Kiểm tra và giám sát tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ để nhận biết sớm rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 81)

- Các nghiệp vụ và dư nợ tín dụng không tính trong phán quyết tín dụng và không giới hạn mức phán quyết cấp tín dụng:

4.3.3.Kiểm tra và giám sát tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ để nhận biết sớm rủi ro tín dụng

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘ

4.3.3.Kiểm tra và giám sát tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ để nhận biết sớm rủi ro tín dụng

bộ để nhận biết sớm rủi ro tín dụng

Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm : kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào Biên bản, trong đó nêu rõ :

• Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch.

• Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

• So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu.

• Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

• Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật tại thời điểm kiểm tra.

• Tình hình doanh thu, công nợ.

• Ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ.

• Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp, • Các thông tin khác (nếu có).

• Nhận xét của cán bộ tín dụng về việc sử dụng vốn vay và tình hình của khách hàng vay.

Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản tại SHB để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thường nào không. Đây là cách giám sát từ xa.

Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao.

động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.

* Tăng cường giám sát danh mục tín dụng

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khách hàng vay, ngân hàng cũng cần phải định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng. Trong quá trình giám sát danh mục tín dụng thì cần quan tâm đến những nhược điểm sau:

- Cần so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được.

- Xác định và tìm hiểu về các xu hướng trong phạm vi danh mục dựa trên những biến động gần nhất về xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng nợ khó đòi hoặc xoá nợ.

- Tồn tại hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng.

Những vấn đề liên quan tới tín dụng có thể nảy sinh do việc tập trung trong danh mục tín dụng. Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tương tự nhau. Mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng được tập trung. Tập trung tín dụng xảy ra khi danh mục tín dụng của ngân hàng được tập trung ở mức cao hơn vào một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau, một ngành kinh tế nhất định, khu vực địa lý, dạng hợp đồng tín dụng, dạng tài sản bảo đảm, các khoản cho vay với cùng thời gian đến hạn hoặc bằng cùng một loại ngoại tệ.

Chính vì vậy, để công tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả thì SHB cần phải thường xuyên giám sát danh mục tín dụng nhằm phát hiện sự tập trung tín dụng. Một khi hiện tượng tập trung tín dụng đã được xác định, ngân hàng cần tiến hành một số các biện pháp nhằm giảm bớt sự tập trung này như:

- Thông qua tăng lãi suất đối với những khách hàng vay có tập trung tín dụng;

- Giảm bớt rủi ro bằng cách tăng thêm tài sản bảo đảm đối với những khách hàng vay có tập trung tín dụng;

- Sử dụng biện pháp cho vay đồng tài trợ hoặc chứng khoán hoá nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào một khu vực kinh tế hoặc một nhóm các khách hàng vay liên kết nhất định;

- Dần dần giảm bớt dư nợ bằng biện pháp không tiếp tục cấp tín dụng, không gia hạn hoặc quay vòng tín dụng cho lĩnh vực đó cho đến khi sự tập trung được giảm bớt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (Trang 81)