sách xã hội huyện Quảng uyên.
Trong những năm qua, hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã triển khai chương trình Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 đạt 99.835 triệu đồng, tăng 4.313 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 4,52%. Trong năm đã cho 7.131 lượt hộ vay vốn và thu nợ 30.201 triệu đồng.
Cụ thể từng chương trình cho vay như sau:
- Cho vay hộ nghèo: 55.926 triệu đồng so với đầu năm, với 3882 hộ còn dư nợ, nợ quá hạn là 998 triệu đồng, nợ khoanh 347 triệu đồng.
- Cho vay giải quyết việc làm: 4.571 triệu đồng, tăng 400 triệu đồng so với đầu năm.
Bảng 2.7. Diễn biến dư nợ cho vay theo các chương trình của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên giai đoạn 2009 – 2011.
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chương Trình
Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Dư nợ Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) Dư nợ Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) I.Tổng dư nợ các chương trình 81.278 95.542 +14.264 +17,55 99.835 +4.293 +4,49 1.Cho vay Hộ nghèo 48.937 54.933 +5.996 +12,25 55.926 +993 +1,8 2.Cho vay
Giải quyết việc làm 4.020 4.171 +151 +3,75 4.571 +400 +9,59 3.Cho vay
Học sinh sinh viên 7.425 11.987 +4.562 +61,44 13.086 +1.099 +9,17 4.Cho vay
hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
19.086 20.306 +1.220 +61,43 21.805 +1.499 +7,385.Cho vay nước 5.Cho vay nước
sạch và vệ sinh môi
trường 500 + 500 800 +300 +60,0
6. Cho vay
Xuất khẩu lao động 1.004 800 -204 -20,32 499 -301 -37,63 7.Cho vay đối với
dân tộc thiểu số 310 405 +95 +30,65 460 +55 +13,58
8.Cho vay hộ nghèo
về nhà ở 496 2.440 +1.944 +391,9 2.688 +248 +10,16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên )
- Cho vay xuất khẩu lao động:Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội tập trung chỉ đạo cho vay vốn xuất khẩu lao động cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có vốn để đi xuất khẩu lao động, có việc làm tăng thêm thu nhập. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho vay 499 triệu đồng, giảm 301 triệu đồng so với đầu năm. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài không có việc làm phải về nước trước thời hạn, nên dư nợ nguồn vốn này giảm thấp so với đầu năm.
- Cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn: 21.805 triệu đồng, tăng 1.499 triệu đồng so với đầu năm.
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 800 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với đầu năm. Trong năm đã xây dựng được 382 công trình vệ sinh.
- Cho vay học sinh sinh viên: 13.086 triệu đồng, tăng 1.099 triệu đồng so với đầu năm.
- Cho vay đối với đối tượng là dân tộc thiểu số: 460 triệu đồng, tăng 55 triệu đồng so với đầu năm, với tốc độ phát triển là 13,58%.
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở: 2.688 triệu đồng, tăng 248 triệu đồng so với đầu năm. Với 11 hộ được hỗ trợ vay vốn của chương trình.
Thông qua việc vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, năm 2010 đã có hơn 1 nghìn hộ thoát nghèo. Xuất hiện nhiều hộ làm kinh tế giỏi như gia đình ông Nông Văn Đàn ở xóm Lũng Tao xã Hạnh Phúc,nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội gia đình ông đã mạnh dạn mua giống mía trồng, mỗi năm thu hoạch được hơn 90 tấn, thu nhập hàng năm hơn 90 triệu đồng. Gia đình ông Lăng Thế Toàn xóm Cốc Đán xã Quốc Phong,trước đây là hộ gần như nghèo nhất của xóm, nhưng nhờ có nguồn vốn ưu đãi gia đình ông đã từng bước tự chủ được kinh tế, hiện nay gia đình ông chăn nuôi 12 con lợn thịt, một năm hai lứa,thu nhập gia đình ông mỗi năm hơn 60 triệu đồng.
Qua đây ta cũng thấy rõ tầm quan trọng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối với người nghèo.
2.2.3.1. Cơ cấu vốn cho vay theo từng vùng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên.
Phát huy lợi thế mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, Ngân hàng chính sách xã hội huyện là tổ chức duy nhất trong thời gian qua thực hiện tót việc phân phối vốn và cho vay đều khắp tới các xã trên địa bàn. Nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của nhiều người dân nghèo, tạo điều kiện để những người dân nghèo được thụ hưởng chính sách ưu đãi, có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần thực hiện chính sách đoàn kết của Đảng.
Nguồn vốn tập trung đầu tư cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn như: Chí Thảo, Đoài Khôn, Hồng Quang, Hoàng Hải.
Bảng 2.8. Diễn biến dư nợ tại các xã, thị trấn giai đoạn 2009 – 2011.
Stt Xã, thị trấn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Dư nợ Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) Dư nợ Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) 1 Chí Thảo 905 1.072 +167 +18,45 1.919 +847 +79,0 2 Hồng Quang 1.021 1.283 +262 +25,66 1.379 +96 +7,48 3 Hoàng Hải 994 1.036 +42 +4,23 1.424 +388 +37,45 4 Hạnh Phúc 975 1.035 +60 +6,15 1.397 +362 +34,97 5 Hồng Định 990 1.118 +128 +12,93 1.289 +171 +15,3 6 Ngọc Động 997 1.044 +47 +4,71 1.278 +234 +22,41 7 Tự Do 1.023 1.225 +202 +19,74 1.442 +27 +17,71 8 Đoài Khôn 896 1.081 +185 +20,64 1.366 +285 +26,36 9 Phúc Sen 1.144 1.205 +61 +5,33 1.623 +418 +34,69 10 Đoài Khôn 906 1.054 +148 +16,33 1.334 +280 +26,56 11 Quốc Phong 983 1.207 +224 +22,78 1.548 +341 +28,25 12 Quảng Hưng 1.014 1.246 +232 +22,87 1.579 +333 +26,72 13 Cai Bộ 888 1.110 +222 +25 1.368 +258 +23,24 14 Quốc Dân 1.201 1.439 +238 +19,81 1.558 +119 +8,26 15 Bình Lăng 1.103 1.319 +216 +19,58 1.578 +259 +19,63 16 TT Quảng Uyên 1.517 1.661 +144 +9,49 1.987 +326 +19,62 17 Độc Lập 1.031 1.200 +169 +16,39 1.555 +355 +29,58
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng uyên ). 2.2.3.2. Công tác xã hội hóa trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.
Thực hiện xã hội hóa công tác cho vay vốn hộ nghèo thông qua việc xây dựng tổ, nhóm, kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của chính quyền kiểm tra, giám sát của các hội tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện dân chủ công khai trong công tác cho vay của ngân hàng thực sự đã đem lại kết quả to lớn.
Trong những năm qua,thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển các xã đặc biệt khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cả về trí lực và vật
lực rộng khắp ở các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội và từng cá nhân trong và ngoài nước. đồng thời có kế hoạch triển khai tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, làm cho chương trình xóa đói giảm nghèo không phải là trách nhiệm của một ngành, một cấp nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Có thể nói, đó chính là việc thực hiện xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo.
Bảng 2.9. Diễn biến dư nợ cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2009 – 2011.
Đơn vị: Triệu VNĐ,% Tình hình ủy thác cho
vay qua các hội đoàn thể
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Dư nợ Tăng so với
năm 2009 Dư nợ
Tăng so với năm 2010
Tổng số 21.125 32.484 +11.359 41.380 +8.896
1.Hội Cựu chiến binh 4.774 6.004 +1.230 9.775 +3.771
2.Hội Nông dân 4.895 7.526 +2.631 8.891 +1.365
3.Hội Phụ nữ 10.404 15.974 +5.570 18.029 +2.055
4.Đoàn thanh niên 1.052 2.980 +1.928 4.685 + 1.705
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên )
Quán triệt tư tưởng trên, trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác cho vay đối với hộ nghèo, thể hiện rõ trong quy trình nghiệp vụ cho vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải dựa trên cơ sở thiết lập các tổ vay vốn. Tổ vay vốn được thành lập được dựa trên cơ sở những hộ nghèo có cùng hoàn cảnh, sống gần nhau, cùng thôn xóm, có từ 5 đến 10 thành viên tự nguyện tham gia. Tổ có quy ước cộng đồng trách nhiệm về vay vốn, trả nợ ngân hàng, việc bình xét đối tượng vay vốn được thực hiện công khai, dân chủ trong nhân dân thông qua tổ nhóm, xét duyệt của ban giảm nghèo, và ủy ban nhân dân xã, phường, sự quan tâm của ban địa diện hội đồng quản trị - phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, sự giám sát của các hội đoàn thể.
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ và sự phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng các tổ vay vốn. Điển hình là hội Liên hiệp phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, đoàn Thanh niên các cấp đã cùng Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức xây dựng các tổ vay vốn của phụ nữ nghèo, tổ nông dân…Có thể nói hội Liên hiệp phụ nữ đã làm tốt vai trò của mình trong việc vận động các thành viên trong hội mạnh dạn vay vốn để làm ăn, vươn lên
thoát cảnh nghèo đói. Cụ thể, dư nợ cho vay thông qua hội Liên hiệp phụ nữ qua các năm luôn cao nhất, bình quân cao gấp 1,8 lần so với hội Cựu chiến binh và cao gấp 2 lần so với hội Nông dân, gấp 3,8 lần so với đoàn Thanh niên. Năm 2010, dư nợ tăng 5.570 triệu đồng, tốc độ tăng là 53,5%; năm 2011, dư nợ là 18.029 triệu đồng, tăng 2.055 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 12,9%. Điều đó cho thấy, phụ nữ ngày nay rất năng động, có vị trí quan trọng trong xã hội và góp phần to lớn vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Quốc gia. Đối lập với hội Liên hiệp phụ nữ là đoàn Thanh niên, được mệnh danh là thế hệ trẻ của đất nước nhưng đoàn Thanh niên lại không phát huy được sức mạnh và vai trò của mình, đây là vấn đề cần được xem xét lại.
Đến ngày 31/12/2011, toàn huyện có 214 tổ tiết kiệm và vay vốn với 10.121 hộ tham gia. Thông qua hoạt động của tổ vay vốn đã góp phần cùng ngân hàng đưa vốn vay trực tiếp đến tay người nghèo đúng đối tượng, thu nợ thu lãi đúng thời hạn, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Mô hình thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn có vị trí rất quan trọng, được xem như cánh tay kéo dài của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc chuyển tải vốn trực tiếp đến tay hộ nghèo. Tuy nhiên, thời kỳ đầu do khả năng tài chính còn hạn hẹp nên phần lớn các tổ vay vốn chưa được đào tạo nên hoạt động chỉ mang tính hình thức, chỉ nhóm họp khi vay vốn, tính cộng đồng trách nhiệm sử dụng vốn còn nhiều hạn chế.
Trong những năm qua công tác đào tạo tổ vay vốn đã được quan tâm đúng mức, kết quả đào tạo đã được đánh giá cao, tạo nhận thức sâu rộng về chính sách tín dụng đối với người nghèo, tăng thêm sự hiểu biết giữa ngân hàng với hộ nghèo, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, phát hiện những vướng mắc trong chính sách và cơ chế điều hành, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Như vậy có thể nói rằng, hoạt động tín dụng theo các dự án, tổ nhóm đã hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong việc cấp phát và thu hồi vốn, tiết kiệm được chi phí và bước đầu đã đem lại những kết quả đáng khích lệ thể hiện: Vốn đầu tư được bảo toàn và quay vòng vốn nhanh, giúp cho các hộ nông dân nghèo tăng thêm thu nhập, phát huy tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau, tự chủ vươn lên thoát cảnh nghèo đói, xây dựng cho người nông dân có ý thức kỷ luật tín dụng, nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác và sòng phẳng trong quan hệ tín dụng mà không cần phải thế chấp.
2.2.3.3. Những đổi mới trong công tác cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên.
Là một ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng ngay thời gian đầu Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã có nhiều cố gắng trong xây dựng chính sách và cơ chế nghiệp vụ sao cho phù hợp với thực tiễn. Phương châm là dành sự thuận lợi nhất cho người nghèo để họ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, mặt khác lại phải đảm bảo quản lý nguồn vốn tránh thất thoát và đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động không được lỗ theo yêu càu của Chính phủ. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã thực hiện được yêu cầu này, nguồn vốn, dư nợ tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu vốn của các hộ nghèo, các xã trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã không ngừng đổi mới các chính sách, cơ chế nghiệp vụ sao cho phù hợp với thực tế phát triển từng thời kỳ.
Bảng 2.10. Lãi suất cho vay hộ nghèo từ năm 2001 đến nay
Lãi suất cho vay hộ nghèo Từ 1/6/2001-31/12/2005 Từ 1/1/2006-30/6/2007 Từ 1/7/2007-nay Các xã vùng III, xã Đặc biệt khó khăn 0,45% 0,6% 0,65%
Các xã còn lại 0,5% 0,65% 0,65%
- Lãi suất cho vay: trong những năm qua lãi suất cho vay hộ nghèo liên tục
thay đổi theo chiều hướng giảm dần.
- Mức cho vay: mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo được điều chỉnh
tăng dần cho phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội và khả năng sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Thời kỳ đầu, do nguồn vốn còn hạn chế và để nhiều hộ nghèo được vay vốn, tập làm quen với việc sử dụng vốn vay nên quy định mức cho vay tối đa đối với mỗi hộ nghèo không quá 2,5 triệu đồng. Từ tháng 1/1998, hội đồng quản trị đã quyết định điều chỉnh mức cho vay tối đa lên 3 triệu đồng. Ngày 21/2/1999, qua kiểm tra nắm bắt tình hình thực tiễn và theo kiến nghị của các địa phương, Hội đồng quản trị quyết định nâng mức cho vay tối đa lên 5 triệu đồng đối với các hộ vay vốn để chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, sửa chữa chuồng trại…Nhưng dư nợ của loại cho vay này bằng 15% tổng dư nợ trên địa bàn của ngân hàng tỉnh, thành phố. Quyết định thực hiện hộ vay bổ sung đối với các hộ trước đây vay còn ít hay có nhu cầu vay thêm đến 3 triệu đồng.
Từ tháng 11/2001, riêng hộ chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, mua sắm công cụ, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, kinh doanh ngành nghề được vay đến 7 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, dư nợ loại này không quá 15% tổng dư nợ trên địa
bàn tỉnh thành phố. Đến năm 2007, mức cho vay đối với loại này đã được nâng lên là 30 triệu đồng/hộ ( bao gồm cả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, chi phí học tập cho con em học trường phổ thông ).
- Thời hạn cho vay: cho vay trung hạn tối đa đối với hộ nghèo ban đầu quy
định là 36 tháng, không phân biệt là vay ngắn hạn, trung hạn. Đến nay áp dụng thời hạn cho vay tối đa đối với loại này theo quy định chung của Thống đốc ngân hàng