C hiểu “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Phạm Văn Đồng theo đặc trưng thể loạ

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tuyên ngôn độc lập và nguyễn đình chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Trang 32)

dân tộc” - Phạm Văn Đồng theo đặc trưng thể loại

o • • • o • o •

Đe hướng dẫn học sinh hiểu đúng nội dung của bài viết này giáo viên cần cho học sinh nhận diện để tri giác các đơn vị ngôn ngữ có trong văn bản ấy và qua đó bước đầu giáo vicn cho học sinh rút ra những kiến thức cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của văn bản này.

về tác giả Phạm Văn Đồng, giáo viên giúp học sinh nhấn mạnh một số ý ngắn gọn như sau:

Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người học trò

xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà chính trị tài giỏi đồng thời là nhà văn hoá lớn. Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh. Phạm Văn Đồng có nhiều bài nói bài viết có giá trị về tiếng Việt và về các danh nhân văn hoá Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...

Đối với văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng, trước khi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm GV cần làm rõ đặc trưng thể loại của văn bản. Đây là văn bản thuộc thể phê bình văn học loại văn nghị luận hiện đại, trong đó bao hàm yếu tố chính luận thể hiện ở việc tác giả nêu lên bối cảnh xã hội lúc bấy giờ đó là thời kì nhân dân Nam Bộ đang kháng chiến chống Mĩ. Cùng với đó là hàng hoạt những tấm gương yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hi sinh. Nguyễn Đình Chiểu xuất hiện như một ngôi sao sáng nhất trong thi đàn văn học, vượt lên hoàn cảnh éo le của bản thân “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ”, cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc không chỉ có giá trị văn chưong mà còn có tác dụng cổ vũ, động viên tinh thần phục vụ cho công cuộc kháng chiến của dân tộc.

Với “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng cũng nhằm đến đối tượng đông đảo, đó là thời kì nhân dân Nam Bộ đang trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đc động vicn tinh thần mọi người cùng ra sức đấu tranh, Phạm Văn Đồng đã nêu ra tấm gương yêu nước Nguyễn Đình Chiểu với cách đánh giá hết sức trân trọng về cuộc đời cũng như giá trị thơ văn của ông “thơ văn Nguyễn Đình Chiểu như những vì sao và ngôi sao đó có ánh sáng khác thường nhưng khuất lấp khó nhìn, đã nhìn thì càng nhìn càng sáng”. Như vậy, với việc đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu - một tấm gương yêu nước của nhân dân Nam Bộ, Phạm Văn Đồng đã nhằm đến một đối tượng đông đảo đó là toàn thể nhân dân Nam Bộ đang ra sức chiến đấu chống quân

xâm lược Mĩ.

Như vậy, tri giác ngôn ngữ là việc làm cần thiết đầu tiên khi tìm hiểu một văn bản chính luận, làm tốt được bước này mới có thể đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm một cách đầy đủ và thấu đáo

Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng, vấn đề chính được đem ra bàn luận đó chính là cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, qua đó tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và đầy đủ về Nguyễn Đình Chiểu đồng thời ca ngợi tấm gương yêu nước của nhà thơ mù.

Tiếp theo cần đọc để tìm ra hệ thống luận điểm trong tác phẩm. Đây là việc làm cần thiết bởi tìm ra được hệ thống luận điểm trong tác phẩm tức là tìm ra được “xương sống” của tác phẩm đó. Qua đó xác định được những nội dung chính được luận bàn trong tác phẩm.

Với “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”

- Phạm Văn Đồng thì ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành ba phần chính, ngăn cách bằng các dấu ( * ) mà tác giả ghi trong bài: Phần nói về con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu; phần nói về thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và cuối cùng là phần nói vồ truyện thơ

Truyện Lục Vân Tiên. Ba phần đó tương ứng với ba luận điểm chủ chốt mà nội dung cơ bản của mỗi luận điểm đã được tác giả thu gọn trong một câu văn đặt ở khoảng đầu của mỗi phần:

+ “Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.”

+ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.”

+ Lục Vân Tiên, là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.”

Đối với “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng được triển khai theo phương pháp diễn dịch, các luận điểm quy tụ xung quanh, để làm sáng rõ một nhận định bao trùm lên nội dung của tất cả các phần trong toàn bài viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Điểm đặc biệt trong cách lập luận của tác giả đó là tác giả không triển khai kết cấu theo trật tự thời gian. Nguyễn Đình Chiểu viết Truyện Lục Vân Tiên trước nhưng trong bài viết, tác giả lại nói đến sau;

Truyện Lục Vân Tiên được xác định là “một tác phẩm lớn, nhưng phần viết về cuốn truyện thơ đó lại không kĩ bằng phần viết về thơ văn yêu nước chống ngoại xâm. Từ việc làm rõ vấn đề này, HS có thể rút ra bài học: Trong văn nghị luận, mục đích nghị luận qui định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm, việc

viết đê làm gì quyết định việc viết thế nào.

Đây là một tác phẩm thể hiện rõ những đặc điểm cơ bản của kiểu văn nghị luận văn học nhưng nó cũng được sáng tác trong thời điểm nhạy cảm trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cũng vì thế từ một hiện tượng văn học là một tác gia mà những tác phẩm của ông thể hiện rõ tinh thần yêu nước, Phạm Văn Đồng đã hướng tới những mục đích chính trị cách mạng nhất đinh. Nghiên cứu tác phẩm này chúng tôi nhận thấy “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một trong những tác phẩm có giá trị và sự ảnh hưởng nhất định đối với việc nghiên cứu văn học Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam đương thời. Sự tác động ấy thể hiện trên những phương diện sau:

về giá trị nội dung: Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm

sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

về giá trị nghệ thuật: Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, vừa chặt chẽ, vừa xúc động thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.

Tóm lại, trên cơ sở nắm vững những đặc trưng thể loại văn chính luận, vận dụng theo phương pháp đọc - hiểu, GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản đúng theo các yêu cầu của đọc văn nghị luận nói chung và văn chính luận nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng văn chính luận trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu tuyên ngôn độc lập và nguyễn đình chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Trang 32)