Nhận biết nguyên nhân qua so sánh nhóm

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 53)

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở

3.2.3.2 Nhận biết nguyên nhân qua so sánh nhóm

15 cán bộ thuộc công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam đều thống nhất nhận định nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ phá sản của những doanh nghiệp này là cơ cấu vốn (sử dụng nhiều nợ), quy mô tài sản (lớn, trên 200 tỷ VND,

cá biệt có doanh nghiệp quy mô hơn 1000 tỷ VND) và kết quả quản lý tài sản yếu kém. Đồng thời, về mặt lý thuyết, theo công thức tính chỉ số Zjaxworks , có thể thấy,

nguy cơ phá sản của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng khai thác tài sản tạo nên kết quả kinh doanh, cơ cấu đầu tư tài sản và huy động vốn của doanh nghiệp.

Vì vậy, để kiểm chứng tính đúng đắn của những ý kiến chủ quan và suy luận logic nêu trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn cách so sánh nhóm, nhằm phát hiện những khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các công ty cổ phần xây dựng niêm yết (có và không có nguy cơ phá sản).

Bảng 3.10. Giá trị trung bình kết quả kinh doanh của 2 nhóm công ty cổ phần xây dựng niêm yết

Khoản mục Nhóm 1 Nhóm 2 Giá trị

Sig.(2-tailed)

Doanh thu (tỷ VND) 592,439 745,615 0,696

Lợi nhuận trước thuế và lãi (tỷ VND) 52,690 55,612 0,938 Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND) 18,183 44,036 0,037

Tổng tài sản (tỷ VND) 1334,5 590,615 0,433

Doanh lợi doanh thu (%) 4,11 6,03 0,405

ROA (%) 1,49 6,34 0,000

ROE (%) 16,91 14,82 0,878

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Căn cứ vào giá trị sig trong bảng số liệu trên, chưa thể khẳng định có sự khác biệt (mang ý nghĩa thống kê) giữa 2 nhóm doanh nghiệp trên về quy mô và kết quả kinh doanh (đại diện bằng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lãi, lợi nhuận sau thuế). Nghĩa là, việc tạo ra bao nhiêu doanh thu và lợi nhuận (giá trị tuyệt đối, chưa so sánh với quy mô đầu tư) không phải yếu tố quyết định khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Đồng thời, khả năng kiểm soát chi phí (đo bằng doanh lợi doanh thu) và khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu (đo bằng ROE) giữa 2 nhóm không thực sự khác biệt.

Sự khác biệt duy nhất (có ý nghĩa thống kê – sig < 0,05) thể hiện trong bảng liệu trên là hệ số sinh lời trên tổng tài sản ROA. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm 2 đã quản lý toàn bộ tài sản hiệu quả hơn doanh nghiệp của nhóm 1 xấp xỉ 4,3 lần. Điều này định hướng cho nhóm nghiên cứu tiếp tục tập trung phân tích cơ cấu

tài sản, nguồn vốn của 2 nhóm doanh nghiệp để phát hiện khác biệt.

Bảng 3.11 Giá trị trung bình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của 2 nhóm công ty cổ phần xây dựng niêm yết

Khoản mục Nhóm 1 Nhóm 2 Giá trị Sig.

(2-tailed)

Tài sản ngắn hạn / tổng tài sản (%) 64,57 78,44 0,020

Tổng nợ / Tổng tài sản (%) 73,23 52,81 0,000

Nợ ngắn hạn / tổng nguồn vốn (%) 62,42 50,34 0,035 Vốn lưu động ròng / tổng tài sản (%) 4,15 28,06 0,000 Lợi nhuận trước thuế / Nợ (%) -0,15 15,69 0,000

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Với mức ý nghĩa 10%, tất cả các chỉ tiêu trên đều mang giá trị khác biệt giữa 2 nhóm doanh nghiệp. Qua đó thể hiện rõ chính sách đầu tư của những công ty cổ phần xây dựng niêm yết có nguy cơ phá sản (nhóm 1) tập trung vào các tài sản dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm, đồng thời tài trợ chủ yếu bằng nợ. Khi kết quả kinh doanh thua lỗ, khả năng trả nợ bị giảm sút, tất yếu có nguy cơ phá sản cao. Ngược lại những công ty thuộc nhóm 2, duy trì tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cao, huy động ít nợ, đồng thời kết quả kinh doanh tốt hơn (tỷ lệ sinh lời bình quân từ 1 đồng vốn nợ của nhóm 2 gấp 100 lần so với nhóm 1) nên không gặp khó khăn về thanh khoản. Theo lý thuyết M – M về cơ cấu vốn, sử dụng nợ tạo nên đòn bẩy tài chính giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp song vượt quá ngưỡng tối ưu, nợ nhiều sẽ tăng nguy cơ khánh tận tài chính [5].

Tiếp tục phân tích các chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý tài sản, nhóm nghiên cứu phát hiện sự chênh lệch rõ ràng giữa 2 nhóm doanh nghiệp.

Bảng 3.12 Giá trị trung bình kết quả quản lý tài sản của 2 nhóm công ty cổ phần xây dựng niêm yết

Khoản mục Nhóm 1 Nhóm 2 Giá trị

Sig.(2-tailed)

Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 1,18 2,02 0,001 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,66 1,60 0,000 Khả năng thanh toán tức thời (lần) 0,10 0,41 0,015 Số ngày hàng tồn kho (ngày) 375,27 78,86 0,041

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 755,51 182,41 0,097 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 0,14 0,72 0,000

Nguồn: [39] và tính toán của tác giả

Các số liệu trên cho thấy, năng lực thanh toán của các công ty nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 (bằng 1/3 đến ½ lần). Số ngày nguyên vật liệu tồn kho trung bình kéo dài hơn 1 năm và kỳ thu tiền bình quân 2 năm, khiến chu trình luân chuyển tiền của nhóm này kéo dài hơn 3 năm (trong khi với nhóm 2 là 9 tháng). Đồng thời, khả năng khai thác TSCĐ tạo nên lợi nhuận sau thuế của nhóm 1 chỉ bằng 20% giá trị tương ứng của nhóm 2.

Bằng những số liệu khách quan năm 2012 của tất cả quan sát trong tổng thể, nhóm nghiên cứu khẳng định 2 nguyên nhân cơ bản làm gia tăng nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam là duy trì cơ cấu vốn quá nhiều nợ trong khi năng lực quản lý tài sản yếu kém. Trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái nghiêm trọng, chính sách quản trị tài chính như vậy đã đẩy 83% doanh nghiệp rơi vào tình trạng khánh tận tài chính.

Một phần của tài liệu Nguy cơ phá sản của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w