Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội các cấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 71)

- Ngân hàng chính sách xã hội cấp trên cần chuyển nguồn vốn đầy đủ và kịp thời cho Ngân hàng chính sách xã hội ở các cấp dưới, nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Hoàn thiện cơ chế cho vay đồng bộ đối với hộ nghèo, đảm bảo hành lang pháp lý giúp cho các chi nhánh, các phòng giao dịch cho vay thuận lợi, đúng theo luật và mang lại hiệu quả cao.

- Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất như: vốn xây dựng trụ sở làm việc, máy vi tính, đặc biệt là nghiên cứu cung ứng các phần mềm tiện ích phục vụ giao dịch

thuận tiện, sớm kết nối mạng thanh toán trên toàn quốc để thực hiện các dịch vụ thanh toán nhằm tăng cường vốn trong thanh toán mở rộng quy mô hoạt động, tăng thu nhập, đảm bảo tài chính.

KẾT LUẬN

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên được thành lập và đi vào hoạt động hơn 8 năm nay đã góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, tạo nên một diện mạo mới cho địa phương, tỷ lệ hộ nghèo đã được giảm dần qua các năm. Các hộ nhờ được vay vốn đã tập trung sản suất vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của mình.

Được sự quan tâm của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, Ban giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên đã chỉ đạo tốt hoạt động của phòng giao dịch, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Số cán bộ của phòng giao dịch ít, trong khi đó số xã trong huyện lại khá nhiều với 17 xã và 01 thị trấn, nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo nhanh nhạy và sát sao của Ban giám đốc và sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ trong cơ quan, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Hoạt động cho vay được thực hiện phù hợp với từng xã, thể hiện ở các chương trình cho vay, nguồn vốn được phân bổ khá đều và hợp lý giữa các xã và giữa các tổ chức chính trị - xã hội. Chất lượng hoạt động của các Điểm giao dịch luôn được chú trọng, thực hiện đúng theo lịch trực đã quy định. Chất lượng cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch xã khá tốt và thuận lợi cho việc giao dịch.

Sự phối hợp hoạt động giữa phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện với các tổ chức chính trị - xã hội luôn diễn ra chặt chẽ và nghiêm túc.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Đó là vẫn chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, cơ chế cấp vốn cho hộ nghèo còn tiềm ẩn nhiều rủi ro…những hạn chế này lamg giảm hiệu quả hiệu quả hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên, cũng đồng nghĩa với việc làm giảm ý nghĩa chính sách tín dụng ưu đãi của của Nhà nước đối với các hộ nghèo.

Bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tín

dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – chi nhánh tỉnh Cao Bằng” đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục

những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với người nghèo trên địa bàn huyện Quảng Uyên.

Do còn hạn chế về sự hiểu biết và thời gian có hạn nên bài chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô, của các bạn quan tâm đến vấn đề này.

Em xin chân thành cảm ơn Th.s. Đặng Ngọc Biên, các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên, các anh chị nhân viên của Ngân hàng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xã hội của tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Uyên – tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 71)