Tình hình tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến năm

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 44)

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở

3.1.2.1 Tình hình tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến năm

2006 đến năm 2012

Trước khi đo lường nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam, cần thiết tìm hiểu sơ bộ về tình hình tài chính của nhóm doanh nghiệp này trong thời gian qua.

Bảng 3.1 Giá trị trung bình một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

KN thanh toán ngắn hạn (lần) 1,23 1,29 1,26 1,19 1,32 1,28 1,31 KN thanh toán nhanh (lần) 0,81 0,69 0,69 0,79 0,76 0,76 0,81 KN thanh toán tức thời (lần) 0,13 0,14 0,14 0,18 0,15 0,11 0,15

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 136 166 163 170 187 373 654

Số ngày tồn kho NVL (ngày) 98,3 104,6 119,6 91,84 101,4 48,35 74,23 Hệ số sinh lời TSCĐ (lần) 0,39 0,58 0,42 0,41 0,41 0,33 0,22 Hệ số sinh lời tổng TS ROA (%) 4,75 5,25 4,82 4,77 4,45 3,61 2,41 Hệ số sinh lời VCSH ROE (%) 21,3 16,8 14,7 16,2 13,8 6,66 -2,2

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Các giá trị trong bảng số liệu cho thấy tình hình tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết khá ổn định, phù hợp với đặc thù chu kỳ kinh doanh dài. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn nhưng nếu loại trừ hàng tồn kho (mà chủ yếu là công trình xây dựng dở dang, chưa bàn giao cho chủ đầu tư), phần lớn các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam sẽ không thể thanh toán hết nợ ngắn hạn. Giai đoạn năm 2006 – 2010, kỳ thu tiền kéo dài từ 6 đến 8 tháng và số ngày tồn kho khoảng 3 đến 5 tháng, tuy vậy trong 2 năm 2011, 2012, cùng với sự suy thoái nghiêm trọng của thị trường bất động sản, kỳ thu tiền kéo dài thành 1 đến 2 năm, số ngày tồn kho tuy giảm nhưng do thu hẹp, tạm ngừng sản xuất – kinh doanh. Hệ số sinh lời TSCĐ, ROA và ROE trong 2 năm này đều sụt giảm đáng kể, riêng ROE năm 2012 đạt giá trị âm. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ cũng tăng nhanh so với các năm trước, thể hiện trong bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.2 Số lượng công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam có kết quả kinh doanh thua lỗ từ năm 2007 đến năm 2012

Thời gian Doanh nghiệp có LNST > 0 Doanh nghiệp có LNST < 0

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Năm 2007 65 100% 0 0% Năm 2008 88 99% 1 1% Năm 2009 92 99% 1 1% Năm 2010 103 100% 0 0% Năm 2011 16 16% 87 84% Năm 2012 23 23% 75 77%

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

hiện tình hình tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trong 2 năm gần đây đã tụt giảm đáng kể so với giai đoạn năm 2006 – 2010, điều này chắc chắn làm gia tăng nguy cơ phá sản của nhóm doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w