- Các nghiệp vụ và dư nợ tín dụng không tính trong phán quyết tín dụng và không giới hạn mức phán quyết cấp tín dụng:
3.2.2.2. Công tác theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay
Sau khi cấp tín dụng, SHB duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể cảnh báo sớm và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm:
• Tình hình sử dụng vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng. • Tình hình trả nợ gốc và lãi vay cho khách hàng.
• Tình trạng tài sản bảo đảm tiền vay. • Tình hình tài chính của khách hàng.
• Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng. • Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động.
Ngày 10/11/2008, Tổng Giám đốc SHB ban hành quyết định số 795/QĐ-TGĐ Ban hành “ Quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng” với mục đích là nhằm xác định mức độ đạt được so với yêu cầu theo quy định về cho vay của NHNN, của SHB và cam kết của khách hàng trong suốt quá trình cho vay, quản lý khoản vay và thu hồi, tất toán khoản vay. Theo đó, các thành viên tham gia việc theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay bao gồm:
- Cán bộ phòng khách hàng (cán bộ phòng KHCN, KHDN): Kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi giải ngân; nhập dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ thống phần mềm và duy trì các dữ liệu trong suốt quá trình khách hàng còn dư nợ tại SHB, báo cáo đề xuất với lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền. Rà soát , phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng; hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống phần mềm; báo cáo, đề xuất lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền
- Lãnh đạo phòng khách hàng: Bố trí, đôn đốc cán bộ trong phòng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay; kiểm soát các dữ liệu cán bộ tín dụng đã nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống phần mềm trong suốt quá trình khách hàng có dư nợ tại SHB đồng thời thực hiện các công việc thuộc phần hành của mình trên hệ thống phần mềm; báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý đối với người có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện sai sót hoặc có dấu hiệu rủi ro, lập báo cáo định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan; Bố trí, đôn đốc cán bộ thực hiện chức năng rà soát, phát hiện kịp thời các rủi ro tín dụng; kiểm tra đôn đốc cán bộ giám sát việc hoàn thiện hồ sơ cho vay, nhập và duy trì dữ liệu trên hệ thống phần mềm báo cáo và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro với người có thẩm quyền; nộp báo cáo định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan theo quy định của SHB.
- Lãnh đạo phòng quản lý tín dụng: Bố trí và đôn đốc cán bộ trong phòng thực hiện việc kiểm tra, giám sát trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng, quản lý và phối hợp với cán bộ tín dụng xử lý các khoản nợ có vấn đề. Báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với người có thẩm quyền; nộp báo cáo định kỳ và đột xuất cho người có thẩm quyền trực tiếp và các phòng ban liên quan theo quy định của SHB
- Người có thẩm quyền: Chỉ đạo phòng khách hàng, phòng quản lý tín dụng, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; quyết định các vấn đề liên quan đến khoản vay, xử lý nợ và xử lý tài sản bảo đảm trong phạm vi thẩm quyền
Trong Quyết định này phân định cụ thể quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình. Các bước cần thực hiện đối với người tham gia kiểm tra giám sát cũng đã được quy định cụ thể rõ ràng trong mỗi giai đoạn: trước khi giải ngân, trong khi giải ngân, sau khi giải ngân và lưu hồ sơ. Phương pháp theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng bao gồm:
+ Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trang thái nợ của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ.
+ Thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ.
+ Đôn đốc khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo theo quy định phục vụ việc quản lý và giám sát khách hàng của SHB.
+ Kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ và đột xuất khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro bằng các hình thức cụ thể: Kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản hoặc chi phí tương ứng).
+ Kiểm tra định kỳ toàn diện tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp.
+ Định kỳ hằng năm, phân tích đảm bảo nợ vay, chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng. Cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng.
+ Xây dựng các phương án, biện pháp, quản lý thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng
+ Cập nhật, bổ sung các dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hồ sơ theo quy định. Trong những năm vừa qua, SHB đã không ngừng tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nên nhờ đó, giảm được tỷ lệ nợ xấu. Nếu như năm 2008 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1.89%, năm 2009 là 2.79% thì năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 1.4%. Như vậy trong những năm qua SHB vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép của NHNN. Đó là nhờ SHB đã xây dựng và áp dụng vào thực tiễn một quy trình theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách chi tiết, cụ thể, quy định rõ các công việc cần làm, các bước cần thực hiện, cũng như phân định rõ trách nhiệm của những người tham gia. Tuy nhiên trong quý trình thực hiện, vẫn còn một số khâu trong quy trình còn bị bỏ sót hoặc thực hiện không triệt để. Nhiều loại biên bản xác nhận tình trạng sử dụng vốn vay của khách hàng chỉ làm lấy lệ cho đủ chứ không thực hiện dựa trên kiểm tra thực tế, hay các thông tin kiểm tra thiếu tính chính xác, việc định giá lại các tài sản bảo đảm chưa được thực hiện đúng theo quy định. Đôi khi khách hàng vay vốn, cán bộ kinh doanh đã cho ký trước biên bản kiểm tra sau cho vay để sau này cán bộ kinh doanh không phải đi lấy biên bản kiểm tra sau cho vay.