Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 33)

NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

2.2.1.2Thiết kế nghiên cứu định tính

Sau khi xác định phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là định tính, cần thiết kế nghiên cứu chi tiết để định hướng cho việc thực hiện trong thực tế.

Để làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhân tố làm gia tăng nguy cơ phá sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp, bao gồm hệ thống sổ sách, báo cáo, website hay ý kiến của cán bộ trong doanh nghiệp... Qua đó, có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về hiện trạng quản lý tài sản, những khó khăn trong quá trình hoạt động và cơ chế quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng thông tin có được, cũng như kinh phí thu thập thông tin phụ thuộc nhiều vào mức độ hợp tác của nhà quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp như Tổng cục thống kê, Thư viện quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Xây dựng, Ủy ban chứng khoán nhà nước), các hiệp hội ngành nghề (Tổng hội xây dựng, Hội kinh tế xây dựng, Hội kết cấu và công nghệ xây dựng, Diễn đàn xây dựng…)… Thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với thông tin thu thập được từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là thông tin thứ cấp nên đôi khi không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu, đồng thời, khó kiểm soát mức độ tin cậy.

* Cách thức thu thập dữ liệu

Với nguồn thông tin được xác định như trên, có 3 cách thu thập dữ liệu được sử dụng, bao gồm:

Thứ nhất, phỏng vấn sâu cán bộ quản lý doanh nghiệp (in - depth interview). Đây là cách người phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu

hỏi đóng/mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu người được phỏng vấn làm, suy nghĩ hay cảm thấy gì. Cụ thể, trong trường hợp này, người được phỏng vấn sẽ cho biết tình hình quản lý tài sản thực tế tại doanh nghiệp của mình, đồng thời, lý giải về các quyết định, cũng như bày tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện. Đánh giá chủ quan của nhà quản lý về cơ chế quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, mức độ minh bạch, phát triển của thị trường xây dựng và thị trường liên quan như tài chính, thông tin…

Thứ hai, quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp (observation). Cách này được

tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ quản lý doanh nghiệp (thường là người được phỏng vấn) nhóm nghiên cứu trực tiếp quan sát cách thức tổ chức quản lý tài sản tại văn phòng quản lý và địa điểm thi công. Trong quá trình đó, có thể kết hợp trao đổi để làm rõ thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan sát được ghi chép dưới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp ảnh.

Thứ ba, nghiên cứu tại bàn (desk research). Đây là cách đọc và chắt lọc

thông tin từ các văn bản như báo cáo tổng kết, kết quả điều tra, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp… (từ những nguồn thông tin đã trình bày ở trên) có liên quan tới nguy cơ phá sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết . Các từ khóa được sử dụng trong tra cứu gồm “bankruptcy”, “asset management”, “enterprise asset management”, “construction”, “phá sản doanh nghiệp”, “doanh nghiệp xây dựng”, “công nợ xây dựng cơ bản”, “thuê máy móc ngành xây dựng”, “đấu thầu xây dựng”… Dữ liệu thu được được sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.

Trong 3 cách thu thập dữ liệu nói trên, phỏng vấn sâu khó nhất, đòi hỏi nhiều kỹ năng như đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép… Do đó, các bước chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn sâu được trình bày chi tiết hơn trong phần tiếp theo.

* Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp

Do kỹ thuật phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí cũng như sự hợp tác tích cực của nhà quản lý doanh nghiệp nên điều tra toàn bộ tổng thể 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam là việc vượt quá khả năng của nhóm nghiên cứu. Chính vì vậy, cần chọn một mẫu nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của tổng thể, trong giới hạn về nguồn lực thực tế.

Do đa số công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam hiện nay được thành lập từ các bộ phận hoặc công ty con của những tổng công ty xây dựng nhà nước cũ, trong đó, về số lượng, nhóm sông Đà dẫn đầu với 29 doanh nghiệp,

song về giá trị tổng tài sản, nhóm Vinaconex chiếm tỷ trọng lớn nhất 39,72% tổng tài sản toàn tổng thể. Chính vì vậy, cách chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm.

Từ những tính toán về cơ cấu số lượng, quy mô tài sản của từng nhóm công ty, kết hợp với kinh phí và khả năng hợp tác của cán bộ doanh nghiệp, cỡ mẫu được quyết định gồm 15 công ty, với cơ cấu cụ thể như sau:

Bảng 2.5

Cơ cấu của mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Nhóm Số lượng doanh nghiệp có cán bộ được phỏng vấn

Lilama 1 Licogi 1 Dầu khí 2 Sông Đà 4 Vinaconex 4 Xây dựng điện 1 Khác 2 Tổng 15

Dựa trên danh sách 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, 15 công ty nói trên được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên bằng cách bắt thăm. Danh sách các công ty được phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 03.

Do những thông tin cần thu thập vừa mang tính chuyên sâu, vừa liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau như tài chính, kế toán, kế hoạch, kinh doanh, thi công… đòi hỏi sự am hiểu bao quát nên đối tượng được phỏng vấn là nhà quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên (phương án tốt nhất là phó giám đốc công ty).

Việc liên hệ và xếp lịch phỏng vấn thực hiện qua điện thoại, dựa trên các mối quan hệ cá nhân của nghiên cứu sinh và một số chuyên gia.

* Mô hình nghiên cứu định tính

Ngoài việc tìm hiểu sâu về thực trạng hoạt động tại 15 công ty công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính còn cho

phép đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, là tiền đề để thực hiện nghiên cứu định lượng, phát hiện quy luật. Người được phỏng vấn sẽ xếp thứ tự các nhân tố ảnh hưởng theo tầm quan trọng và giải thích cụ thể lý do lựa chọn.

* Lưới hướng dẫn phỏng vấn sâu

Để việc phỏng vấn sâu được thực hiện hiệu quả, cần chuẩn bị chi tiết các chủ đề phỏng vấn dưới dạng câu hỏi mở, những gợi ý, chú thích để định hướng cho cuộc phỏng vấn đạt mục đích nghiên cứu. Nội dung chính của các câu hỏi xoay quanh thực trạng hoạt động tại doanh nghiệp và những nhân tố có thể tác động tới nguy cơ phá sản của đơn vị. Lưới hướng dẫn phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 04.

* Thực hiện phỏng vấn sâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc phỏng vấn được thực hiện dưới 2 hình thức là đối thoại trực diện và qua điện thoại. Thời lượng kéo dài từ 1 giờ tới 2 giờ 30 phút. Người thực hiện phỏng vấn chính là thành viên nhóm nghiên cứu, trong một số trường hợp có thêm người hỗ trợ để ghi chép hoặc quan sát. Việc ghi âm chỉ thực hiện khi được sự chấp thuận của người được phỏng vấn. Nếu phỏng vấn trực diện, địa điểm phỏng vấn chủ yếu tại chính văn phòng của cán bộ được phỏng vấn để kết hợp quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp.

* Xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin được tập hợp lại dưới dạng văn bản theo từng chủ đề đã dự định trước. Mặc dù lượng thông tin lớn nhưng số quan sát ít nên

Quản lý tài sản

Cơ cấu vốn

Quy mô doanh nghiệp

Cơ chế quản lý của Nhà nước

việc xử lý dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ công (không có hỗ trợ của phần mềm máy tính). Thành viên nhóm nghiên cứu sinh tự so sánh, tập hợp các ý kiến của từng đối tượng được phỏng vấn, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa. Trong quá trình xử lý dữ liệu, có đối chiếu với những thông tin thu thập được bằng cách quan sát trực tiếp và nghiên cứu tại bàn để kiểm chứng độ tin cậy và bổ sung, làm rõ nếu cần thiết. Các kết luận của quá trình này được trình bày trong chương 3 của công trình.

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 33)