Chính sách tín dụng, phân quyền phán quyết và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 47)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘ

3.2.2.1. Chính sách tín dụng, phân quyền phán quyết và quy trình tín dụng

Tiêu chí xác định xác định và chính sách tín dụng đối với 1 khách hàng, một nhóm khách hàng

Ngày 31/8/2010 SHB đã ban hành quyết định số 299/QĐ-HĐQT quy định về tiêu chí xác định xác định và chính sách tín dụng đối với 1 khách hàng, một nhóm khách hàng, quyết định gồm các nội dung chủ yếu về chính sách tín dụng như:

(1). Chính sách tín dụng của SHB

- Chính sách tín dụng của SHB là định hướng, hoạch định chiến lược về đa dạng hóa hoạt động tín dụng, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, xếp hạng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng của SHB trong quan hệ tín dụng với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan và phương thức quản lý các hoạt động tín dụng được thể hiện trong các quy định nội bộ của SHB trong từng thời kỳ phù hợp với quy định của pháp luật.

- Chính sách tín dụng được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau: + Đối với khách hàng, ngành hàng kinh doanh, xếp hạng khách hàng. + Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng.

+ Những điều kiện ràng buộc về tài chính đối với khách hàng. + Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau so SHB cung cấp + Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng. + Phương thức quản lý các danh mục cho vay.

+ Thời hạn và điều kiện áp dụng đối với các loại sản phẩm tín dụng khác nhau + Cơ cấu, quy mô tín dụng của SHB.

+ Các yếu tố khách theo quy định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Trường hợp các khách hàng liên quan có quan hệ kinh tế phụ thuộc, đơn vị kinh doanh phải đánh giá thận trọng, chặt chẽ để đưa ra các quyết định chính xác, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của SHB.

- Định kỳ hàng năm, Hội đồng quản trị tổ chức xem xét, đánh giá lại tình hình và thực hiện chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan.

(2). Đa dạng hóa hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng phải liên tục đa dạng hóa, mở rộng đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh tránh tập trung vào một số khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro cho SHB. Căn cứ tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm, định kỳ (hoặc khi cần thiết), Tổng giám đốc đề xuất trình Hội đồng quản trị phê duyệt các chương trình đa dạng hóa hoạt động tín dụng, danh mục cho vay của SHB cần ưu tiên phát triển.

(3). Giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với một khách hàng.

- Tổng dư nợ cho vay của SHB đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có SHB.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của SHB đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của SHB, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của SHB.

- Tổng dư nợ cho vay của SHB đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có SHB. Trong đó tổng dư nợ cho vay của SHB đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có SHB.

- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của SHB đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của SHB, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của SHB.

Đối với các trường hợp về các giới hạn cấp tín dụng khác và các trường hợp không áp dụng; cấp tín dụng vượt qua giới hạn tín dụng thì SHB áp dụng đúng theo quy định 1627 và 127 của Ngân hàng nhà nước quy định.

(5). Thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với những khoản vượt quá 10% vốn tự có của SHB

Đối với những khoán vay như trên thì phải được phê duyệt, thông qua theo quy định tại Quy chế về phân quyền phán quyết tín dụng của SHB.

(6). Theo dõi và quản lý đối với các khoản cấp tín dụng ở mức từ 5% vốn tự có của SHB trở lên

- Đối với khoản cấp tín dụng cho một khách hàng ở mức từ 5% vốn tự có của SHB trở lên, đơn vị kinh doanh phải theo dõi và có biện pháp quản lý phù hợp.

Trong trường hợp, tổng các khoản cấp tín dụng của nhiều đơn vị kinh doanh đối với một khách hàng ở mức từ 5% vốn tự có của SHB trở lên, Phòng chính sách và giám sát tín dụng tại Trụ sở chính trực tiếp theo dõi, giám sát và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh có liên quan thực hiện các biện pháp quản lý đối với các phần cấp tín dụng của đơn vị.

- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, đơn vị kinh doanh phải báo cáo Phòng chính sách và Giám sát tín dụng tại Trụ sở chính về tình hình khoản cấp tín dụng nêu tại khoản 1 điều này. Báo cáo định kỳ phải được gửi chậm nhất trong vòng 7 ngày đầu tháng tiếp theo tháng báo cáo. Báo cáo gồm các nội dung sau:

+ Dư nợ thực tế/Vốn tự có của SHB tại thời điểm báo cáo. + Tình hình sử dụng vốn vay/khoản tín dụng đã giải ngân khác.

+ Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng. + Các biến động về nhân sự, tổ chức, điều hành.

+ Các biến động liên quan đến tài sản bảo đảm và các thay đổi liên quan đến bên bảo đảm.

+ Các vấn đề có nguy cơ gây ảnh hưởng/tác động xấu đến việc thực hiện hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.

+ Các nội dung khác thấy cần thiết.

- Phòng chính sách và Giám sát tín dụng tại Trụ sở chính giám sát chặt chẽ việc quản lý của đơn vị kinh doanh đối với khoản cấp tín dụng ở mức từ 5% vốn tự có của SHB trở lên quy định của SHB và quy định của pháp luật hiện hành để giảm thiểu tối đa tác động xuất đến hoạt động tín dụng của SHB. Trường hợp pháp sinh dấu hiện gây rủi ro cho SHB, phải đề xuất kịp thời phương án xử lý trình Tổng giám đốc xem xét, quyết đinh.

Trong những năm qua, các chính sách tín dụng của SHB được đưa vào thực hiện thực hiện tương đối hiệu quả, thuận tiện và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được vốn vay một cách dễ dàng và hiệu quả.

Về phân quyền phán quyết tín dụng:

Để xác định và phân quyền phán quyết tín dụng, ngày 1/7/2010 SHB đã ban hành quyết định số 225/QĐ-HĐQT về phân quyền phán quyết cấp tín dụng, mức phán quyết tín dụng cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 47)