Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 65)

- Các nghiệp vụ và dư nợ tín dụng không tính trong phán quyết tín dụng và không giới hạn mức phán quyết cấp tín dụng:

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong quá trình hình thành và đi vào hoạt động của mình, SHB cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng.

- Khả năng thẩm định tài chính dự án, phân tích khách hàng, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo vẫn chưa hoàn toàn chính xác, vẫn chứa ẩn rủi ro tuy không lớn. Hoạt động cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin về khách hàng. Trong những năm qua SHB đã đưa ra những biện pháp để xử lý rủi ro như khoanh nợ, xoá nợ, thu hồi tài sản thế chấp, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và hạch toán rủi ro song do mức độ tiến hành các biện pháp này chưa cao nên chưa thể giải quyết dứt điểm được dư nợ quá hạn và nợ xấu.

- Đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ thông tin như các sản phẩm cho vay tiêu dung tín chấp như thấu chi tài khoản, thẻ visa... trong khi các biện pháp quản lý rủi ro thì chưa tương xứng, ít được đề cập đến, không được phân tích, nhận dạng, chỉ rõ trong các hướng dẫn, quy chế về sản phẩm dịch vụ mới.

- Đặt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cao cho các cán bộ tín dụng, dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng vì thành tích ngắn hạn mà bỏ qua việc đánh giá các rủi ro dài hạn, không phân tích đến chất lượng tín dụng và không thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy trình nghiệp vụ. Xuất hiện tình trạng mua nợ xấu của các ngân hàng khác, cho khách hàng vay đảo nợ, cấu kết với khách hàng vay để cho vay không theo quy định.

- Có sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng nhân lực và chất lượng nhân lực so với kế hoạch tăng trưởng kinh doanh do Ban điều hành đặt ra. Sự quá tải về công việc và sự thiếu hụt nhân lực không đảm bảo cho các khâu kiểm tra được thực hiện đầy đủ và trọn vẹn vì lý do tập trung phục vụ cho lượng khách hàng hiện tại. Hệ quả tất yếu là phát sinh ra các rủi ro trong hoạt động tác nghiệp.

- Hệ thống đánh giá tín dụng còn mang tính chất cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin.

- Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng chưa cụ thể hoá trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như: trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin nêu trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng khoản vay và tài sản đảm bảo.

- Việc phân bổ hạn mức phán quyết tín dụng cho các Chi nhánh không hợp lý và phân quyền xét duyệt tín dụng của các cá nhân thiếu sự độc lập, trong khi hệ thống giám sát từ xa của Ban điều hành ngân hàng còn yếu kém dẫn đến các quyết định cho vay sai và che dấu tình trạng nợ xấu tại các Chi nhánh mà không bị phát hiện trong một thời gian dài.

- Hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu còn nhiều hạn chế, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý chậm.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, các bán bộ kiểm soát nói riêng và cán bộ tham gia vào việc cấp tín dụng còn vi phạp đạo đức nghề nghiệp. Chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi mới bắt đầu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w