trong Ngân hàng.
3.2.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có những chiến lược rõ ràng nhằm phòng ngừa rủi ro trong việc quản trị tín dụng. Chiến lược rõ ràng và chính xác sẽ dự báo trước cho Ngân hàng những biến động của thị trường, từ đó Ngân hàng có thể linh hoạt trong việc phòng ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm mục tiêu an toàn của tín dụng.
3.2.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng.
Những căn cứ để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp:
Dựa vào nguồn vốn của Ngân hàng để lựa chọn loại hình cho vay phù hợp và lựa chọn kỳ hạn đầu tư tốt nhất.
Ngân hàng cần có sự thống nhất các chính sách vĩ mô của Nhà nước với nhu cầu của thị trường.
Xây dựng thị trường mục tiêu của Ngân hàng, nguồn nhân lực có trình độ. Căn cứ vào phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do vậy, cần có những dự báo rõ ràng dựa tren sự phân tích chính xác.
3.2.3.3. Hạn chế và quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Cần phân loại nợ quá hạn, nợ có vấn đề theo các tiêu thức mà đã được quy định, từ đó phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết..
Trường hợp, người vay vốn có hoàn cảnh khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn có khả năng trả nợ thì Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ..
Nếu trường hợp mà do cán bộ Ngân hàng gây ra thì Ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường, đòi nợ. Bên cạnh đó cần củng cố nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên cũng như áp dụng tiến bộ của kỹ thuật vào các nghiệp vụ tín dụng.
3.2.3.4. Thẩm định tín dụng.
Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác phân tích và thẩm định tín dụng, xác định đúng mức độ rủi ro của tín dụng. Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay, đây là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của nguồn vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn một cách hiệu quả. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng thời gian và đầy đủ. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ vốn của Ngân hàng
từ huy động vốn đến cho vay, thu nợ. Quá trình phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng không chỉ có tác dụng trong công tác tái cấp vốn của Ngân hàng mà còn góp phần vào trong công tác quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, được thể hiện thông qua thủ tục cho vay không rườm rà, thái độ phục vụ tận tình và có trách nhiệm mặc dù có vay được hay không được vốn.
3.2.3.5. Nâng cao kiểm tra, kiểm soát trong nghiệp vụ tín dụng.
Bản thân Ngân hàng cần xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên.