2.3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.
Hiệu quả trong hoạt động huy động vốn.
- Nguồn vốn huy động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của hộ nghèo.
- Công tác huy động vốn trong cộng đồng người nghèo từng bước được cải thiện. Tuy số tiền gửi của mỗi người không nhiều, chỉ từ 100.000 đến 500.000 nghìn đồng nhưng có nhiều người gửi, thực hiện việc “góp gió thành bão”. Việc huy động này khuyến khích người dân nghèo cố gắng làm kinh tế, có ý thức tiết kiệm.
- Có được kết quả trên là vì từ ngày thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đến nay luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, sự ủng hộ tích cực của các cơ quan, hội đoàn thể các cấp trên địa bàn, là động lực thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Ngoài ra lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phong cách gần dân và có trách nhiệm đối với công việc. Đó cũng là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của đơn vị.
Hiệu quả trong hoạt động cho vay vốn.
- Góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn, đạt 2 triệu đồng/người/năm.
- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện xã hội hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới, gắn bó với chính quyền, các đoàn thể tập hợp được hộ viên ngày càng nhiều, lồng ghép được các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ nghèo, biết sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi có kỹ thuật theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng, đã tạo điều kiện cho hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
- Những kết quả to lớn đã đạt được là nhờ vào những giải pháp điều hành của Ban giám đốc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, Ban giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên và nhất là thực hiện xã hội hóa hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội huyện thông qua phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể. Xây dựng hệ thống điểm giao dịch đến tận khắp các xã, thị trấn, đưa hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội đến gần với người nghèo và các đối tượng chính sách. Đây là mô hình và là đặc thù riêng chỉ có ở Ngân hàng chính sách xã hội, đã tạo nên động lực, điều kiện tiên quyết đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đi vào cuộc sống.
2.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Việc ra đời Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên là một chủ trương sáng suốt của Đảng, hợp với lòng dân. Do đó, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Kết quả sau gần 9 năm hoạt động đã gây được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái, lương tâm và trách nhiệm của cộng đồng với hộ nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công – nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thực hiện tốt dịch vụ đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nâng cao uy tín và vị thế của Ngân hàng chính sách xã hội.
Với phương châm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, việc cho vay thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tổ chứcc giao dịch tại các điểm giao dịch
xã…Hoạt động của phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện trong những năm qua đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo nhân dân.