Nguồn nhân lực của Công ty Hải Linh

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 37)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, con người là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Trình độ cũng như ý thức của người lao động tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc của họ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Là một công ty xuất khẩu đòi hỏi Hải Linh cần có một đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu có năng lực giúp Công ty tránh khỏi những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, từ khi mới thành lập đến nay công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đã chú trọng đến tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động từ lao động phổ thông đến lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí nhất định, tỉ lệ đội ngũ có chuyên môn cao các cử nhân kinh tế chuyên ngành số lượng còn ít, trình độ ngoại ngữ - yêu cầu công việc cơ bản của cán bộ đặc biệt cán bộ xuất nhập khẩu còn chưa cao. Đây chính là nhược điểm cần phải khắc phục của Công ty đảm bảo cho sự phát triển vững chắc trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THƯƠNG MẠI HẢI LINH GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

THƯƠNG MẠI HẢI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.1.1. Quy mô xuất khấu của Công ty Hải Linh giai đoạn 2009 – 2012

Giai đoạn 2009 – 2012 là giai đoạn chứng kiến sự tăng lên liên tục trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty Hải Linh.

Bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2009 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra vào năm 2008 làm nhu cầu xây dựng giảm, xu thế thắt chặt chi tiêu trở nên phổ biến ảnh hưởng mạnh đến cầu sản phẩm gỗ ván ép plywood trên thị trường thế giới nói chung. Khó khăn là vậy nhưng nhờ tìm kiếm và kí kết được một số hợp đồng với các đối tác đến từ Hàn Quốc là công ty TNHH thương mại Duo Back đã đảm bảo xuất khẩu cho Hải Linh trong giai đoạn đầu thành lập và đạt được một số kết quả ban đầu.

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ ván ép plywood giai đoạn 2009 – 2012

Hình 2.1 thể hiện quy mô xuất khẩu qua 4 năm hoạt động của công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh. Năm 2009, năm đầu tiên Công ty đi vào hoạt động kết thúc với tổng kim ngạch xuất khẩu là 151,119.49 USD. Sang năm 2010, con số này đã tăng lên gấp 17 lần so với năm 2009 đạt 2,656,407.95 USD, cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép plywood sang thị trường nước ngoài. Với ưu thế xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao làm từ các nguyên liệu gỗ quý như gỗ trám, keo, dầu đỏ,… cùng việc tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu đã làm kim ngạch xuất khẩu của Công ty không những không giảm trong giai đoạn kinh tế suy thoái mà còn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, Công ty đã kí kết thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu gỗ ván ép plywood lớn cho các khách hàng Nhật Bản như Sojitz Building Material Corporation, Yuasa Trade Corporation,... đẩy kim ngạch xuất khẩu năm 2011 của Công ty lên mức 3,203,538.19 USD tăng 20.59% so với năm 2010. Năm 2012, Công ty tiếp tục khai thác một số thị trường mới như Ấn Độ, Thái Lan, khu chế xuất Daisen Việt Nam đem lại những kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 12 năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hải Linh là 4,770,371.53 USD. Nếu như giai đoạn 2010 -2011 mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ là 20.59% thì giai đoạn 2011- 2012 con số này đã tăng lên là 48.94% - mức tăng lớn nhất trong xuất khẩu của Công ty Hải Linh từ năm 2009 đến năm 2012. Có thể nói, giai đoạn 2009 – 2012 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Hải Linh trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều yếu tố bất lợi Công ty vẫn xuất sắc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng qua các năm.

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Hải Linh

nhất là sản phẩm gỗ ván ép plywood chống mối mọt. Trong đó, sản phẩm này lại được chia làm 2 loại chính là sản phẩm loại A/B và sản phẩm loại B/C. Sự khác nhau giữa hai loại sản phẩm này phụ thuộc vào tính vững chắc của tấm lõi và chất lượng các tấm gỗ được sử dụng làm tấm mặt. Sản phẩm loại A/B là loại gỗ ván ép plywood có chất lượng cao, mặt gỗ phẳng chắc gồm một tấm mặt có chất lượng loại A và một tấm mặt có chất lượng loại B đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm loại B/C có chất lượng kém hơn.

Bảng 2.1: Giá thành sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 – 2012 (Đơn vị: USD/m3)

Năm Chủng loại

Loại A/B Loại B/C

2009 235 - 245 200 - 225

2010 250 - 260 220 - 230

2011 255- 265 230 - 235

2012 260 - 270 245- 250

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Về giá thành, theo Bảng 2.1, giá thành sản phẩm loại A/B luôn cao hơn hẳn so với sản phẩm loại B/C, chênh lệch ở mức từ 15 – 25 USD/m3. Năm 2009, nếu như giá cả sản phẩm loại A/B chỉ dạo động ở mức 235 – 245 USD/m3 thì sản phẩm loại B/C lại là 200 – 225 USD/m3. Một điểm nữa có thể nhận thấy là giá thành sản phẩm gỗ ván ép plywood của Hải Linh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2012, giá thành sản phẩm loại A/B là 260 – 270 USD/m3 trong khi con số này lần lượt là 250 – 260 USD/m3 và 255- 265 USD/m3 vào 2010 và 2011. Nguyên nhân của sư tăng giá này là do sự khan hiếm nguồn gỗ nguyên liệu cho sản xuất, ngành công nghiệp phụ trở ở Việt Nam chưa phát triển nguyên vật liệu cho sản xuất gỗ ván ép plywood đều phải nhập khẩu, chi phí xăng dầu, nhân công tăng,… buộc các nhà cung cấp gỗ ván ép cho Hải Linh phải tăng giá bán.

Về cơ cấu của hai loại sản phẩm A/B và B/C tính theo khối lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2012 của Hải Linh, dựa vào Bảng 2.2 và Hình 2.2 có thể thấy:

Thứ nhất, sản phẩm gỗ ván ép plywood loại B/C có khối lượng xuất khẩu lớn không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như ba tháng cuối năm 2009, tổng khối lượng xuất khẩu sản phẩm này chỉ là 498.574 m3 thì năm 2010 con số này đã tăng lên đến 9,039.52 m3 , đạt 11,272.14 m3 vào năm 2012. Xét về tỉ trọng sản phẩm này luôn có ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm loại A/B dao động ở mức 60 – 80 % tổng khối lượng xuất khẩu gỗ ván ép plywood của Công ty. Nguyên nhân là do sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đối sản phẩm có chất lượng ở mức trung bình phù hợp làm gỗ nguyên liệu cho sản xuất hàng đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ giá rẻ. Về cơ cấu sản phẩm theo kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm loại B/C vẫn là sản phẩm xuất khẩu chiến lược đem lại giá trị kinh tế cao. Năm 2009, sản phẩm này chiếm 82.74% cơ cấu kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010, 2011 và 2012 con số này lần lượt là 75.77%, 70.83%, 63.65%.

Thứ hai, sản phẩm loại A/B chiếm tỉ trọng ngày càng tăng lên trong cơ cấu sản phẩm gỗ ván ép plywood của Hải Linh tính theo khối lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 6,437.44 m3 tăng 61.35% so với năm 2011 và tăng 122.69% so với năm 2010. Về tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu, nếu như năm 2009 chỉ chiếm 19.38% xấp xỉ ¼ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm loại B/C thì năm 2012 cơ cấu sản phẩm này tính theo kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đến 38.07% xấp xỉ 2/3 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm loại B/C. Điều đó cho thấy được, sản phẩm loại A/B đem lại giá trị kinh tế cao và có quy mô xuất khẩu ngày càng lớn , trong tương lai đây sẽ là mặt hàng chủ lực của Công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh tính theo khối lượng xuất khẩu

giai đoạn 2009 – 2012 Sản phẩm 2009 2010 2011 2012 Khối lượng (m3) Tỉ trọng (%) Khối lượng (m3) Tỉ trọng (%) Khối lượng (m3) Tỉ trọng (%) Khối lượng (m3) Tỉ trọng (%) Loại A/B 104.004 17.26 2,890.69 24.23 3,989.71 29.17 6,437.44 36.35 Loại B/C 498.574 82.74 9,039.52 75.77 9,687.74 70.83 11,272.14 63.65 Tổng 602.578 100 11,930.21 100 13,677.45 100 17,709.58 100

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Hình 2.2: Cơ cấu sản phẩm gỗ ván ép plywood của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh theo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2012

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Hải Linh

Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, việc mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhận thực được điều đó, ngay từ khi mới thành lập đến nay Hải Linh không ngừng tìm kiếm thị trường mới, thiết lập quan hệ bạn hàng với các đối tác mới đến từ các quốc gia khác nhau. Nếu như năm 2009, sản phẩm gỗ ván ép plywood của Hải Linh mới có

mặt trên một thị trường duy nhất là Hàn Quốc thì đến năm 2010 sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang một thị trường tiềm năng nữa là Nhật Bản đưa kim ngạch xuất khẩu của Công ty lên mức 2,656,407.95 USD vào năm 2010 như đã phân tích ở Hình 2.1. Bước sang giai đoạn 2011 - 2012, chỉ trong vòng 2 năm thị trường xuất khẩu của Công ty liên tục được mở rộng với sự góp mặt của các nhà nhập khẩu mới đến từ các thị trường như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và khu chế xuất Daisen Việt Nam.

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNNH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Hình 2.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh năm 2011 (đơn vị: %)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNNH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

Hình 2.4: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh năm 2012 (đơn vị: %)

Hình 2.3 và 2.4 trình bày số liệu về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty năm 2011 và 2012. Năm 2011, thị trường xuất khẩu của Hải Linh gồm 3 thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Trong đó, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hải Linh đạt tỉ trọng 62%, sản phẩm xuất sang thị trường Nhật này chủ yếu cho hai tập đoàn là Sojitz và Yuasa, tiếp sau đó là Hàn Quốc 33% và Indonesia với 5%. Đến năm 2012, Nhật Bản vẫn chiễm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kim ngạch theo thị trường với tỉ trọng 47%, tiếp sau đó là Hàn Quốc với 25%, Indonesia với 9%. Các thị trường mới của Hải Linh là Ấn Độ, Thái Lan, Khu chế xuất Daisen Việt Nam có tỉ trọng lần lượt là 8%, 7% và 4%. Điều đó thể hiện, bên cạnh mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới Công ty vẫn luôn coi Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường xuất khẩu chiến lược của mình.

Tuy nhiên, xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ ván ép của Hải Linh ở hai thị trường lớn nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc ở Bảng 2.3, mức tăng trưởng hai năm có tăng nhưng tăng không cao chưa tương xứng với tiềm năng của hai thị trường. Năm 2012 so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mới tăng 13.39%,về giá trị tuyệt đối là 265,756.012 USD. Thị trường Hàn Quốc có mức tăng là 15.32% về giá trị tuyệt đối là 160,464.754 USD. Con số này cho ta thấy được thị trường xuất khẩu của Hải Linh mới chỉ mở rộng theo chiều rộng, chưa mở rộng theo chiều sâu do những hoạt động xúc tiến sản phẩm chưa được chú trọng đầu tư.

Bảng 2.3: Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Hải Linh ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2012

Quốc gia Nhật Bản Hàn Quốc

Kim ngạch xuất khẩu (USD) 201 1 1,983,951.201 1,046,916.28 201 2 2,249,707.214 1,207,381.034 Mức tăng (USD) 265,756.012 160,464.754 Tăng trưởng (%) 13.39 15.32

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty TNNH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh

2.1.4. Phương thức xuất khẩu của Công ty Hải Linh

Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh thực hiện hai phương thức xuất khẩu chính là xuất nhập trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Trong xuất khẩu trực tiếp, lợi nhuận được tạo ra thông qua việc Công ty trực tiếp tìm kiếm, đàm phán, kí kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Phương thức này không chỉ góp phần giúp Hải Linh hiểu rõ hơn về đối tác của mình mà còn nắm bắt kịp thời biến động trên thị trường quốc gia nhập khẩu. Chính vì vậy, đây là phương thức xuất khẩu chính chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ ván ép của công ty Hải Linh. Hình thức thứ hai là xuất khẩu ủy thác, ở phương thức này Công ty đóng vai trò là người trung gian thay mặt cho doanh nghiệp sản xuất kí kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Hiện nay, phương thức xuất khẩu ủy thác chỉ được thực hiện ở quy mô nhỏ, tính từ năm 2011 đến nay Công ty mới chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu ủy thác cho một doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép plywood duy nhất là công ty TNHH Hải Nam. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu của Hải Linh theo phương thức xuất khẩu, từ Bảng 2.4 có thể nhận thấy, giai đoạn 2009 – 2012, hoạt động kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của Hải Linh là xuất khẩu trực tiếp gỗ ván ép ra thị trường nước ngoài. Năm 2009 và 2010, là một doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín cao do đó hình thức xuất khẩu ủy thác chưa được thực hiện, 100% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến năm 2011 và 2012, Công ty kí kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với công ty TNHH Hải Nam đẩy quy mô xuất khẩu tăng lên, năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,203,538.19 USD trong đó hoạt động xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng 4.7%. Đến năm 2012 con số này

là 7.85%. Với uy tín ngày càng được khẳng định với các nhà sản xuất trong nước cũng như nhà nhập khẩu nước ngoài, hoạt động xuất khẩu ủy thác của Công ty cũng vì thế mà có điều kiện mở rộng và phát triển đem lại nguồn thu từ phí ủy thác. Thông thường, mức phí ủy thác được Hải Linh áp dụng cho Hải Nam ở mức tối thiểu 0.3% giá trị hợp đồng.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh giai đoạn 2009 - 2012

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Hải Linh đến năm 2015 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w