64 2,46 100.0%

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Thống kê mô tả cho thấy: chỉ có 16 công ty thuộc nhóm 2 với chỉ số Z bình quân bằng 1,2177 (cao hơn so với mức tham chiếu không nhiều), duy nhất có công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Hòa Bình và công ty cổ phần Cơ khí xây lắp và lương thực thực phẩm có Z lớn hơn 2. Còn lại 81 công ty cổ phần xây dựng niêm yết (chiếm 83,5%) rơi vào nhóm 1, bao gồm cả những công ty có quy mô tài sản lớn nhất ngành xây dựng như Tổng công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (31519 tỷ VND), Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (11897 tỷ VND), Công ty cổ phần Tasco (2654 tỷ VND)… Đây là kết quả không tích cực cho ngành xây dựng, cảnh báo về rủi ro thanh khoản của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

* Phân nhóm các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam theo quy mô tài sản và nguy cơ phá sản năm 2012

Nếu phân nhóm các doanh nghiệp theo quy mô tài sản như cách Tổng cục Thống kê Việt Nam đang áp dụng thành nhóm a (10 đến 50 tỷ VND), nhóm b (50 đến 200 tỷ VND), nhóm c (200 đến 500 tỷ VND) và nhóm d (trên 500 tỷ VND) và tính chỉ số Z bình quân của từng nhóm, thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.5 Chỉ số Z bình quân của nhóm doanh nghiệp phân chia theo quy mô tổng tài sản Chỉ số Z bình quân Sig (2 – tailed) cặp với a Sig (2 – tailed) cặp với b Sig (2 – tailed) cặp với c Sig (2 – tailed) cặp với d Nhóm a 0,8158 0,357 0,565 0,259 Nhóm b 1,0648 0,004 0,000 Nhóm c 0,7258 0,212 Nhóm d 0,6448

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Kết hợp kiểm định T – test cho từng cặp, có thể thấy nhóm b có chỉ số Z bình quân cao nhất (vượt quá giá trị phân biệt 0,862) và thực sự khác biệt so với nhóm c và nhóm d. Nghĩa là trong các công ty cổ phần xây dựng niêm yết hiện nay, những công ty có quy mô trên 200 tỷ VND, xác suất phá sản bình quân cao hơn các công ty khác. Theo Alfred Marshall (1842 – 1924), trong cuốn “Nguyên lý kinh tế học” - xuất bản năm 1890, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp có thể tăng lên khi sản xuất ở quy mô lớn [1]. Tuy nhiên, đến một giới hạn nhất định, quy mô quá lớn sẽ phân tán nguồn lực, làm chi phí sản xuất gia tăng, hiệu quả giảm sút. Vậy, phải chăng, trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam, các công ty lớn đã đầu tư vượt quá lượng tài sản cần thiết, ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của doanh nghiệp? Ngoài ra, còn lý do nào khác khiến đa số các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có nguy cơ khó khăn về thanh khoản?

* Phân nhóm 20 công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có nguy cơ phá sản lớn nhất (điểm nghiên cứu) trong năm 2012

Trong số các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản được thống kê ở trên, 20 công ty sau đây có nguy cơ phá sản cao nhất, đòi hỏi áp dụng các biện pháp hữu

hiệu và kịp thời để cải thiện tình hình.

Bảng 3.6. Danh sách 20 công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có nguy cơ phá sản cao nhất trong năm 2012

STT Tên đầu công ty Z 2012

1 Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Vinaconex -0.636

2 Sông Đà 25 -0.580

3 Xây lắp Dầu khí Nghệ An -0.479

4 Xây lắp Dầu khí Miền Trung -0.470

5 Sông Đà 1 -0.427

6 Đầu tư và Xây dựng COTEC -0.361

7 Xây lắp Dầu khí Việt Nam -0.308

8 Sông Đà 8 -0.245

9 Sông Đà 27 -0.139

10 Xây dựng Hạ tầng Sông Đà -0.132

11 Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà -0.121

12 Sông Đà 9.06 0.015

13 Xây dựng Huy Thắng 0.042

14 Sông Đà Cao Cường 0.072

15 Sông Đà 7 0.098

16 Sông Đà 207 0.114

17 Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 0.154

18 Lilama 3 0.154

19 Sông Đà 19 0.171

20 Xây dựng số 15 0.184

Nguồn:[39] và tính toán của tác giả

Lần đầu tiên kể từ năm 2006, xuất hiện tình trạng công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có giá trị Z nhỏ hơn 0, hệ quả từ kết quả kinh doanh thua lỗ trong

khi sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Trong danh sách trên, có 11 công ty (chiếm 55%) thuộc nhóm sông Đà, điều này cũng không bất ngờ trong bối cảnh công nợ của Tập đoàn sông Đà đã lên tới 10.000 tỷ VND.

90% doanh nghiệp trong danh sách trên có tổng tài sản trên 200 tỷ VND, đặc biệt có những công ty quy mô lớn (tổng tài sản trên 1.000 tỷ VND) như Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Xây dựng Huy Thắng, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An. Kết quả này phù hợp với nhận định thu được qua phân tích nhóm nêu trên.

Tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của các công ty trên đều từ 57% trở lên, cá biệt công ty cổ phần sông Đà 25 duy trì tỷ lệ này bằng 98% và công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Trung có hệ số nợ là 94%.

Chỉ có 4 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 5%, gồm Lilama 3, Xây dựng Huy Thắng, Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) kinh doanh có lãi trong năm 2012, các công ty còn lại đều thua lỗ. Đồng thời, cũng chỉ có 5% trong số các công ty nêu trên có hệ số sinh lời tổng tài sản lớn hơn 0 (nhưng giá trị rất thấp, dưới 0,04%). Nghĩa là mỗi đồng vốn đầu tư vào những doanh nghiệp đang được sử dụng không hiệu quả, đem lại lợi nhuận rất nhỏ hoặc thua lỗ, gia tăng rủi ro mất vốn cho chủ nợ và gánh nặng trách nhiệm tài chính cho chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w