- Các nghiệp vụ và dư nợ tín dụng không tính trong phán quyết tín dụng và không giới hạn mức phán quyết cấp tín dụng:
3.2.2.4. Thực trạng một số chỉ tiêu phản ánh quản trị rủi ro tín dụng tại SHB
•Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của SHB
Về tỷ lệ nợ quá hạn tại SHB trong giai đoạn 2008 đến 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của SHB
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm Tăng, giảm tương đối (%)
2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 1 Nợ dưới tiêu chuẩn 49.695 50.895 36.195 218.922 2,41 -28,88 504,84 2 Nợ nghi ngờ 56.612 148.380 39.376 154.148 162,10 -73,46 291,48 3 Nợ có khả năng mất vốn 11.645 158.471 265.396 278.343 1260,85 67,47 4,88 4 Tổng nợ xấu 117.952 357.746 340.967 651.413 203,30 -4,69 91,05 5 Tổng dư nợ 6.252.699 12.828.746 24.375.600 29.161.820 6 Tổng Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,89 2,79 1,40 2,23
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của SHB
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này năm 2008 chiếm 1,89%, năm 2009 chỉ tiêu này là 2.79%, tuy nhiên chi tiêu này lại giảm xuống vào năm 2010 chỉ còn 1.4%, nhưng năm 2011 tăng lên đạt hơn 2,23%. Tuy nhiên. Trong 04 năm tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là cao nhất, đây là xu thế chung của tất cả các NHTM. Do bối cảnh nền kinh tế hai năm này rất phức tạp. kinh tế tăng trưởng chậm. lạm phát cao. hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ bị giảm sút. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn có tăng lên đôi chút song năm 2009 SHB vẫn duy trì được mức độ tỷ lệ nợ xấu mà Ngân hàng nhà nước đặt ra (nhở hơn 3%). Phần lớn các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi cao do tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản có tính phát mại cao. Điều này cho thấy SHB đã thực hiện tốt việc kiểm soát rủi ro tín dụng. công tác quản lý nợ của SHB đã được cải thiện và quan tâm đúng mực trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh qua các năm.
Mặc dù các NHTM ngày càng cung cấp các sản phẩm đa dạng nhằm tăng tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ nhưng nhìn chung hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chủ đạo cho ngân hàng đặc biệt là các tổ chức tín dụng có quy mô tài sản ở mức vừa và nhỏ. Đối với SHB,do là một ngân hàng mới được chuyển từ NHTM nông thôn lên NHTM đô thị trong vòng 5 năm gần đây, ngân hàng mới chỉ được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ từ năm 2007 đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011 tín dụng vẫn
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của SHB. Cụ thể, thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2010 chiếm 81.8% trong tổng nguồn thu, chỉ tiêu này năm 2009 là 74.8%. Như vậy có thể thấy SHB vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn thu nhập từ tín dụng. Từ đó có thể thấy rủi ro tín dụng của SHB vẫn còn tiềm ẩn, buộc ngân hàng phải nâng mức dự phòng rủi ro tín dụng và do đó làm giảm lợi nhuận trước thuế của SHB .
• Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay
Khi tỷ lệ này cao một mặt phản ánh chất lượng danh mục tín dụng có rủi ro cao. Mặt khác thể hiện kết quả của việc đo lường tổn thất để tính toán trích lập dự phòng đảm bảo bù đắp rủi ro. Số liệu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của SHB được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6: Dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm Tăng, giảm tương đối (%)
2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 1 Dự phòng cụ thể 11.848 74.414 107.732 154.962 528,07 44,77 43,84 2 Dự phòng chung 13.692 56.229 172.754 200.005 310,67 207,23 15,77 3 Tổng dự phòng 25.540 130.643 280.486 354.967 411,52 114,7 0 26,55 4 Tổng dư nợ 6.252.699 12.828.74 6 24.375.60 0 29.161.820 5 Tổng dự phòng/tổng dư nợ (%) 0,41 1,02 1,15 1,22
Đồ thị 3.5: Tỷ lệ trích lập dự phòng của SHB
Dự phòng rủi ro tín dụng của SHB liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 chỉ có 25.540 triệu đồng thì đến 2009 là 130.643 triệu đồng tăng 105.103 triệu đồng. Năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 149.843 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với mức tăng tương đối là 114,7% so với năm 2009 và đến năm 2011 tỷ lệ này lên tới 354.967 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 26,55%. Đồng thời, tỷ lệ tổng trích lập dự phòng/tổng dư nợ của SHB ở mức cao nhất là 1,22%, thể hiện sự chủ động của SHB trong việc cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận trên cơ sở vẫn đảm bảo những nguyên tắc thận trọng cần thiết. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng dự phòng cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, trong những năm tới SHB cần có chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
• Tỷ lệ xử lý rủi ro thực tế so với quỹ trích lập dự phòng rủi ro
Tỷ lệ này phản ánh khả năng xử lý tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng. Nếu số dư xử lý rủi ro thực tế thấp hơn quỹ trích lập dự phòng chứng tỏ Ngân hàng hoàn toàn có khả năng bù đắp rủi ro bằng nguồn dự phòng và tăng lợi nhuận do hoàn nhập dự phòng. Nếu nguồn dự phòng không bù đắp đủ, Ngân hàng sẽ phải hạch toán giảm vốn chủ sở hữu tương ứng. Việc xử lý rủi ro của SHB trong 04 năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7: Tỷ lệ xử lý rủi ro thực tế so với quỹ trích lập dự phòng rủi ro
Đvt: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm Tăng, giảm tương đối (%)
2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 1 Số hoàn nhập dự phòng cụ thể - -3689 41.559 -26.404 -1226,57 -163,53 2 Số hoàn nhập dự phòng chung - -143 30.073 -39.615 21130,07- -231,73 3 Tổng hoàn nhập - -3.832 71.632 -66.019 -1969,31 -192,16 4 Tổng dư nợ 6.252.699 12.828.748 24.301.154 29.161.820 5 Tổng hoàn nhập /tổng dư nợ (%) - -0,03 0,29 -0,23
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm SHB
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Trong 04 năm vừa qua, tổng hoàn nhập của SHB có sự giảm, tăng. Nếu như năm 2008 và 2009 SHB không có hoàn nhập hoặc tổng hoàn nhập âm thì năm 2010 SHB đã tăng cường xử lý nợ xấu và có dấu hiệu tích cực. Tổng hoàn nhập năm 2010 đạt 71.632 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.769.31%, đây có thể đánh dấu một bước đột phá của SHB trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, năm 2011 lại là năm và SHB hầu như không xử lý được khoản nợ xấu nào, chính điều này làm cho việc trích lập dự phòng tăng lên, không có hoàn nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của SHB. Với việc xử lý nợ xấu không tốt thông qua chỉ tiêu hoàn nhập, thể hiện SHB đang có một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt đặc biệt khâu xử lý nợ. Đây là một vấn đề nghiên trọng mà SHB cần tăng cường trong những năm tiếp theo.
Đồ thị 3.6: Tỷ lệ xử lý rủi ro tín dụng của SHB giai đoạn 2009 - 2011 3.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 3.3.1. Ưu điểm
- SHB đã xây dựng được cho mình một chính sách tín dụng tương đối phù hợp với thực tại của SHB và thị trường, trong chính sách tín dụng có mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng, tập trung phát triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho ngân hàng. Có sự đa dạng hoá danh mục tín dụng, giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước đây là thành phần kinh tế đang có dấu hiệu làm ăn kém hiệu quả, để xẩy ra nhiều thu, lỗ trong hoạt động kinh doanh.
- SHB đã có một quy trình thực hiện cấp tín dụng một cách bài bản và khoa học. Mặt khác SHB đã xây dựng bộ máy xét duyệt theo các cấp từ Hội sở đến các Chi nhánh, phòng giao dịch và phân bổ hạn mức phán quyết cho từng cấp theo qui mô hoạt động tín dụng và đặc điểm quản lý của mỗi đơn vị kinh doanh. Nếu khoản vay vượt quá hạn mức phán quyết của một cấp, phải trình xin ý kiến của cấp xét duyệt cao hơn. Điều này sẽ làm giảm rủi ro tín dụng và tạo điệu kiện nhanh chóng để khách hàng tiếp cận được vốn vay của ngân hàng.
- SHB đã đưa đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng và xem như là một thước đo chung đối với khách hàng. Hệ thống này khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng, cùng một đề nghị xin vay nhưng có
- Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ sở tại mỗi bộ phận nghiệp vụ và cấp điều hành từng đơn vị, chi nhánh của ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng có qui định các Trưởng phòng tín dụng. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của đơn vị mình và kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ của các nhân viên tín dụng thuộc cấp.
- SHB đã chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm toán nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra tín dụng. Việc kiểm toán định kỳ được thực hiện tại các Chi nhánh trong hệ thống theo kế hoạch hàng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất.
- Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011, SHB đã luôn đảm bảo được tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, đây là kết quả tương đối tốt, nó đảm bảo cho hoạt động tín dụng được phát triển bền vững. Chính điều này làm cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của SHB ở mức chấp nhận được. Điều đó góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận của SHB.
- Tuy chưa xử lý triệt để được nợ xấu để thu hồi vốn, nhưng hàng năm, SHB đã có sự chuyển biến trong việc thu hồi nợ xấu. Việc thu hồi nợ xấu có nhiều tác dụng, nổi bật là làm cho nguồn vốn kinh doanh của SHB được tăng lên từ việc thu hồi nợ, mặt khác làm tăng lợi nhuận của SHB do được hoàn nhập dự phòng.
- SHB đã phân loại tính chất của các khoản nợ một cách rõ ràng, từ đó đưa ra các biện pháp để quản lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Bên cạnh đó, bước đầu SHB đã thực hiện phân loại khách hàng rất tốt, duy trì được hệ thống khách hàng có dư nợ vay lớn và thường xuyên thực hiện tốt các công tác chăm sóc khách hàng, thiết lập được danh sách những khách hàng lớn, có những chính sách chăm sóc cụ thể, thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức giám sát tín dụng như CIC nhằm có thông tin kịp thời về khách hàng, từ đó xác định tính minh bạch và hợp lý của khoản vay, của khách hàng, từ đó thực hiện công tác quản lý rủi ro một cách chủ động nhất.
- Trong những năm qua, chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng đã được nâng cao đáng kể. Đội ngũ cán bộ có trình độ cao (đại học và sau đại học), thường xuyên được trau dồi kiến thức và đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, ngoài việc đảm bảo một mức thu nhập bình quân khá so với mặt bằng chung, SHB còn thường xuyên quan tâm, chăm lo tới hoàn cảnh gia đình từng cán bộ, lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng của họ, từ đó sắp xếp, bố trí phân công công việc cho thật hợp lí nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người. Việc quản lý tốt về mặt con người đã giúp ích rất nhiều cho việc quản lý, hạn chế rủi ro về mặt đạo đức, một loại rủi ro rất nguy hiểm đối với tín dụng.