Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 29)

hợp với các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng cho Ban quản lý tổ, các tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, các cán bộ hội của xã. Chính sự quan tâm phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Trong những năm qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã triển khai 08 chương trình cho vay, đó là:

1. Chương trình cho vay hộ nghèo.

2. Chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 3. Chương trình cho vay giải quyết việc làm.

4. Chương trình cho vay xuất khẩu lao động.

5. Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. 6. Chương trình cho vay công trình nước sachk và vệ sinh môi trường.

7. Chương trình cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

8. Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên. hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, có trụ sở tại: thị trấn Quảng Uyên – huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng, là một đại diện pháp nhân có con dấu riêng, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban đại diện Ban giám đốc cấp huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn như: tổ chức huy động nguồn vốn, hạch toán nguồn vốn, sử dụng vốn cho vay hộ nghèo

và các đối tượng chính sách khác, giám sát việc thực hiện dịch vụ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội…Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội.

Hiện nay Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên có 9 cán bộ. Điều hành hoạt động của Phòng giao dịch là Ban giám đốc gồm: Giám đốc và phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc phụ trách chung, tổ chức điều hành hoạt động của Phòng giao dịch và trực tiếp phụ trách tổ Kế toán – Ngân quỹ; phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc trong công tác điều hành hoạt động của Phòng giao dịch, đồng thời trực tiếp phụ trách tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng. Tiếp đến là hai tổ nghiệp vụ: tổ Kế toán – Ngân quỹ với 3 cán bộ và tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng với 4 cán bộ có nhiệm vụ giúp việc, báo cáo cho Ban Giám đốc, và thực hiện công việc theo quy định.

Mô hình quản lý phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng uyên

Hiện nay, Phòng giao dịch đang triển khai 06 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo; cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay đối với đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay đối với đối tượng là dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Phòng giao dịch còn thực hiện một số chính sách kích cầu đảm bảo đời sống xã hội của Chính phủ như: chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ – TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; chương trình cho vay vốn theo Quyết định số 30/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng chính sách xã hội theo quyết định số 579/QĐ – TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng khác của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.

Giám đốc Phó Giám đốc Tổ Kế toán – Ngân quỹ Tổ Kế hoạch - nghiệp vụ Tín dụng

• Ưu đãi về điều kiện vay vốn.

- Đối với hộ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội không phải thế chấp, cầm cố tài sản ( trừ hộ vay vốn dự án phát triển lâm nghiệp với mức vay vốn trên 20 triệu đồng ).

- Người vay được toàn quyền quyết định sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không cấm, phù hợp khả năng, điều kiện và trình độ sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng vay nhằm tạo sự chủ động trong việc sử dụng vốn vào mục đích tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

• Đơn giản về cách tiếp cận cho vay và cách tiếp cận với vốn vay:

- Thủ tục cho vay rất đơn giản: người vay chỉ cần viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn do Ngân hàng chính sách xã hội phát hành. Trường hợp người nghèo vay vốn theo chương trình cho vay đối với người nghèo. Người vay vốn theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nười vay có hoàn cảnh khó khăn vay vốn chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thì người vay phải gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi cư trú do các tổ chức kinh tế - chính trị thành lập, được tổ bình xét và lập danh sách xin vay trình Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt.

- Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện phương thức tiếp cận gần nhất đối với người vay bằng cách đặt điểm giao dịch tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, chỉ giao dịch tại Ngân hàng huyện khi người vay ở xa không quá 3 km và thông qua phương thức ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua các tổ tiết kiệm và vay vốn tạo sự tiếp cận gần nhất đối với người vay.

• Ưu đãi về lãi suất cho vay:

- Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, được Chính phủ công bố từng thời kỳ.

- Ngân hàng chính sách xã hội áp dụng một mức lãi suất chung đối với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Kể từ ngày 01/01/2006 lãi suất cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 0,65%/tháng.

Trong đó, một số đối tượng chính sách được vay vốn với lãi suất thấp hơn, gồm: + Người nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn là 0,6%/tháng.

+ Người vay vốn là người tàn tật vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm là 0,5%/tháng.

+ Ngoài trả lãi tiền vay người vay không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.

• Ưu đãi về thời hạn cho vay:

- Thời hạn cho vay theo chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và kỳ luân chuyển của từng đối tượng đầu tư. Ngân hàng chính sách xã hội dành phần lớn nguồn vốn để đầu tư trung hạn ( đến 60 tháng ) và dài hạn ( trên 60 tháng ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người nghèo được cho vay vốn nhiều lần đến khi thoát khỏi đói nghèo theo tiêu chuẩn nghèo do Nhà nước công bố từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 29)