Chương 2: Đọc - hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh và “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng theo đặc
2.3. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh và
2.3.1. Đọc hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại
“Tuyên ngôn Độc lập” là một trong những áng văn mẫu mực cho thể loại văn chớnh luận. Tỏc phẩm thể hiện rừ phong cỏch sỏng tỏc của Hồ Chớ Minh: sắc sảo về lớ lẽ nhưng thấm đẫm tình cảm giàu hình ảnh. Đe hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm này chúng tôi thực hiện theo ba bước.
Bước 1: Bước đầu cho học sinh nhận diện để tri giác các đơn vị ngôn ngữ.
Mỗi một tác phẩm là một sản phẩm được tạo thành bởi một hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ. Tri giác các đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm chính luận này SC giúp học sinh có thế nhận thức và tìm hiếu vồ tác giả, hoàn cảnh ra đời - một trong những nội
dung không thể thiếu của văn bản chính luận. Từ đó học sinh có thể trả lời được câu hỏi: vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào trong thực tế và có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống?
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ này giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về tác gia Hồ Chí Minh ở các phương diện: Tiểu sử, phong cách, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này. Với những phương diện trên học sinh có thể nắm được những nội dung kiến thức sau:
* Tác giả:
- Hồ Chí Minh sinh ngày 19 - 5 - 1890 trong một gia đình nhà Nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
Thủa nhỏ Người tên Nguyễn Sinh Cung.
- Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Âi Quốc.
- Năm 1920, Người tham dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập đảng Cộng sản Pháp.
- Từ năm 1923 đến 1941, Nguyễn Âi Quốc hoạt động cách mạng ở nước ngoài: Tìm đường cứu nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Từ năm 1941 - 1969, Người trực tiếp lãnh đạo Đảng, nhân dân Việt Nam làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng CNXH ở miồn Bắc.
- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước - anh hùng dân tộc vĩ đại - danh nhân văn hoá
thế giới.
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học quí giá. Người là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
*Quan điếm sảng tác của Hẻ Chủ Tịch:
Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gồm ba nội dung cơ bản:
- Quan điểm về vai trò và sứ mệnh của nhà văn - người cầm bút trong mối quan hệ với cách mạng.
- Bàn về hai tính chất quan trọng nhất của văn học: Tính chân thật và tính dân tộc.
- Chú trọng về phương pháp sáng tác của nhà văn sao cho có hiệu quả.
* Phong cách nghệ thuật Nguyên Ái Quốc - Hồ Chỉ Minh:
- Độc đáo, đa dạng thể hiện:
+ Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ truyền thống gia đình, môi trường văn hoá và hoàn cảnh sống, hoạt động cách mạng cùng cá tính của Người.
+ Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh còn được hình thành do quan điểm của Người về sáng tác văn học.
- Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học từ chính luận, truyện, kí đến thơ ca, Hồ Chí Minh đều tạo những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn:
+ Văn chính luận sắc sảo về lí lẽ, luận chứng mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn cũng rất đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
+ Truyện và kí: Hiện đại, giàu tính chiến đấu, tính hài hước, hóm hỉnh.
+ Thơ ca (nghệ thuật và tuycn truyền) với những nót phong cách riêng: thanh
đạm, nói ít gợi nhiều, vừa cổ điển vừa hiện đại, hoà hợp thép và tình.
Nhìn chung, trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng và tình cảm của người cầm bút.
* Tác phâm:
về hoàn cảnh nước ta khi văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời:
- Hoàn cảnh rộng: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của phe phát xít., lúc này kẻ thù đang chiếm đóng nước ta là phát xít Nhật đang rơi vào tình trạng hoảng loạn.
- Hoàn cảnh hẹp: Trên toàn quốc, nhân dân ta đã vùng dậy giành chính quyền.
Trong hoàn cảnh đó, ngày 26 - 8 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Tìm hiểu một văn bản chính luận ngoài việc tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cần chú ý đến đối tượng phục vụ mà văn bản đó hướng tới.
Trong ‘Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh, tác giả nhấn mạnh bốn điểm đồng thời hướng đến bốn đối tượng chính sau:
- Trước hết là hướng đến đối tượng thực dân Pháp, kẻ thù gần một thế kỉ lại đang lăm lc xâm lược nước ta một lần nữa. Tuycn bố dứt khoát, triệt để, thoát li hẳn mọi ràng buộc trước đây, xoá bỏ tất cả, xoá bỏ hết những hiệp định bất công, bất bình đẳng mà chính quyền nhà Nguyễn đã kí với
Pháp. Khẳng định quyền độc lập, làm chủ, tự do của nhân dân và chính phủ Việt Nam về mặt chính trị và pháp lí.
- Điều tuyên bố thứ hai chủ yếu hướng đến nhân dân Việt Nam, khẳng định ý chí và sức mạnh quyết tâm của cả dân tộc đoàn kết một lòngchống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
- Điều tuyên bố thứ ba hướng đến các nước đồng minh, nhân dân tiến bộ thế giới, tin tưởng và thuyết phục công nhận quyền độc lập của đất nước Việt Nam.
- Điều tuyên bố cuối cùng - lời khẳng định chắc nịch và đanh thép, biểu hiện tinh thần và ý chí thống nhất cao của toàn dân tộc “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập ây .
Bước 2: Đọc tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ
Sau khi tiến hành bước tri giác ngôn ngữ để tìm hiểumột văn bản chính luận, người đọc không thể bỏ qua việc đọc để tìm ra hệ thống luận điểm, luận cứ trong một văn bản chính luận.
Trước tiên, cần tìm ra vấn đề được nghị luận trong văn bản đó.
Với “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh vấn đề được nghị luận thể hiện ở ngay nhan đề của tác phẩm, đó chính là lời tuyên bố trước quốc dân đồng bào và trên thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Trong “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh, hệ thống luận điểm được triển khai một cách lôgic chặt chẽ qua ba luận điểm chính:
- Thứ nhất, tác giả nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập
- Thứ hai, chứng minh nguycn lí chung: tố cáo tội ác, vạch trần bản chất, âm mưu của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Thứ ba, lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ độc lập, tự do của toàn thể dân
tộc Việt Nam.
Phương pháp lập luận chính là cách thức, con đường mà tác giả sử dụng để trình bày những luận điểm của mình trong tác phẩm. Phương pháp lập luận thể hiện trình độ của người viết trong tác phẩm.
‘Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh được viết theo thể tuyên ngôn, thường có bố cục ba phần: Mở đầu nêu nguyên lí chung, phần tiếp theo chứng minh cho nguyên lí chung và cuối cùng là phần tuyên ngôn. Phương pháp lập luận theo hướng qui nạp.
Đầu tiên tác giả nêu nguyên lí chung mang tính phổ quát: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là luận điểm nền tảng, coi độc lập, tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc.
- Tiếp theo, qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội, chà đạp trắng trợn như thế nào. Mặt khác, bản tuyên ngôn cũng khẳng định và minh chứng đầy thuyết phục rằng chính Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để giành lại quyền tự do, độc lập của mình.
- Cuối cùng, tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Bước 3: Ảnh hưởng và tác động. Từ việc đánh giá nội dung ý nghĩa cũng như hệ thống luận điểm, luận cứ giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đánh giá được giá trị cũng như sức ảnh hưởng của tác phấm “Tuycn ngôn Độc lập” đối với thời đại, với dân tộc và thế giới. “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn bản chính luận có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và nhằm một mục đích chính trị lớn lao trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Nhìn một cách khái
quát tác phẩm này có sự ảnh hưởng của ba phương diện sau:
- Giả trị ỉịch sử: Là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
- Giả trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
- Giả trị văn học: “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính trị mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm hùng hồn.
Như vậy, thông qua việc triển khai đọc - hiểu văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”
theo qui trình ba bước giáo viên có thể giúp học sinh hiểu đúng nội dung ý nghĩa tác phẩm, biết cảm nhận cái hay, sự hấp dẫn của văn bản này đồng thời cũng giúp cho các em hiểu được ý nghĩa, giá trị thực tế của một văn bản có tính thực tế được viết trong một hoàn cảnh lịch sử của dân tộc. Nhằm đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng cho dân tộc Việt Nam.
2.3.2. Đọc - hiểu “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của