Thực trạng hoạt động cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 49)

chính sách xã hội huyện Quảng uyên.

Qua 8 năm hoạt động, công tác tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã có rất nhiều cố gắng bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo của Trung ương sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo nhằm đạt được hiệu quả đầu tư.

Phương thức cấp vốn cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tay người nghèo thông qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện công khai và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn, tổ tín chấp đứng ra để vay vốn cho người nghèo.

Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ hoàn toàn mới, đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện theo những quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghành, các cấp, có sự bình xét công khai từ tổ nhóm. Như

vậy, công tác cho vay muốn thực hiện được tốt thì phải thành lập được các tổ nhóm tại cơ sở ngay từ đầu, đặc bệt là viêc chọn, bầu tổ trưởng phải là người có năng lực, có trách nhiệm, có nhiệt huyết với người nghèo và có uy tín với nhân dân, đồng thời phải tạo được tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong tổ nhóm..

Thông qua những vấn đề nêu trên, ta thấy rằng nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo khác hẳn với các nghiệp vụ cho vay thông thường. Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu là xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy hộ nghèo sẽ được hưởng nhiều ưu đãi trong khi vay hơn là các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, về thời hạn, về thủ tục, về mức vốn tự có khi tham gia, về tín chấp…

Hiện nay, tín dụng đối với hộ nghèo được thực hiện nhiều nhất tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng với ba chương trình: cho vay hộ nghèo; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167 và cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chuyên đề sẽ tìm hiểu cụ thể ba chương trình này.

2.2.2.1. Cho vay hộ nghèo.

a. Phương thức, quy trình cho vay hộ nghèo

Phương thức cho vay: Ngân hàng sử dụng phương thức cho vay từng lần đối

với khoản vay này. Đó là mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích phương án sử dụng vốn của khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, mức lãi suất yêu cầu. Mỗi món vay tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau. Đối với cho vay hộ nghèo thì khách hàng không cần tài sản thế chấp.

Quy trình cho vay hộ nghèo

( 1)Hộ nghèo Tổ Hộ nghèo Tổ (7) (6) (8) ( 2 ) Tổ chức CT – XH cấp xã (3) (5) NHCSHX UBND cấp xã (4)

( 1 )- Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn theo mẫu 01/TD

( 2 )- Khi nhận được giấy đề nghi vay vốn của người vay, Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã họp bàn để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng chính sách, sau đó lập danh sách theo mẫu 03/TD để trình Ủy ban Nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại địa phương.

( 3 )- Sau khi nhận được xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng

( 4 )- Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban Nhân dân xã theo mẫu 04/TD

( 5 )- Ủy ban Nhân dân cấp xã sẽ thông báo cho tổ chức chính trị - xã hộ cấp xã ( 6 )- Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn ( 7 )- Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho các hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân

( 8 )- Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân đến hộ vay. Hồ sơ cho vay hộ nghèo

Dưới đây là các mẫu giấy tờ cần thiết khi hộ nghèo đến vay vốn tại Ngân hàng chính sách. Các hộ nghèo đến vay vốn cần nắm rõ các mẫu văn bản này để có thể làm thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng, không bị sai lệch và thiếu sót.Qua đây cũng thấy được các hình thức cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, từ đó mà các cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn cho các Tổ tiets kiệm và vay vốn, các hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác nắm rõ quy trình và thủ tục cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn kịp thời để đảm bảo kịp mùa vụ sản xuất kinh doanh.

Điều kiện vay vốn:

- Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban Nhân dân xã xác nhận theo danh sách.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, thị trấn theo chuẩn nghèo do Bộ lao động – thương binh và xã hội công bố theo từng thời kỳ.

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng chính sách xã hội.

- Hộ nghèo phải tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội.

- Tiêu chuẩn nghèo theo quy định của Pháp luật hiện hành, theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ban hành ngày 30/01/2011 của Thủ tương Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

+ Hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng ( từ 6.000.000đồng/người/năm ) trở xuống.

Trường hợp là hộ nghèo nhưng không được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng:

- Những hộ không còn sức lao động.

- Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những hộ nghèo mà chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.

- Những hộ nghèo không thuộc diện chính sách xã hội như người già cả, neo đơn,tàn tật, thiếu ăn do Nhà nước trợ cấp.

Mục đích sử dụng vốn vay và mức cho vay tối đa Mục đích sử dụng vốn vay:

- Đầu tư mua sắm vật tư, trang thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…công cụ lao động, chi phí đầu tư làm nghề thủ công, thanh toán cho việc cung ứng lao động, dịch vụ, chi phí nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.

- Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

- Cho vay hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng. Ngân hàng chính sách cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông, đang học tại các trường Cao đẳng, Đại học, và Trung học chuyên nghiệp.

Mức cho vay:

- Cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mức cho vay hộ nghèo tối đa là 30 triệu đồng/1 hộ.

- Mức cho vay đối với từng loại mục đích cụ thể như sau: + Cho vay sản xuất kinh doanh tối đa là 30 triệu đồng/1 hộ.

+ Cho vay sửa chữa nhà ở với mức cho vay tối đa là 3 triệu đông/1 hộ.

+ Cho vay chi phí lắp đặt điện thắp sáng mức cho vay tối đa là 1,5 triệu đồng/1 hộ.

+ Cho vay chi phí xây dựng, cải tạo công trình nươc sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/1 hộ.

Ngoài ra các hộ nghèo còn được hưởng các chính sách cho vay sau đây khi vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội:

- Được vay ưu đãi một lần với số tiền tối đa là 5 triệu đồng, lãi suất là 0% trong thời hạn 2 năm để nuôi giống gia súc, gia cầm hoặc giống thủy sản.

- Hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập cũng được vay ưu đãi một lần với số tiền tối đa 5 triệu đồng, lãi suất 0% trong thời hạn là 2 năm.

Thời hạn cho vay:

- Ngắn hạn: đến 12 tháng

- Trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

+ Mục đích sử dụng vốn vay.

+ Thời hạn thu hồi vốn của phương án kinh doanh, sản xuất. + Khả năng trả nợ của người vay.

+ Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Thu nợ gốc:

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức thu nợ gốc trực tiếp từng hộ vay tại điểm giao dịch: món vay ngắn hạn thu nợ gốc một lần khi đến hạn; món vay trung hạn thì phân kỳ trả nợ nhiều lần.

Thu lãi: có hai hình thức

Thu gốc đến đâu thì thu lãi đến đó và thu lãi định kỳ hàng tháng theo biên lai. Đối với khoản nợ trong hạn thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng trên số dư nợ: những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn; lãi thu được của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.

Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó: các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trươc thu lãi sau; số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát so với thực tế.

b. Thực trạng chương trình cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.

Dư nợ cho vay hộ nghèo.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay hộ nghèo từ 2009 – 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a 5.256 7.362 8.535 cho vay hộ nghèo thông thường 43.681 47.571 47.391

( nguồn: Báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách Quảng Uyên)

Nhìn chung, dư nợ cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở hai mảng là: cho vay hộ nghèo thông thường và cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a. Do cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a mới được triển khai trong 4 năm gần đây nên dư nợ cho vay hộ nghèo phần lớn thuộc mảng cho vay hộ nghèo thông thường. Dư nợ cho vay hộ nghèo thông thường chiếm khoảng 89,26% năm 2009, dư nợ cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a chiếm 10,74% tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay hộ nghèo thông thường giảm dần trong 2 năm tiếp theo. Năm 2010, tỷ lệ cho vay hộ nghèo thông thường là 86,66% đã giảm 2,6% so với năm 2009, năm 2011 là 86,74% giảm 2,52% so với 2009.Song tỷ lệ cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a của chính phủ lại tăng lên qua các năm, năm 2010 là 13,4% tăng 2,66% so với năm 2009, năm 2011 là 15,26% tăng 4,52% so với 2009. Nhìn chung, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc xóa đói giảm nghèo nên phòng giao dịch thường xuyên tham mưu cho ban lãnh đạo các cấp trên bố trí nguồn vốn phù hợp với thực trạng của địa phương trên cơ sở ưu tiên nguồn vốn đối với vùng nghèo, xã nghèo. Đặc biệt, Phòng giao dịch phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện nhận ủy thác xây dựng các dự án xóa đói giảm nghèo.

Qua phân tích trên cho thấy sự chênh lệch khá rõ nét giữa các chương trình trong chính sách cho vay hộ nghèo, nguyên nhân của sự khác biệt này là do theo chương trình 135 – Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cùng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ trong nhiều năm qua đã một phần tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên. Mặt khác, Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ chỉ mới được triển khai từ năm 2008 nên người dân chưa thực sự nắm rõ được chương trình dẫn đến hoạt động cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết 30a còn nhỏ lẻ, chưa thực sự phát huy hết khả năng hiện có của Ngân hàng. Để có tạo được mối liên hệ giữa người dân và Ngân hàng đòi hỏi phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần có nhiều biện pháp trong quá trình giao dịch, truyền đạt và hướng dẫn cụ thể đến người dân, các chương trình tín dụng nói chung và các chính sách mới của Chính phủ.

Hoạt động cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã có bước chuyển mới, thể hiện rõ nét:

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo 2010 và 2011

Đơn vị: hộ,%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Số hộ nghèo (hộ) 2.972 2.590

Số hộ được vay (hộ) 1.985 2.015

Số hộ thoát nghèo (hộ) 987 1.370

Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (%) 66,79 77,79

Tỷ lệ hộ thoát nghèo (%) 33,21 52,89

( nguồn: Báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách Quảng Uyên)

Dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2011 là 3.882 triệu đồng, số hộ thoát nghèo của huyện tăng dần trong các năm: năm 2010 số hộ thoát nghèo là 987, năm 2011 số hộ thoát nghèo của huyện là 1.370. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 từ 66,79% lên 77,79%, tỷ lệ hộ thoát nghèo cũng tăng từ năm 2010 đến năm 2011 ( từ 33,2% tăng lên 52,89% ), cho thấy hiệu quả của chương trình tín dụng đối với hộ nghèo của phòng giao dịch Ngân hàng chính sách huyện đang có chiều hướng tốt. Đạt được kết quả này còn có sự đóng góp của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, qua đó cho thấy sự quan tâm của toàn thể xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Tình hình nợ quá hạn:

Bảng 2.4. Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo.

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tổng nợ quá hạn 7.177 5.945

Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo 998 745

Nợ quá hạn khó đòi cho vay hộ nghèo 658 601

( Nguồn: Báo cáo quyết toán phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên)

Tình hình nợ quá hạn nhìn chung giảm dần qua các năm. Năm 2010, nợ quá hạn khó đòi cho vay hộ nghèo là 658 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 9,16% trong tổng nợ quá hạn và chiếm 65,9% trong tổng nợ quá hạn cho vay hộ nghèo.

Năm 2011, nợ khó đòi cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ là 10,1% so với tổng nợ quá hạn và chiếm 80,67% trong tổng nợ quá hạn cho vay hộ nghèo. Như vậy, tình hình nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 49)