Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 32)

NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

2.2.1.1 Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phương pháp được sử dụng để phân tích, rút ra kết luận từ các số liệu không ở dạng số, thường liên quan tới ý tưởng, nhận thức, hành vi của con người. Phương pháp này bắt đầu được áp dụng trên thế giới từ đầu thế kỷ

19, nhằm khám phá những vấn đề chưa nhiều người biết đến, tìm kiếm kiến thức chuyên sâu, cụ thể về một vấn đề kinh tế - xã hội hay hoàn chỉnh, bổ sung thông tin giải thích nguyên nhân cho những xu thế được phát hiện thông qua nghiên cứu định lượng… Nói cách khác, nghiên cứu định tính được sử dụng để trả lời câu hỏi “cái gì?”, “tại sao?”, “bằng cách nào?”…

Trong quá trình đánh giá nguy cơ phá sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, trước tiên cần nắm bắt đặc điểm riêng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, cơ chế vận hành của thị trường xây dựng, bất động sản ở Việt Nam… Các dữ liệu chủ yếu mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, khó đo lường hay lượng hóa hoàn toàn như quy trình đấu thầu, trình tự thiết lập một dự án đầu tư xây dựng, mức độ phân tán trong hoạt động... Hoặc dữ liệu dưới dạng nhận định, đánh giá, cảm nghĩ của nhà quản lý về mức độ minh bạch thông tin, sự công bằng, tuân thủ quy định pháp luật cùng những khó khăn, bất cập trong cơ chế quản lý, quy hoạch xây dựng tại Việt Nam… Đồng thời, để làm rõ nhân tố ảnh hưởng tới nguy cơ phá sản của doanh nghiệp xây dựng (bao gồm Năng lực quản lý tài sản, Cơ cấu vốn, Quy mô doanh nghiệp, Cơ chế quản lý của nhà nước), cần những thông tin bổ sung như mô hình dự báo dòng tiền/nhu cầu nguyên vật liệu, cách thức theo dõi công nợ, hàng tồn kho, TSCĐ HH, hình thức hợp tác kinh doanh. Đặc biệt, đối với nhân tố Cơ chế quản lý của nhà nước, khó lựa chọn thang đo thích hợp, cũng như thu thập đủ dữ liệu để xử lý bằng phương pháp định lượng (trong bối cảnh thông tin hạn chế và thiếu minh bạch ở Việt Nam), vì vậy phải đánh giá tác động thông qua nhận định chủ quan của cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết.

Tất cả những thông tin trên chỉ có thể được thu thập và xử lý theo phương pháp nghiên cứu định tính, nhằm gợi ý, phát hiện vấn đề cho nghiên cứu định lượng thực hiện sau đó.

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w