Tình hình huy động vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 32 - 34)

giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng.

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên. xã hội huyện Quảng uyên.

Được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, đặc biệt là sự giúp đỡ của hệ thống các Ngân hàng thương mại, trong quá trình hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo.

Diễn biến cụ thể nguồn vốn các năm như sau:

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên qua các năm 2007 – 2011

(Đvt: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Nguồn vốn Trung ương 29.180 40.343 101.020 130.720 180.363

2 Vốn địa phương cấp 1.020 868 205 351 395

3 Vốn khác 232 412 763

4 Tổng nguồn vốn 30.200 41.211 101.457 131.483 181.521

(nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên)

Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên có được là 30.200 triệu đồng. Nguồn vốn này tăng trưởng đều đặn qua các năm, năm 2008 là 41.211 triệu đồng, tăng 11.011 triệu

đồng, tốc độ tăng là 36,46% so với năm 2007; năm 2009 là 101.457 triệu đồng, tăng 60.246 triệu đồng, tốc vđộ tăng là 146,18% so với năm 2008; năm 2010 là 131.483 triệu đồng, tăng 30.026 triệu đồng, tốc độ tăng là 29,59% so với năm 2009; năm 2011 là 181.524 triệu đồng, tăng 50.041 triệu đồng, tốc độ tăng là 38,06% so với năm 2010.

Trong cơ cấu vốn hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên thì nguồn vốn của Trung ương chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể: năm 2007 là 96,62%; năm 2008 là 97,89%; năm 2009 là 99,56%; năm 2010 là 99,42%; năm 2011 là 99,36%.

Trong tổng nguồn vốn của Trung ương, phần lớn vốn được lấy từ ngân sách nhà nước, ngoài ra Trung ương có thể huy động từ ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại. Nguồn vốn vay từ ngân hàng nhà nước là nguồn mang tính ưu đãi của ngân hàng nhà nước cho Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội có điều kiện mở rộng hoạt động và phát triển. Hiện nay luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng đã ra đời và có hiệu lực, ngân hàng nhà nước không thể cho Ngân hàng chính sách xã hội vay những khoản vốn như trước, trong những trường hợp thật cần thiết Ngân hàng chính sách xã hội muốn vay cũng phải chịu lãi suất theo lãi suất tái chiết khấu hay theo lãi suất ngắn hạn. Do đó, nguồn vốn này không có khả năng phát triển trong tương lai.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội phát triển nhanh chóng, vốn điều lệ và vốn vay của ngân hàng nhà nước trước mắt không đáp ứng được nhi cầu vay vốn của hộ nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội đã trình và được Chính phủ đồng ý cấp bù chênh lệch lãi suất để Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc đi vay vốn các ngân hàng thương mại. Do lợi thế cùng trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại quan tâm tới sự phát triển chung của ngành và sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, khi điều kiện cho phép đã tạo thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội trong việc vay, trả cả về số lượng, lãi suất và thời hạn. Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy vậy, nguồn vốn này không ổn định vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng huy động của các ngân hàng thương mại, việc cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước và thời hạn cho vay của các ngân hàng.

Ngoài ra còn có nguồn vốn do địa phương cấp, điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác xóa đói giảm nghèo và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. Cụ thể: năm 2007 nguồn vốn này chiếm 3,38%; năm 2008 là 2,11%; năm 2009 là 0,2%; năm 2010 là 0,27% và năm 2011 là 0,22%.

Qua đó ta thấy rằng nguồn vốn do địa phương cấp có xu hướng giảm dần qua các năm, điều đó cho thấy ngâ sách địa phương ngày càng có nhiều khoản để chi trả.

Nguồn vốn khác bao gồm: nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán…Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo còn rất ít, bởi bản thân người nghèo không có dư tiền để gửi tiết kiệm, lao động dường như chỉ đủ nuôi sống bản thân nhưng với phương thức huy động này thì Ngân hàng chính sách xã hội muốn tạo cho người nghèo ý thức tiết kiệm để dành tiền trả nợ, giảm bớt phần nào sự rủi ro.

Cơ cấu trên thể hiện nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được hình thành như một quỹ tập trung, có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách nhà nước, quy mô phát triển nguồn vốn còn hạn hẹp. Trong thực tiễn hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội mới thực hiện cơ chế huy động vốn thị trường, nhưng do mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp nên việc huy động vốn còn rất nhiều hạn chế. Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian sinh ra để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi để thiết lập quỹ cho vay mới có tính bền vững, đương nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí. Tuy nhiên, đối với Ngân hàng chính sách xã hội những năm đầu hoạt động cần có sự tài trợ của nhà nước thông qua chính sách bù lỗ và tổ chức đầu tư theo chương trình chỉ định của nhà nước là cần thiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w