TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘ
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2008-
tăng thu nhập của các chủ sở hữu.
Các chỉ số sinh lời chính ở mức hợp lý. Cụ thể ROA bình quân năm 2008 đến 2009 đạt trên 2% và giảm dần trong năm 2010 và 2011; còn ROE trung bình giai đoạn 2009 – 2011 đạt trên 17,7%, cao hơn cam kết lâu dài của SHB đối với các cổ đông là không dưới 15%.
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2008-2011 đoạn 2008-2011
3.2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Dư nợ cho vay của SHB trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Qua Bảng số liệu 3.2 cho thấy hoạt động tín dụng của SHB liên tục tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng trưởng càng ngày càng lớn. Năm 2008 tổng dư nợ cho vay của SHB chỉ đạt 6.252,7 tỷ đồng, Năm 2009 đạt 12.828,8 tỷ đồng tăng hơn 105% so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010, dư nợ đạt 24.375,6 tỷ đồng tăng 11.546 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 105,17% so với năm 2009. Năm 2011 tổng cho vay tăng hơn so với năm 2010 là 89,43%. Trong số khách hàng của SHB thì tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn, việc cho vay chủ yếu là dựa vào tài sản bảo đảm của khách hàng là Hàng hóa, Bất động sản và ô tô. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2008-2011 tăng trưởng với tốc độ rất cao do trong năm 2006 SHB đã ký thoả thuận đối tác chiến lược
nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó, SHB sẽ tài trợ vốn ngắn, trung và dài hạn cho các công ty và các dự án của hai Tập đoàn này.
Bảng 3.2: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tăng, giảm tương đối (%)
2008 2009 2010 2011 2009/2008 2010/2009 2011/2010
Cho vay TCKT, cá nhân trong nước 6231,8 12813,8 24270,1 28920,2 105,62 89,41 19,16
Cho vay chiết khấu và thương phiếu giấy tờ có giá 12,2 0,45 22,168 -96,31 4826,22
Các khoản trả thay khách hàng 2,271
Cho vay bằng vốn tài trợ và ủy thác đầu tư 20,9 2,8 20,9 10,719 -86,60 646,43 -48,71
Cho vay khác đối với TCKT, CN trong nước khác 84,1 206,46 145,49
Tổng cho vay 6.252,7 12.828,8 24.375,6 29.161,8 205,17 105,17 89,43
Đồ thị 3.2: Tổng tài sản của SHB trong giai đoạn 2008 -2011
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB trong giai đoạn qua tương đối nhanh, điều này cho thấy cơ chế chính sách của SHB được mở và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhằm thăng thị phần cho vay và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, do SHB liên tục mở rộng quy mô hoạt động, nguồn vốn huy động được gia tăng mạnh. Mặc dù trong giai đoạn 2008 – 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đối với thị trường tài chính tiền tệ. Ở ngoài nước, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nặng nề nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra từ Mỹ và lây lan rất nhanh đến các khu vực và các quốc gia khác trên thế giới. Ở trong nước, do nhiều nguyên nhân, kinh tế tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao. Hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn, trái chiều diễn ra dồn dập liên quan đến lãi suất, thanh khoản; chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó năm 2009, khi gói kích cầu mới đưa vào sử dụng và được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng tích cực để củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế bước đầu được khôi phục, môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi, SHB tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay. Mặc dù tổng dư nợ tín dụng năm 2009 là 12.828 tỷ đồng chỉ đạt 96% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng cho vay của SHB cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành và năm 2010 và năm 2011 đánh dấu sự tăng trưởng cho vay vượt bậc của SHB.
Bảng số liệu trên cho thấy: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn không đồng đều qua các năm. Trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2011, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trọng tổng dư vay của SHB thời gian qua, loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng trung bình khoảng trên 60% tổng dư nợ vay của SHB. Nếu như năm 2008
là 62,25%, nhưng đến năm 2011 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên đến 63,49% tổng dư nợ. Đây là bước đi mạo hiểm song nó cũng mang lại những thành tựu đáng kể giúp SHB đạt được chỉ tiêu lợi nhuận năm 2009 đề ra. Điều này cho thấy bước đi mới của ngân hàng, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng và tương đối với nguồn vốn huy động được.
* Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay:
Bảng 3.3: Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%)
Nợ ngắn hạn 3892,1 62,25 7.555,6 58,90 15.670,1 64,48 18514,2 63,49 Nợ trung hạn 1551,9 24,82 3.924,5 30,59 5.390,1 22,18 6394,8 21,93 Nợ dài hạn 808,7 12,93 1.348,6 10,51 3.241,0 13,34 4252,8 14,58
Tổng dư nợ 6252,7 100,00 12.828,7 100,00 24.301,2 100,00 29161,8 100,00
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm – SHB)
Đồ thị 3.3: Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay:
Trong cho vay trung dài hạn thì cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, tỷ trọng cho vay trung hạn của SHB trong giai đoạn 2008 – 2011 khoảng 25%. Cho vay dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ cho vay của SHB, trung bình khoảng 12,5%. Như vậy, trong 4 năm qua, SHB có một cơ cấu cho vay theo thời gian
tương đối hợp lý và phù hợp với nguồn vốn huy động được. • Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Do chính sách lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM nói chung và SHB nói riêng được chủ động và linh hoạt đối với cả lãi suất nguồn vốn đầu vào và đầu ra nên hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Với khả năng huy động vốn mạnh và đưa ra lãi suất cho vay hợp lý, SHB đã phát triển được nhiều khách hàng vay mới gồm cả các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và tư nhân lớn, doanh nghiệp xuất khẩu có kết quả kinh doanh tốt.
Khách hàng mục tiêu của SHB là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, xuất khẩu cao và có nhiều tiềm năng như: than, cao su, xây dựng, thủy sản, gạo, nông sản, thép, ô tô và hạn chế dần cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán theo chỉ đạo của NHNN, SHB chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động sản xuất kinh doanh có tham gia xuất nhập khẩu để phát triển cho vay xuất, nhập khẩu nhằm bổ sung thêm nguồn vốn ngoại tệ và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, ngoại hối của ngân hàng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay các sản phẩm phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân với mục tiêu đưa SHB phát triển thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.
Bảng 3.4: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%) ST Tỷ trọng (%)
DNNN trung ương 113.799 1,8 406.671 3,2 468.829 1,9 791.375,0 2,7
DNNN địa phương 16.882 0,3 56.446 0,4 33.129 0,1 224.399,0 0,8
Công ty TNHH Nhà nước 114.424 1,8 610.648 4,8 800.540 3,3 1.063.033,0 3,6
Công ty TNHH tư nhân 1.687.603 27,0 2.910.843,0
0 22,7 4.572.949 18,8 6.280.607,0 21,5
Công ty CP nhà nước 320.763 5,1 851.829 6,6 1.603.039 6,6 2.138.144,0 7,3
Công ty Cô phần khác 1.666.344 26,6 2.792.818 21,8 5.531.218 22,7 8.575.625,0 29,4
Công ty hợp danh 30.013 0,5 121.873 0,9 600 0,0 1.319,0 0,0
Doanh nghiệp tư nhân 43.144 0,7 186.017 1,5 235.408 1,0 531.685,0 1,8
Công ty liên doanh 183.829 2,9 328.416 2,6 418.702 1,7 328.493,0 1,1
Kinh tế tập thê 444.567 7,1 1.391.919 10,9 56.110 0,2 16.867,0 0,1
Cho vay cá nhân 1.599.440 25,6 3.071.202 23,9 10.642.626 43,7 9.079.152,0 31,1
Cho vay khác 31.889 0,5 100.064 0,8 12.450 0,1 131.121,0 0,4
Tổng cộng 6.252.699 100,0 12.828.746 100,0 24.375.600 100,0 29.161.820,0 100,0
Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế cho thấy: Giai đoạn 2008 -2011 khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng từ 25% đến 43%, cụ thể năm 2008 cho vay khách hàng cá nhân đạt 25,6%, năm 2009 đạt 23.94%, năm 2010 đạt cao nhất là 43.66% và năm 2011 thì chỉ tiêu này vẫn ở trên 31%. Đây là chiến lược phát triển của SHB nhằm trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Còn cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay khác, trong đó Công ty TNHH tư nhân, Công ty cổ phần khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. SHB đã đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân trong nhiều năm liền. Loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu cho vay của SHB phải kể đến đó là cho vay đối với các Công ty TNHH tư nhân. Năm 2008 tỷ trọng cho vay công ty TNHH tư nhân là 27%, năm 2011 là 21,5%. Tỷ trọng cho vay đối với các công ty cổ phần khác của SHB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của SHB, bình quân tỷ trọng này của SHB giai đoạn 2008 – 2011 khoảng hơn 23%. Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của SHB. Điều này cho thấy danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của SHB thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi nhà nước. Khách hàng của ngân hàng được mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý đó, SHB đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.
3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội