Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trước hết ta quan tâm đến toàn bộ các khái niệm cơ bản về nguồn lực doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực: Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế…. Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Các nguồn lực chính của doanh nghiệp: - Thông tin - Tài chính - Nguồn nhân lực - Thiết bị máy móc - Tài sản cố định - Khách hàng, nhà cung cấp
- Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp - Năng lực quản lý của doanh nghiệp
- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
- Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanh nghiệp