0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước hoàn thiện hoạt động đấu thầu và quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 78 -78 )

a. Giảm tỷ lệ Nợ trong tổng nguồn vốn

4.3 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước hoàn thiện hoạt động đấu thầu và quy hoạch xây dựng

hoạch xây dựng

Khung pháp lý cùng quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đấu thầu và quy hoạch xây dựng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh

của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết. Đồng thời là căn cứ để xây dựng các chiến lược, kế hoạch quản lý tài sản của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Trong khi đó, khung pháp lý về hoạt động đấu thầu và quy hoạch tổng thể vùng, lãnh thổ tuy đã tương đối đầy đủ song thiếu tính ổn định, thống nhất. Tổ chức thực hiện đấu thầu còn tồn tại nhiều hành vi gian lận. Do đó, trong tương lai, cần thiết hoàn thiện hai hoạt động này một cách triệt để, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết nói riêng và doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung. Cụ thể, tập trung vào một số vấn đề Tạo lập thị trường; Hoàn thiện pháp lý; Thống nhất công tác quản lý mời thầu;

Chính phủ chỉ đạo bộ Xây dựng, bộ Tư pháp, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng đề án thiết lập thị trường xây dựng hữu hình, nhằm mục đích tăng cường mạnh mẽ chế độ báo cáo xây dựng công trình, quy phạm công tác gọi thầu, tăng cường giám sát quản lý thị trường xây dựng. Thông qua việc thiết lập thị trường xây dựng hữu hình, các đơn vị giao thầu và nhận thầu công trình, các tổ chức phục vụ trung gian có điều kiện tham gia một cách công khai, có trật tự. Qua đó gia tăng tính minh bạch, hạn chế các hiện tượng không công bằng nảy sinh trên thị trường giữa hai bên giao – nhận thầu.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa Luật đấu thầu. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chủ quản địa phương và ngành cần kết hợp với điều kiện thực tế, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện tương ứng, rõ ràng và cụ thể về trình duyệt dự án, báo cáo xây dựng, phê duyệt, mời thầu, chấm thầu... Phá vỡ sự ngăn cách giữa các địa phương, ngành và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các công công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết tham gia cạnh tranh một cách công bằng. Tiến hành cải cách triệt để thể chế giá cả, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Cơ quan quản lý chi phí xây dựng công trình căn cứ vào tình hình thị trường, công bố định kỳ giá cả thị trường, cung cấp thông tin cho các bên mời thầu và dự toán bản quyết toán công trình, thực hiện định giá thị trường. Đồng thời, phải tích cực thực hiện chính sách chất lượng cao, giá cao, thiết thực gắn chặt chi phí xây dựng với chất lượng công trình.

xây dựng. Chính quyền địa phương cần căn cứ vào quy định pháp luật để xác định rõ chủ thể thực hiện quản lý thống nhất một đầu mối đối với công tác mời thầu. Một mặt, giúp hạn chế hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm và bất hòa trong công tác gọi thầu, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Mặt khác, cần quản lý chặt chẽ trình tự đấu thầu, đặc biệt các khâu thẩm tra tư cách, đề xuất và bảo mật giá sàn, chấm thầu, các chính sách mời thầu. Toàn bộ quá trình mời thầu cần có sự giám sát của cơ quan công chứng.

Tích cực thiết lập và tạo điều kiện cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường xây dựng nhằm hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính trong hoạt động đấu thầu công trình. Kiên quyết loại bỏ những tổ chức phi pháp và những tổ chức liên doanh giữa thương nhân và chính quyền, chú trọng phát huy vai trò chức năng của Hiệp hội ngành, của cơ quan giám sát quản lý xây dựng, cơ quan tư vấn, cơ quan đại diện mời thầu. Từng bước chuyển chức năng của cơ quan liên quan từ chính quyền sang các tổ chức trung gian, từ đó, tách chính quyền ra khỏi doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ giám sát chấp pháp có tố chất cao, trừng phạt thích đánh và nghiêm minh những hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu. Tạo điều kiện cho đội ngũ giám sát phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quản xây dựng các cấp, nắm bắt, giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn chủ yếu trong đấu thầu, tăng cường quản lý tổng hợp mọi mặt và toàn bộ quá trình đấu thầu, thực hiện chấp pháp nghiêm ngặt; Triệt để xử phạt những hành vi trái phép trong đấu thầu xây dựng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trên thị trường xây dựng.

Chấn chỉnh toàn diện công tác quy hoạch từ cấp trung ương tới địa phương. Mặc dù, Chính phủ đã thành lập Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị - nông thôn (thuộc Bộ Xây dựng), các Hội Qui hoạch phát triển đô thị và Sở Qui hoạch - Kiến trúc... tuy nhiên, công tác qui hoạch vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, lạc hậu... Các tiểu ngành như: đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng cá, sân bay, giao thông đô thị, cấp - thoát nước... đều lập qui hoạch riêng rẽ, không quan tâm phối hợp toàn ngành và liên ngành, dẫn đến thiếu đồng bộ, nhiều khi gây trở ngại. Trong khi đó, quy hoạch không gian hay quy hoạch ngành cần tổ chức theo hệ

thống nhất quán từ trên xuống để đảm bảo hiệu quả. Vì vậy, đặt ra yêu cầu bức thiết lập Quy hoạch lãnh thổ quốc gia với nhiều mục tiêu toàn diện và đồng bộ, làm định hướng cho quy hoạch vùng, ngành. Đơn vị quy hoạch quốc gia có nhiệm vụ thiết lập hệ thống quy hoạch đồng bộ trên cả nước; kết nối các quy hoạch vùng, ngành; điều phối, phân bổ kinh phí và tập huấn chuyên gia cho các hoạt động quy hoạch. Các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp đô thị tổ chức lập các qui hoạch theo trách nhiệm của mình và sử dụng dịch vụ của các tổ chức tư vấn. Tổ chức thực hiện quy hoạch ổn định sẽ tạo điều kiện cho các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết sắp xếp, phân bổ nguồn lực hợp lý để tận dụng mọi cơ hội sản xuất – kinh doanh.

KẾT LUẬN

Từ năm 2006 đến năm 2012, với sự biến động thăng trầm của thị trường bất động sản, các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong kinh doanh khiến kết quả sụt giảm, nguy cơ phá sản tăng cao. Dựa vào mô hình lý thuyết cũng như kết quả định lượng khoa học, nhóm tác giả đã phát hiện những nguyên nhân chủ quan dẫn tới tình trạng trên là năng lực quản lý tài sản yếu kèm trong khi lạm dụng đòn bẩy tài chính quá mức. Với điểm nghiên cứu gồm 10 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao nhất, nếu nỗ lực gia tăng doanh thu gấp 1,5 lần, giảm tỷ lệ tổng chi phí trước lãi trên tổng doanh thu còn 80% và duy trì hệ số nợ bằng 70%, nguy cơ phá sản giảm đáng kể. Đặc biệt, có 3 doanh nghiệp không còn nguy cơ phá sản trong ngắn hạn.

Kết quả từ nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo các công ty cổ phần xây dựng niêm yết nói riêng và doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam nói chung, không nên coi việc mở rộng quy mô bằng vay nợ như một điều tất yếu, như một đặc thù ngành nghề. Quyết định về đầu tư, tài trợ cần dựa trên nền tảng cơ bản là khả năng quản lý tài sản để tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, thu hẹp quy mô, cắt giảm chi phí, tập trung vào hoạt động cốt lõi là lựa chọn hữu hiệu.

Với việc triển khai nghiêm túc, triệt để tất cả giải pháp và kiến nghị nêu trên, nhóm nghiên cứu tin tưởng tình hình tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam sẽ được cải thiện tích cực.

Một phần của tài liệu NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 78 -78 )

×