Thực nghiệm là sự vận dụng những vấn đề đang nghiên cứu trên phương diện lý thuyết vào thực tế dạy học để đánh giá nội dung dạy học và nhận thức của học sinh. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm đưa khoa học ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Kết quả thực nghiệm tạo cơ sở để khẳng định những vấn đề chúng ta đưa ra là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy thể loại văn chính luận ở trường THPT.
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
Với đề tài “Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại (“Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh, “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng), chúng tôi tổ chức thực nghiệm nhằm những mục đích sau:
sinh đọc - hiểu hai văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh và “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng.
- Khảo sát thực trạng dạy và học các văn bản chính luận ở trường phổ thông.
- Đưa ra những hướng dạy thích họp với thể loại này.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tuân thủ theo những yêu cầu chung của thực nghiệm sư phạm, đồng thời chú ý đến đặc trưng riêng của
vấn đề nghiên cứu nhằm tạo ra sự khách quan trong việc nhìn nhận và đánh giá quá trình dạy học các văn bản này.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm3.2.1.Đối tượng thực nghiệm 3.2.1.Đối tượng thực nghiệm
Đe quá trình thực nghiệm được thuận lợi, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng sau:
Căn cứ vào nội dung dạy học và tiến trình dạy học theo phân phối chương trình, đối tượng thực nghiệm đề tài này là học sinh lớp 12 THPT.
về giáo viên thực nghiệm: Chúng tôi trực tiếp giảng dạy, có giáo viên dự giờ để cùng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến, thông tin về quá trình dạy học nội dung này, từ đó điều chỉnh nội dung tổ chức thực nghiệm cho phù hợp.
3.2.2.Địa bàn thực nghiệm
Đe thuận lợi cho việc đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tổ chức quá trình thực nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong học kì I năm học 2010 - 2011, đối tượng tổ chức thực nghiệm là học sinh lớp 12. Nội dung tổ chức thực nghiệm là các bài:
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng.
3.4. Nội dung thực nghiệm
Căn cứ vào thực tế chương trình phổ thông chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A6 với hai bài: “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh và bài “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” - Phạm Văn Đồng tại trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc.
3.5. Kết quả thực nghiệm
Qua việc tổ chức dạy đọc - hiểu văn bàn chính luận theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 12 THPT, chúng tôi tiến hành kiểm chứng, đánh giá khả năng nhận thức và vận dụng lý thuyết vào thực hành ở học sinh. Các yêu cầu này được cụ thể hóa trong các phiếu bài tập, các giờ thực hành ở học sinh, các bài kiểm tra viết của học sinh, cụ thể như sau:
về mặt nhận thửc của học sinh: Phần lớn các em đều nhận thức được
nội dung lý thuyết, nắm được các đặc trưng của thể loại chính luận. Trong giờ học học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài, điều này khẳng định nội dung dạy học phù họp với nhận thức của các em.
về khả năng vận dụng của học sinh: Sau khi tiếp thu được những dung lý
thuyết, các em đã vận dụng được vào bài học cụ thể, không chỉ ở hai văn bản nói trên mà ở hầu hết các văn bản thuộc thể loại chính luận. Tuy nhiên việc vận dụng ấy ở những mức độ khác nhau, có em vận dụng một cách nhanh chóng, linh động, có em lại lúng túng, thậm chí còn chưa thực sự biết vận dụng.
về trình độ của học sinh đối với nội dung này: Nhìn chung các em nắm
được một cách chính xác các đặc trưng của văn chính luận cũng như vận dụng nó vào hai văn bản cụ thể.
lóp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, trung bình cao hơn điểm yếu kém so với lớp không thực nghiệm.
Do thời gian hạn hẹp, phạm vi và nội dung thực nghiệm của chúng tôi không nhiều, song chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm thiết thực để phục vụ cho việc dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy học văn bản chính luận nói riêng cho học sinh phổ thông.
Như vậy, có thể nói thông qua việc tổ chức thực nghiệm, chúng tôi
nhận thấy việc tổ chức dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông có thể đạt được những hiệu quả nhất định nếu giáo viện thực sự có niềm đam mê và những tìm tòi sáng tạo khi tổ chức nội dung dạy học cho học sinh.
rpi »A i _ r__