III. Tồng kết 1 Nội dung
2. Nghệ thuật
Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.
- GV gọi HS đọc Ghi nhớ Sgk, Tr 54.
4. Củng cô, dặn dò
- Củng cố: GV củng cố lại toàn bộ nội dung bài học, nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học.
- Dặn dò: Học Thuộc lòng Ghi nhớ, Chuẩn bị bài Mấy ỷ nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi.
Kết luân
Đọc - hiểu đã trở thành một kiểu dạy học trong dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT Đe chiếm lĩnh thông tin trong tác phẩm thì công việc đầu tiên là phải đọc tác phẩm. Đọc - hiểu sẽ là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính thẩm mĩ để phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta không dừng lại ở bề ngoài lớp vỏ ngôn từ mà phải tìm những tầng lớp ý nghĩa ẩn trong từng câu chữ
để nhận thấy tư tưởng, tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Bởi vậy con đường tiếp nhận bao giờ cũng là một quá trình đi từ kí hiệu ngôn ngữ đến nội dung tư tưởng. Làm tốt được quá trình đó không thể không có hoạt động đọc. Nếu không đọc thì độc giả sẽ không thể hiẻu được nội dung văn bản đó đề cập tới vấn đề gì. Do vậy, đọc - hiểu vừa là một phương tiện để nghiên cứu vừa là đòi hỏi bắt buộc để tìm hiểu văn bản văn học. Thông qua hoạt động đọc - hiểu học sinh sẽ phát hiện ra cả một thế giới với biết bao điều thú vị ẩn dấu dưới lóp bề mặt câu chữ tưởng chừng như khô khan đó.
Thông qua hoạt động đọc - hiểu, con người sẽ biết thêm những tri thức về đời sống, xã hội.. .Qua đó sẽ tự nhìn nhận lại chính bản thân mình và hoàn thiện dần nhân cách mỗi ngưòi.
Hoạt động đọc - hiểu sẽ rèn luyện cho các em tính chủ động, óc sáng tạo và phát triển năng lực văn cho mỗi học sinh. Hơn thế nữa đọc - hiểu còn là phương tiện giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh mài sắc giác quan và có những cảm nhận tinh tế về thế giới xung quanh. Đó sẽ là một thứ vũ khí tinh thần sắc bén làm cho đời sống tinh thần tình cảm của con người ngày càng nhạy cảm, phong
phú và sâu sắc hơn.
Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của việc đọc - hiểu, và vận dụng vào việc dạy học văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại chúng tôi đưa ra một cách dạy mới trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT để tránh tình trạng, trong một thời gian khá dài ở trường THPT, giáo viên giảng dạy các tác phẩm tự sự, trữ tình, kịch đều tương tự giống nhau trong quá trình tiếp cận và triển khai bài. Hay khi giảng dạy các văn bản nghị luận giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề thể loại cũng như tính thẩm mĩ mà các văn bản đó đem lại. Vì vậy làm cho giờ học
trở nên khô khan, tẻ nhạt. Mặt khác, giáo viên còn dạy một cách quá phiến diện chưa khai thác được tính sáng tạo trong cách cảm mhận của học sinh. Đồng thời học sinh hiểu một cách mơ hồ về tác phẩm, thể loại dẫn đến các bài dạy văn ở trường phổ thông mang tính sáo rỗng không gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Học sinh không biết cách vận dụng kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học trong việc tìm hiểu tiếp cận tác phẩm.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ Văn ở trường THPT, các GS đầu ngành, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp dạy học phù hợp
mạng lại hiệu quả cao. Dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại, học sinh không chỉ được cung cấp những tri thức cụ thể về tác phẩm mà còn biết cách khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm một cách trọn vẹn và sáng tạo nhất. Những tri thức về đặc trưng thể loại được dùng như một thứ công cụ để các em có thể khám phá, tìm tòi những tác phẩm văn học khác ngoài những tác phẩm văn học ở trong nhà trường. Điều đó sẽ tạo nên một tâm lí hứng thú, sự say mê, óc sáng tạo đối với việc học môn Ngữ Văn ở nhà trường THPT.
(cụ thể lớp 12 có: “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh, “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” - Phạm Văn Đồng).
Nhằm giúp các em thấy rõ được đặc trưng thể loại văn chính luận, đồng thời khơi gợi niềm say mê, hứng thú đối với môn Ngữ Văn noi chung và với các văn bản chính luận nói riêng vốn bị coi là khô khan, tẻ nhạt trước đây. Có thể nói đọc - hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại chính là con đường đặc thù để tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trường nói riêng và ngoài cuộc sống nói chung.
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy giáo Vũ Ngọc Doanh - giáo viên tổ Phương pháp dạy học Ngữ Văn và các Thầy Cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ Văn cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Ngọc Doanh cùng tập thể các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Mai Thu Thảo
Lờỉ cam đoan
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - Th.s. GVC Vũ Ngọc Doanh
cùng các thầy cô trong khoa Ngữ Văn. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong đề tài của mình. Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng với kết quả của những tác giả khác.
Tác giả khóa luận
Mai Thu Thảo
Bảng ghi chú tóm tăt trong khóa luận
HS: Học sinh GV: Giáo viên
THPT: Trung học phổ thông Tr: Trang
VD: Ví dụ
SGK: Sách giáo khoa Nxb: Nhà xuất bản
Mục lục
Trang Mỏ’ đầu
1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cún, nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp khóa luận 7. Bố cục khóa
Chưo’ng 1: Những vấn đề chung
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Vấn đề tiếp nhận văn học 1.1.2.Vấn đề đọc - hiểu tác phẩm 1.1.3.Vai trò, chức năng của đọc - hiểu 1.2. Cơ sở tâm lí học
1.3. Cơ sở lí luận dạy học hiện đại 1.4. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Đọc - hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh và “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng theo đặc trưng thể loại
2.1. Đặc trưng cơ bản của thể loại chính luận 2.1.1. Khái lược về thể loại chính luận
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của thể loại văn chính luận
2.2 Qui trình đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng theo đặc trưng thể loại
2.3.1. Đọc - hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại
2.3.2. Đọc - hiểu “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng theo đặc trưng thể loại
Chương 3: Thực nghiệm
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3.3. Kế hoạch thực nghiệm
3.4. Nội dung thực nghiệm 3.5. Ket quả thực nghiệm Kết
luận