SSOP6: Sử dụng và bảo quản các hợp chất cĩ độc

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SSOP CHO MỘT ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN (Trang 35)

Tên cơng ty

Địa chỉ của cơng ty:

QUY PHẠM SSOP ❋

❋ ❋ ❋

SSOP6: DÁN NHÃN, SỬ DỤNG VAØ BẢO QUẢN CÁC HỢP CHẤT CĨ ĐỘC 1. Mục đích (yêu cầu)

Sử dụng các hợp chất cĩ độc trong Cơng ty một cách hợp lí, đúng mục đích và bảo quản đúng nơi để tránh nhiễm các hĩa chất này vào thực phẩm, cơng nhân trực tiếp sử dụng và người tiêu dùng.

2. Phương thức kiểm sốt

- Cơng ty chỉ sử dụng những hĩa chất trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y Tế, Bộ Thủy sản.

- Tất cả các hĩa chất tẩy rửa, chất khử trùng, dầu bơi trơn, thuốc diệt động vật gây hại hoặc những hợp chất độc khác phải được cất giữ trong thùng kín, khơ ráo và bố trí trong khu vực tách biệt với khu chế biến, với khu bao gĩi thực phẩm, kho bảo quản vật liệu bao gĩi, bên ngồi phải cĩ biển đề, cửa cĩ khĩa; hạn chế người ra vào khu vực bảo quản các hĩa chất này, chỉ cho phép người cĩ nghĩa vụ.

- Các hĩa chất tẩy rửa, khử trùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bảo quản tách biệt với dầu bơi trơn, thuốc diệt động vật gây hại; thuận tiện cho việc xuất nhập hĩa chất.

GVHD: Nguyễn Hồng Dũng

- Mỗi loại hĩa chất độc hại được sử dụng trong nhà máy phải được dán nhãn bao gồm các nội dung: tên hĩa chất, cơng thức hĩa học hoặc thành phần cĩ trong hợp chất, ngày sản xuất, tên và địa chỉ nhà sản xuất, hạn sử dụng, độc tính, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Một số những yêu cầu khi sử dụng từng loại hĩa chất này được tuân thủ theo 1.5.2.6 (trang) để tránh nhiễm bẩn gây hư hỏng thực phẩm.

3. Quy trình kiểm tra

- Kiểm tra kho bảo quản về điều kiện chung, sự phân lập các hĩa chất 1 lần/ ngày.

- Kiểm tra các thùng chứa hĩa chất để đảm bảo được dán nhãn và nhãn cĩ đầy đủ các thơng tin cần thiết. Tiến hành kiểm tra vào đầu giờ sản xuất.

- Kiểm sốt việc sử dụng các hĩa chất này xuyên suốt thời gian sản xuất.

- Chỉ người cĩ trách nhiệm mới cĩ quyền lấy hĩa chất trong kho để mang vào khu vực sản xuất, như chất khử trùng tay.

4. Hoạt động bổ sung, sửa đổi

- Sắp xếp lại các hĩa chất sai vị trí về đúng vị trí.

- Các thùng hĩa chất dán nhãn sai được trả lại cho nhà cung cấp.

- Các bình hĩa chất nhỏ (được lấy từ các thùng lớn để tiện cho việc sử dụng) dán nhãn sai loại hĩa chất hoặc khơng cĩ hướng dẫn dùng phải lập tức dán nhãn mới với nội dung chính xác.

- Loại bỏ các bình chứa hĩa chất bị hư hỏng hoặc khơng rõ loại hĩa chất chứa bên trong.

- Dự đốn, ước lượng xem những sản phẩm nào cĩ khả năng đã bị nhiễm bẩn từ hĩa chất để tiến hành xử lí lại hoặc loại bỏ tùy theo mức độ nhiễm bẩn.

- Hướng dẫn cơng nhân việc sử dụng, bảo quản các hĩa chất độc hại để khơng phạm lỗi lần sau.

5. Hồ sơ lưu trữ

Thực hiện lưu trữ kết quả kiểm tra và hành động khắc phục, sửa đổi vào bảng báo cáo kiểm sốt vệ sinh hằng ngày.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SSOP CHO MỘT ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)