SSOP4: Phương tiện vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SSOP CHO MỘT ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN (Trang 32)

Tên cơng ty

Địa chỉ của cơng ty:

QUY PHẠM SSOP ❋

❋ ❋ ❋

SSOP4: PHƯƠNG TIỆN VỆ SINH CÁ NHÂN 1. Mục tiêu

- Khu vực rửa tay luơn trong điều kiện vệ sinh sạch sẽ và đáp ứng đủ yêu cầu cho việc thực hành vệ sinh tay.

- Khu vực nhà vệ sinh luơn trong tình trạng sử dụng tốt và vệ sinh sạch sẽ.

2. Phương thức điều khiển

- Các bản thơng báo cấm hút thuốc, khạc nhổ và ăn uống được đặt ngay lối vào của các khu vực sản xuất, tồn trữ, khu vực hỗ trợ.

- Phải cĩ đủ phương tiện rửa tay, làm khơ tay (tự động hoặc điều khiển bằng chân) theo tỷ lệ người làm việc.

- Sử dụng các chất khử trùng cĩ hiệu quả để loại bỏ vi sinh vật khi rửa tay, dùng thiết bị sấy khơ tay tự động hoặc giấy vơ trùng sử dụng một lần (khơng dùng khăn sử dụng nhiều lần).

- Phương tiện rửa tay bao gồm bồn, hộp đựng dung dịch xà phịng, nước nĩng và nước lạnh với hệ thống van mở nước bằng chân, thau chứa dung dịch thuốc khử trùng được thay dung dịch cứ sau 4 giờ/ lần, khăn lau tay, bảng hướng dẫn quy trình rửa và khử trùng tay (hình 4.1); khu vực rửa tay được bố trí tại các vị trí: cửa vào các phân

GVHD: Nguyễn Hồng Dũng

xưởng chế biến, trong phân xưởng sơ chế nguyên liệu, tại các vị trí nối giáp giữa hai phân xưởng, nhà vệ sinh; tiến hành vệ sinh các phương tiện rửa tay như bồn rửa, hộp đựng xà phịng 1 lần/ ngày.

- Nhà vệ sinh phải cĩ khu vực thay đồ cho cơng nhân, cách biệt so với khu vực sản xuất; cĩ cửa tự động đĩng, luơn được duy trì trong điều kiện sử dụng tốt và vệ sinh sạch sẽ; nhà vệ sinh được dọn dẹp, quét rửa liên tục để tránh gây ra những vấn đề nhiễm bẩn chéo nghiêm trọng; mỗi toilet cĩ hệ thống xối tưới được thiết kế phù hợp.

- Thùng chứa giấy vệ sinh, giấy lau phải cĩ nắp kín, mở tự động hoặc mở bằng chân.

- Các chất thải (khăn giấy, chất khử trùng) phải được chứa đựng trong các thùng kín cĩ nắp mở tự động hoặc bằng chân. Nước thải phải được thốt triệt để khơng ứ đọng trên mặt sàn hoặc chảy ngược vào khu xử lý.

- Nhà vệ sinh khơng được mở cửa thẳng ra khu vực xử lý thực phẩm (trừ khi là cửa 2 lớp hoặc cĩ hệ thống thơng giĩ định hướng theo chiều ngược với hướng cửa mở), kín.

- Phải cĩ đủ số lượng nhà vệ sinh phù hợp với số người làm việc trong nhà máy, cĩ thể tham khảo quy định sau:

Số người làm việc Số nhà vệ sinh

1 – 9 1

10 – 24 2

25 – 49 3

50 – 100 5

Trên 100 cứ 30 người thêm một nhà vệ sinh

3. Quy trình kiểm tra

- Khu vực rửa tay trong xưởng chế biến và trong nhà vệ sinh phải được kiểm tra ít nhất 1 lần/ ngày để đảm bảo cĩ đầy đủ những phương tiện rửa tay cần thiết như nước ấm, dung dịch xà phịng, số lượng khăn lau; kiểm tra nồng độ dung dịch thuốc sát trùng.

- Khu vực nhà vệ sinh: tiến hành kiểm tra tình trạng sử dụng của các phương tiện vệ sinh và điều kiện vệ sinh ít nhất 1 lần/ ngày.

4. Hoạt động sửa chữa

- Bổ sung các phương tiện cần thiết cho khu vực rửa tay và nhà vệ sinh khi kiểm tra thấy thiếu.

- Khi kiểm tra nồng độ dung dịch khử trùng tay nếu khơng đúng quy định thì phải yêu cầu cơng nhân rửa và sát trùng tay lại; người cĩ trách nhiệm kiểm sốt phải phán đốn xem sản phẩm nào trong trường hợp này cĩ thể nhiễm bẩn để xử lí lại hoặc loại bỏ đồng thời hướng dẫn cơng nhân hiểu biết tại sao phải làm như thế để nếu cĩ lặp lại sự cố này thì cĩ thể giải quyết nhanh.

GVHD: Nguyễn Hồng Dũng

5. Hồ sơ lưu trữ

Tất cả các kết quả kiểm tra, hành động bổ sung sửa chữa liên quan đến các vấn đề như điều kiện vệ sinh và tình trạng sử dụng của các phương tiện rửa tay, nhà vệ sinh, nồng độ dung dịch khử trùng đều được ghi chép trong bảng báo cáo kiểm sốt vệ sinh hằng ngày.

6. Bảng biểu hướng dẫn

Bảng hướng dẫn kiểm sốt vệ sinh các khu vực rửa tay và nhà vệ sinh (phụ lục 11/ trang 47).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SSOP CHO MỘT ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)